Dạ dày nên ăn uống như thế nào năm 2024

Bệnh đau dạ dầy [stomachage] được xem như một loại bệnh khó chữa, và người bệnh đau dạ dầy có thể xin hưởng trợ cấp tiền người tàn phế [disability benefit], nói như thế cho các bạn thấy căn bệnh đau dạ dầy rất khó chữa, đau đớn khó chịu vô cùng nhất là cho những người hay ăn nhậu vô chừng.

Dạ dầy chúng ta chỉ có một duy nhất, vậy mà đa số chúng ta lại thường bỏ quên không biết thương lấy nó, dạ dầy là một bộ phận trung thành làm việc không hề biết mệt mỏi từ lúc chúng ta lọt lòng cho tới mãi tận khi nhắm mắt, vậy hà cớ chi chúng ta lại hành hạ dạ dầy chúng ta như thế.

Sao lại bảo là hành hạ chứ? Thật vậy, bởi các bạn có ăn khuya không, các bạn có đôi khi ăn quá độ, hoặc tham ăn hoặc ăn thêm ăn dặm mặc dù bao tử chúng ta đã quá....no! Đôi khi lại bỏ đói dạ dầy cho tiết ra nhiều chất acid...chơi! Cho dạ dầy các bạn đau...chơi! Không thương tiếc vậy đó. Đây chính những hành động "hành hạ" dạ dầy trung thành chúng ta các bạn. Người bị đau dạ dầy không được ăn uống tùy tiện nếu không bệnh sẽ nặng hơn khiến dạ dầy bị đau nhiều hơn. Các bạn có thể hoàn toàn loại bỏ các triệu chứng này bằng cách tuân thủ các qui tắc cơ bản trong khâu ăn uống.

Vậy câu hỏi đặt ra là: Đau bao tử nên ăn gì và ăn như thế nào? Những năm gần đây do tiến bộ trong y khoa, bệnh đau bao tử được điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, ngoài việc dùng thuốc chế độ ăn cũng quyết định kết quả điều trị và giúp bệnh đau bao tử không bị tái phát. Gánh nặng của niêm mạc bao tử [mucosal stomach]: bắt đầu từ một đợt đau cấp tính, có thể do nhiễm vi khuẩn HP [helicobacter pylori] hoặc ngộ độc thức ăn và các thuốc kháng sinh được coi là yếu tố quan trọng làm việc tăng lực tấn công lên hàng rào bảo vệ niêm mạc bao tử. Vì thế, niêm mạc bao tử có thể bị trượt, sung huyết thậm chí xuất hiện ổ loét. Tùy vị trí nhiễm trùng hoặc loét khác nhau ra sao mà có các tên gọi nhiễm trùng bao tử, bờ cong nhỏ, hoặc loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, nhiễm trùng tá tràng.... Nếu không chữa trị kịp thời dứt điểm, niêm mạc dạ dầy dễ bị tổn thương nặng nề dẫn đến hệ quả tất yếu bệnh nhân bị nhiễm trùng loét mãn tính. Người bệnh phải chung sống với cảm giác đau đớn khi công việc căng thẳng, lo lắng buồn phiền, tức giận hoặc sợ hãi, nhất là khi ăn uống thất thường, không đúng bữa hoặc không được nghỉ ngơi. Hơn nữa, thói quen người bệnh uống kháng sinh, khi thấy đỡ lại dừng, nhưng triệu chứng giảm không có nghĩa bao tử hoàn toàn bình phục. Trong khi đó, ngày nào cũng phải tiếp xúc với từng ấy thức ăn, chất kích thích, thậm chí đồ nhiễm khuẩn, niêm mặc bao tử có thể lại kích ứng tái phát nhiễm trùng bất cứ lúc nào. Điều này giải thích tại sao bệnh đau bao tử cứ hay tái phát đi phát lai là thế.

QUI TẮC ĂN UỐNG TRONG BỆNH ĐAU BAO TỬ

Bệnh đau bao tử có liên quan tới chế độ ăn uống, do đó các bạn nên lưu ý việc ăn uống đối với người mắc bệnh đau bao tử này cũng quan trọng như việc chữa trị bệnh từ các bác sĩ. Vậy rốt cuộc nên ăn gì và nên kiêng ăn gì?

- Ăn uống điều độ: Nghiên cứu cho thấy, ăn uống điều độ đúng giờ, có định lượng sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, hỗ trợ bài tiết tuyến tiêu hóa [digestive glands]. Người bệnh đau bao tử cần tránh ăn các thực phẩm ngâm muối. Trong các thực phẩm ngâm muối như dưa, cà muối, mắm, cá khô... chứa nhiều muối nitrat cũng làm cho dạ dầy "vất vả" hơn trong lúc tiêu hóa thức ăn. Hơn nữa, chúng còn chứa một số chất gây ung thư [chẳng hạn dưa muối chua chứa nitric gây ung thư] nên các bạn càng không nên ăn. - Đúng giờ, chất lượng bữa ăn: Các bạn cần ăn đầy đủ 3 bữa/ngày và ăn đúng giờ, cho dù đói hay không đói. Tuyệt đối không được để dạ dầy quá đói hoặc quá no, vì khi đó các acid trong bao tử sẽ tiết ra nhiều, gây ảnh hưởng đến hoạt động hệ tiêu hóa. - Ăn nhai chậm kỹ để giảm bớt gánh nặng cho bao tử: Khi các bạn nhai kỹ, nước bọt cũng sẽ tiết ra nhiều hơn. Điều này rắt có lợi cho việc bảo vệ sức khỏe niêm mạc bao tử. - Ăn ít thực phẩm chiên xào: Do các loại đồ ăn này không dễ tiêu hóa nên có thể làm gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Ăn nhiều có thể khiến máu nhiễm mỡ cholesterol, trigryceride tăng cao không tốt cho sức khỏe lắm đâu. Người đau bao tử không nên ăn nhiều đồ chiên, xào là vì thế. - Hạn chế đồ ăn sống, lạnh: Đồ ăn uống, lạnh và kích thích mạnh có tác dụng kích thích khá mạnh đối với niêm mạc đường tiêu hóa, nhất là niêm mạc dạ dầy nên dễ gây tiêu chảy hoặc nhiễm trùng bao tử. - Tránh các chất kích thích: Tuyệt đối không được hút thuốc lá bởi vì hút thuốc khiến mạch máu trong đó có mạch máu hệ tiêu hóa bị co lại, ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho tế bào thành dạ dầy, khiến cho sức đề kháng niêm mạc bao tử giảm thiểu đi rất nhiều. Các bạn cũng nên uống ít rượu, bia ăn ít các món cay như ớt, hạt tiêu.. để bảo vệ bao tử. - Bổ sung vitamin C: Vitamin C có tác dụng bảo vệ dạ dầy nếu tiêu thụ trong mức cho phép. Duy trì hàm lượng vitamin C bình thường trong bao tử có thể phát huy hiệu quả chức năng bao tử và tăng cường sức đề kháng cho bao tử. Các bạn nên bổ sung vitamin C từ các loại rau củ quả. - Uống nước đúng cách: Thời điểm uống nước tốt nhất lúc ngủ dậy vào sáng sớm và một giờ trước bữa ăn. Uống nước ngay sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị dạ dầy, càng dễ gây ra chứng đau bao tử. Uống quá nhiều nước canh cũng ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn trong và sau mỗi bữa ăn. Người bệnh đau bao tử nên uống nước vào lúc sáng sớm. - Cuối cùng chú ý giữ ấm vùng bụng :Vùng bụng sau khi bị lạnh sẽ khiến chức năng bao tử kém đi. Vì thế, người bị bệnh đau bao tử càng nên chú ý giữ ấm cơ thể nhất là vùng bụng, đừng để bị nhiễm lạnh.

NHỮNG THỰC PHẨM HÀNG ĐẦU CHO NGƯỜI BỆNH ĐAU BAO TỬ

Chuối: Chuối thực phẩm hàng đầu thân thiết đối với bao tử, chuối có khả năng trung hòa hàm lượng acid vượt ngưỡng cho phép trong dịch bao tử và giảm nguy cơ nhiễm trùng sưng tấy đường ruột. Ngoài ra, thành phần trong chuối có kali giúp giảm huyết áp, khống chế lượng natri gây tăng huyết áp và làm tổn hại mạch máu. Đặc biệt chất pectin tìm thấy trong chuối dạng chất xơ hòa tan có lợi với người bị rối loạn đường tiêu hóa mắc các chứng táo bón và tiêu chảy.

Táo: Giống như chuối, táo nguồn dồi dào chứa pectin có thể thúc đẩy sự hoạt động bao tử và đường ruột, giúp cho quá trình bài tiết thuận lợi hơn, cũng rất hữu ích với người táo bón nữa. Để hệ tiêu hóa phải làm việc quá tải khi chống chọi với các cơn đau bao tử, các bạn có thể làm sinh tố hoặc các món mứt táo ưa thích nếu muốn.

Đu đủ: Cũng một loại quả thân thiện với dạ dầy, ăn đu đủ thường xuyên kích thích hệ tiêu hóa, giảm bớt các triệu chứng khó tiêu hoặc điều trị táo bón hiệu quả. Enzyme papain và chymopapain trong đu đủ giúp xoa dịu bao tử bằng cách thúc đẩy sản sinh các acidic lành mạnh.

Gừng : Cũng là một phương thuốc đơn giản nhất để điều trị tình trạng đau bao tử, đầy hơi, khó tiêu. Các bạn có thể dùng gừng trực tiếp bằng miếng gừng tươi hay thêm gừng trong các tách trà nóng cũng đem lại hiệu quả không kém.

Cơm trắng: Nếu bao tử các bạn có vấn đề , các thực phẩm giàu chất xơ như gạo, bánh mì nướng, khoai tây luộc sẽ giúp cải thiện tình hình. Các thực phẩm này còn giúp giảm bớt hiện tượng tiêu chảy vì chúng hấp thu chất lỏng trong bao tử và tiêu thụ lượng chất xơ cần thiết đào thải ra ngoài.

Nghệ Mật Ong : là khả năng làm giảm hàm lượng axit có trong dịch vị, Làm tăng co bóp túi mật, hỗ trợ tiêu hóa nhưng không làm tăng tiết axit dịch vị dạ dày.Uống tinh bột nghệ mật ong có tác dụng hàn gắn vết thương, giúp vết lở loét dạ dày mau liền. Giảm đau do viêm loét gây ra.

Sữa chua: Trong sữa chua có thành phần giúp tăng lượng vi sinh tốt bên trong thành ruột các bạn, hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm bớt triệu chứng khó chịu trong bụng. Các sản phẩm sữa chua nguyên chất, ít hoặc không đường sẽ tốt cho bao tử hơn các sản phẩm sữa chua nhiều hương liệu và bổ sung nhiều thành phần khác. Ngoài ra, rau thì là có chứa chất anenthole, giúp kích thích hệ bài tiết đẩy mạnh sự tiêu hóa. Thì là cũng chứa nhiều acid aspartic, có tác dụng như một chất chống đầy hơi. Bạc hà được sử dụng như liệu pháp điều trị cho chứng dầy hơi, khó tiêu, ợ chua, đau bụng. Bạc hà cũng có thể kích thích cảm giác ăn ngon miệng cho các bạn nữa và chữa trị chứng buồn nôn cũng như chứng nhức đầu kinh niên.

Thực phẩm thô: Ăn nhiều thực phẩm thô giải pháp chính trong chế độ dinh dưỡng đối với người bị rối loạn tiêu hóa, các chứng bệnh về bao tử. Thực phẩm thô hay các loại hạt toàn phần bao gồm gạo lức, nếp lức, bắp, các loại đậu, một số hạt có chất béo như mè, đậu phọng, hạt điều, hạt bí còn nguyên lớp màng bên ngoài. Ngoài ra thực phẩm thô có nhiều chất chống oxy hóa quan trọng bảo vệ lớp màng tế bào ở thành trong bao tử.

Trên đây những kinh nghiệm chia sẻ thông tin các bạn lỡ có bị bệnh đau bao tử hãy nên nghe theo lời hướng dẫn của bác sĩ để việc điều trị có hiệu quả mau lành bệnh hơn nhé.

Nên ăn gì để tốt cho dạ dày?

Nếu bạn gặp các vấn đề về dạ dày thì những thứ bạn ăn sẽ quyết định giúp dạ dày khỏe lên hay yếu đi..

Táo, hành tây và cần tây. ... .

Cải xanh. ... .

Tỏi. ... .

Trà xanh. ... .

Sữa chua. ... .

Hạt, ngũ cốc nguyên hạt, và các loại đậu. ... .

Rau lá xanh đậm và rau biển. ... .

Thực phẩm chứa chất béo và protein lành mạnh..

Uống nước gì để giảm cơn đau dạ dày?

Đau dạ dày uống gì để an toàn và giúp giảm đau nhanh chóng.

Uống nước ấm làm nóng bụng..

Nước gừng..

Một ly sữa ấm..

Nghệ và mật ong..

Nước muối..

Trà hoa cúc..

Nước ép lá bạc hà.

Một số loại đồ uống nên tránh khi bị đau dạ dày..

Tại sao đau dạ dày không nên ăn cháo?

Bởi vì uống cháo có thể dễ dàng làm cho chứng ợ nóng và các triệu chứng trào ngược axit tồi tệ hơn. Ngoài ra, cháo là một loại thực phẩm bán lỏng, có nhiều khả năng gây trào ngược dạ dày thực quản.

Viêm loét dạ dày tá tràng không nên ăn gì?

Kiêng ăn quá nhiều gia vị chua, cay, nóng như giấm, chanh, ớt, tiêu, gừng, riềng; các loại thịt quay, thịt muối, nước luộc thịt, các món sốt, xào có nhiều gia vị. Tránh các loại thức ăn gây cọ xát làm tổn thương niêm mạc: rau già nhiều xơ [mướp, rau bí đỏ, đậu quả, rau muống, bắp cải, măng khô...].

Chủ Đề