Da bị vàng là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024

Nhiều người bệnh có biểu hiện vàng da kèm theo vàng cả niêm mạc, kết mạc mắt. Chính vì vậy, biểu hiện của vàng da là tình trạng da và kết mạc mắt có màu vàng, do nồng độ Bilirubin trong máu tăng cao.

Có nhiều nguyên nhân ra tình trạng này, màu vàng thường xuất hiện ở kết mạc mắt đầu tiên và mức độ vàng da phụ thuộc vào nồng độ Bilirubin trong máu. Đây là do nguyên nhân rối loạn chuyển hóa trong cơ thể và khi có bất cứ rối loạn nào làm Bilirubin tích tụ trong máu thì đều có thể gây ra vàng da, vàng mắt.

Người ta thường chia ra 4 nhóm nguyên nhân gây vàng da bao gồm: Nhóm liên quan đến hồng cầu; nhóm liên quan đến tế bào gan; nhóm liên quan đến các ống mật nhỏ trong gan; nhóm liên quan đến ống mật chung ngoài gan.

- Đối với nhóm bệnh liên quan đến hồng cầu hay còn gọi là vàng da trước gan:

Đây là tình trạng hồng cầu bị tăng tốc độ phá hủy do bệnh lý khiến Bilirubin được sản xuất quá mức so với bình thường và lưu hành trong máu. Điều này sẽ khiến các tế bào gan không kịp chuyển hóa lượng lớn Bilirubin này, gây ra sự tồn đọng Bilirubin trong máu dẫn đến vàng da.

Nhiều nghiên cứu ghi nhận bệnh lý phá hủy hồng cầu gồm có: Bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh Ghalassemia, bệnh thiếu men Gteeslucose 6 - Phosphate Dehydrogenase, hội chứng tăng ure máu tán huyết, bệnh sốt rét hoặc tụ máu ở mô.

Da bị vàng là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024

Có nhiêu nguyên nhân dẫn đến bệnh vàng da.

- Đối với nhóm bệnh liên quan đến tế bào gan hay còn gọi là vàng da tại gan:

Nhóm bệnh lý này hay gặp nhất ở người lớn do tế bào gan bị ảnh hưởng và không thu nhận được Bilirubin, bị đào thải và cuối cùng là ứ đọng trong máu. Khi các tế bào gan bị hủy hoại hoặc giảm số lượng cũng có thể là nguyên nhân tại gan gây tăng nồng độ Bilirubin trong máu.

Các ghi nhận cho thấy nhóm bệnh liên quan đến tế bào gan hay gặp nhất là tình trạng viêm gan cấp do virus, vi khuẩn hoặc rượu, thuốc, bệnh tự miễn khiến cho tế bào gan bị hủy hoại.

Sau đó là tình trạng xơ gan cũng hay gặp ở nhóm bệnh lý này. Nguyên nhân chính gây xơ gan là viêm gan B, C mạn tính, tổn thương gan do rượu hoặc viêm gan tự miễn. Ngoài ra, ung thư di căn vào gan cũng cần được nghĩ đến và xếp vào nhóm nguyên nhân này. Ngoài ra, một số hội chứng di truyền hiếm gặp sau sinh nhưng cũng có thể gây ra vàng da như hội chứng Crigler - Najjar, hội chứng Dubin - Johnson và Rotor.

- Đối với nhóm bệnh liên quan đến ống mật chủ hay còn gọi là vàng da sau gan:

Tại mật, dịch mật chứa Bilirubin sẽ được dẫn từ các ống dẫn mật nhỏ trong gan về ống mật chủ, nếu ống mật chủ hẹp hoặc bị nghẽn thì dịch mật sẽ tràn vào máu gây ra vàng da. Chính vì vậy, sỏi mật hình thành ở túi mật không gây ảnh hưởng gì, nhưng nếu sỏi mật thoát ra khỏi túi mật và kẹt ở ống mật chủ sẽ làm dịch mật không thể vào ruột và thẩm thấu vào máu gây ra vàng da.

Tình trạng viêm tụy cấp, ung thư đầu tụy cũng có thể là nguyên nhân gây vàng da, vì ung thư đầu tụy gây ra tắc dòng chảy của dịch mật. Viêm tụy cấp gây phù nề dẫn tới tắc dòng chảy của dịch mật cũng sẽ gây vàng da.

Người ta còn thấy hẹp đường dẫn mật do biến chứng tạo xơ của viêm gây hẹp tắc đường dẫn mật, dẫn tới vàng da hoặc ung thư túi mật phát triển gây tắc ống mật chủ cũng khiến vàng da.

Da bị vàng là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024

Một số bệnh có thể được phát hiện sớm thông qua triệu chứng vàng da. Ảnh minh hoạ.

- Đối với nhóm bệnh vàng da do thuốc:

Khi điều trị bệnh một số thuốc cũng có thể gây vàng da ứ mật hoặc vàng da do viêm gan. Thuốc gây viêm đường dẫn mật cũng dẫn tới tắc mật, vàng da và thuốc gây trở ngại trong quá trình chuyển hóa trong tế bào gan và đường mật, bài tiết mật qua đường ruột cũng gây nên triệu chứng vàng da, do các thành phần của mật có Bilirubin bị ứ lại trong cơ thể.

Cần làm gì khi nghi bị vàng da?

Nhiều người bệnh thường băn khoăn vàng da có đáng lo không và tôi phải làm gì?

Khi thấy có biểu hiện bất thường vàng da đừng quá lo lắng, việc đầu tiên phải đến khám và theo dõi ở các cơ sở y tế. Nhưng do đặc trưng người Việt Nam là người da vàng, nếu mức độ vàng da nhẹ cũng khá khó khăn trong việc phát hiện.

Chính vì vậy, không quá lo lắng mà hãy đến cơ sở y tế để được đánh giá kỹ hơn tình trạng vàng da và làm các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân.

Tóm lại: Vàng da, vàng mắt là một triệu chứng quan trọng trong nhiều bệnh, liên quan nhiều đến các bệnh lý về hồng cầu, gan, mật hoặc một số tác hại của thuốc với nhiều mức độ và bệnh cảnh từ nhẹ đến đặc biệt nghiêm trọng. Một số bệnh có thể được phát hiện sớm thông qua triệu chứng vàng da và có thể chữa khỏi hoàn toàn. Vì vậy, nếu phát hiện bất thường, nghi ngờ vàng da cần đi khám sớm để được các bác sĩ tư vấn, đánh giá và xem xét điều trị.

Vàng da là biểu hiện bệnh gì?

Vàng da ở người lớn cũng có thể do bệnh tan máu bẩm sinh, bệnh tự miễn, bệnh tan máu do lạnh, bệnh Cooley hoặc mắc bệnh sốt rét, sốt vàng da, chảy máu (Leptospira) cũng là những nguyên nhân khiến người trưởng thành có dấu hiệu vàng da.

Vàng da ở người lớn nên ăn gì?

Dưới đây là những thực phẩm hữu ích nhất cho người mắc chứng vàng da:.

Nước ép củ cải. Mỗi ngày uống 2-3 ly nước ép củ cải sẽ giúp bạn giảm đáng kể triệu chứng vàng da. ... .

Hạt rau mùi. ... .

Lúa mạch. ... .

Nước ép cà chua. ... .

Lá húng quế ... .

Nước ép chanh. ... .

Dứa. ... .

Nước mía..

Ăn gì để bé không bị vàng da?

Có một số loại thực phẩm mẹ nên ăn nhiều dưới đây..

Uống nhiều nước. Giữ hydrat hóa tốt trong cơ thể của bạn sẽ giúp con nhỏ của bạn chiến đấu với bệnh vàng da tốt. ... .

Thức ăn nguyên hạt và nhiều chất xơ ... .

Trà xanh hoặc trà thảo dược và cà phê ... .

Trái cây khô, rau mầm và các loại đậu. ... .

Chế độ ăn uống bổ sung protein. ... .

Rau quả tươi..

Vàng da do sữa mẹ kéo dài bao lâu?

Bé có thể bị vàng da do sữa mẹ. Bạn có thể hâm nóng sữa mẹ đến khi sủi tăm, để nguội và cho bé bú. Nếu vàng da chỉ do sữa mẹ thì sau 2 ngày uống sữa mẹ hâm nóng bé sẽ hết vàng da.