Đặc điểm tâm lý chung của bị can ở giai đoạn hỏi cung như thế nào?

mà điều tra viên không quan tâm hay không quan trọng. Do đó, điều tra viên có thể có những hành động hay cử chỉ làm cho bị can sợ sệt, hẫng hụt hay tỏ rangang bướng trong buổi hỏi cung. Ngược lại, nếu điều tra viên nhận được thông tin mà mình mong muốn, thì thường có thái độ hài lòng, thoả mãn. Nếu bị cannhận thấy được thái độ này của điều tra viên, thì họ sẽ có sự tính tốn trong lời khai nhằm dẫn dắt tư duy của điều tra viên. Do vậy, trong hoạt động hỏi cung bịcan, điều tra viên tuyệt đối không để lộ thái độ của mình cho bị can nhận thấy. - Điều tra viên có tâm thế khai thác thơng tin buộc tội bị can. Điều tra viênthường có tâm thế này là do: + Bị can là người đã bị cơ quan điều tra khởi tố. Việc làm này của cơquan điều tra là có cơ sở. Bởi vậy, điều tra viên thường có ý nghĩ rằng hỏi cung bị can là hỏi cung người có tội.+ Khi hỏi cung bị can, giữa điều tra viên và bị can có sự trái ngược nhau về quyền lợi và vị thế. Điều tra viên là đại diện của pháp luật, có trách nhiệmchứng minh tội phạm. Còn bị can lại thường có thái độ che giấu hành vi phạm tội của mình. Xuất phát từ cơ sở đó, điều tra viên thường hay có tâm thế hướngvào việc khai thác những thơng tin buộc tội bị can. Do đó, những thơng tin có ý nghĩa giảm nhẹ trách nhiệm của bị can thường ít được điều tra viên quan tâm.

1.2. Đặc điểm tâm lý của bị can

Theo Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự thì “Bị can là người đã bị khởi tố về mặt hình sự”. Đó là những người có hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại đếnkhách thể nào đó được pháp luật hình sự bảo vệ, bị cơ quan điều tra khởi tố và áp dụng biện pháp ngăn chặn cần thiết để tiến hành điều tra. Tuy nhiên, bị cancũng là con người cụ thể với những đặc điểm tâm lý nhất định. Và những đặc điểm tâm lý này cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Những yếu tố chi phốitới đặc điểm tâm lý của bị can gồm: - Tính chất của hành vi phạm tội. Hành vi phạm tội của bị can thường đểlại hậu quả nhất định. Hành vi phạm tội của bị can xâm hại đến khách thể nào, với lỗi cố ý hay vô ý, …đều được ghi dấu trong tâm lý cũng như ảnh hưởng đến16thái độ, trạng thái tâm lý của họ. Bị can sẽ thành khẩn khai báo nếu họ phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, với lỗi vơ ý, khung hình phạt thấp,…vì họ nhận thức được rằng họ có cơ hội được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Ngược lại, nếu bị can thực hiện tội phạm với lỗi cố ý, hành vi phạm tội gâyhậu quả nghiêm trọng,…thì bị can sẽ ngoan cố, nhất định không chịu khai báo. Thực tế cho thấy, hỏi cung bị can trong các vụ án buôn bán, tàng trữ trái phépchất ma tuý thường gặp khó khăn. Bởi vì, khung hình phạt của loại tội này rất nghiêm khắc nên bị can thường khai báo ngoan cố, nhỏ giọt. Ví dụ, trong vụ ánbị can Trịnh Nguyên Thuỷ và đồng bọn phạm tội sản xuất và buôn bán trái phép chất ma t thì nếu tính cả giai đoạn thứ nhất của vụ án, thì đây đã là ngày thứmấy trăm các anh phải lặn ngụp với các đối tượng ma túy - những người vốn dĩ liều lĩnh, ngoan cố và có khơng ít thủ đoạn đối phó như chối tội, gạ gẫm hốilộ, câu giờ hỏi cung, nghe ngóng…[30]. Hay đối với những vụ án xâm phạm an ninh quốc gia, do tính chất nghiêm trọng của khách thể thì 81,3 bị canngoan cố khơng chịu khai báo [2, tr.94]. Bởi vậy, khi tiến hành hoạt động hỏi cung bị can, các điều tra viên phải linh hoạt, xác định được những yếu tố chiphối đến đặc điểm tâm lý tiêu cực của bị can. - Tình huống bị bắt và bị giam giữ. Đây là một trong những yếu tố có ảnhhưởng lớn đến tâm lý của bị can. Bị can bị bắt ở đâu, vào thời điểm nào, lúc đó bị can đang thực hiện tội phạm hay đã thực hiện xong…Sau khi bị bắt, bị can bịgiam giữ ở đâu, chế độ giam giữ ra sao, …tất cả đều tác động tới tâm lý của bị can. Những bị can bị bắt trong trường hợp quả tang, bị bắt trong trường hợp truynã, …đều có đặc điểm tâm lý đặc trưng. Bởi vì, những yếu tố này đều là những biến cố lớn trong cuộc đời bị can.- Những chứng cứ chứng minh hoạt động tội phạm của bị can mà cơ quan điều tra đã thu thập được. Những chứng cứ mà cơ quan điều tra thu thập đượcvề hành vi pham tội của bị can cũng có tác động rất lớn đến tâm lý của bị can. Trong hoạt động điều tra nói chung và trong hoạt động hỏi cung nói riêng, tráchnhiệm của điều tra viên là thu thập chứng cứ, chứng minh hoạt động tội phạm17của bị can. Tuy nhiên, nếu bị can nhận thức được rằng tiến trình điều tra của các điều tra viên đang gặp khó khăn thì sẽ khơng chịu khai báo hoặc khai báo nhỏgiọt. Nhưng ngược lại, nếu điều tra viên đã thu thập được đầy đủ chứng cứ buộc tội bị can thì họ sẽ thành khẩn khai báo. Ví dụ, trong vụ án phạm tội mua bántrái phép chất ma tuý của Nguyễn Văn Tám và đồng bọn. Bị can Nguyễn Văn Quyết biết rằng, cơ quan điều tra còn thiếu thơng tin về hành vi phạm tội củamình nên suốt hai tháng đầu đã thách thức và trả lời với điều tra viên rằng: “Các ông bắt tôi mà không có căn cứ, đố các ơng làm gì được tơi. Còn những lời khaicủa đứa khác, tơi khơng tin” [24]. - Các chỗ dựa bên ngoài của bị can. Đây là một trong những yểu tố chiphối sâu sắc tới đặc điểm tâm lý của bị can. Đó là những mối quan hệ cá nhân được hình thành trước đây khi bị can còn tự do ngồi xã hội: Quan hệ gia đình,thân quen, ơ dù, cũng có thể khơng có mối quan hệ nào nhưng bị can vẫn hi vọng có thể mua chuộc điều tra viên hoặc cán bộ có quyền để họ can thiệp. Đặcđiểm này đặc biệt được thể hiện rõ ở các bị can phạm tội tham nhũng, phạm tội kinh tế, …Ví dụ, trong vụ án Năm Cam, trong suốt thời gian gần 7 tháng, bị canHải “bánh” luôn tin vào lời hứa của Năm Cam trước đó: “Nếu có chuyện gì dính dáng đến pháp luật anh Năm sẽ lo”, nên Hải “bánh” kiên quyết khơng khai báo.Nhưng sau đó, Hải biết rằng, anh Năm khơng lo cho mình được, mà còn nói rằng : “Anh khơng dính dáng gì đến việc này, chú mày làm được thì chú mày tựlo”. Lúc này, Hải hết hi vọng vào sự trợ giúp của các thế lực bên ngồi. Lợi dụng tình thế lúc này, điều tra viên đã tiến hành tác động tâm lý đến Hải và làm cho Hảichuyển đổi thái độ khai báo [29]. Chính vì vậy, khi tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, điềutra viên cần đập tan thái độ ảo tưởng, hi vọng của bị can vào những mối quan hệ bên ngoài. Đồng thời, trong từng trường hợp cụ thể, điều tra viên có thể sử dụngcác mối quan hệ cá nhân tích cực của bị can để tác động đến họ làm chuyển biến thái độ khai báo của bị can.18- Đặc điểm nhân cách của bị can. Hệ thống các quan niệm, lí tưởng sống, khí chất, tính cách, và cảm xúc của bị can cũng có ảnh hưởng tới đặc điểm tâmlý của họ. Mỗi bị can có đặc điểm nhân cách khác nhau. Có bị can có khí chất ưu tư thì thường có tâm trạng lo sợ, thất vọng cho rằng mình khơng còn tươnglai, cuộc đời như vậy là chấm dứt. Kết quả điều tra cho thấy 25,8 các bị can phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia khai báo tốt do khêu gợi tình cảm đối vớinhững người thân trong gia đình và 31,5 số bị can không khai báo là do động cơ này chi phối [2, tr.207].Trong vụ án phạm tội ma tuý của Nguyễn Văn Tám và đồng bọn, bị can Đinh Thị Dung là người đặc biệt cứng rắn, nhất định khơng khai báo sợ liên lụyđến gia đình. Nhưng bị can là người rất thương con. Hiểu được điều này, nên điều tra viên đã nói với bị can Đinh Thị Dung: “Chị có thương ba con của chị,thương bố mẹ hai bên không? Tôi xin phổ biến để chị biết, hành vi mua bán vận chuyển hêrôin của chị, nếu chị ra tồ thuộc khung hình phạt nào chắc chị đã rõ.Vì thế chị nên nghĩ đến các con mà thành khẩn khai báo để sớm về nuôi các cháu…”. Không ngờ ngay sau khi nghe điều tra viên nói thế, Đinh Thị Dungbưng mặt khóc to, gọi tên các con và buổi chiều hôm ấy Dung bắt đầu khai ra hành vi buôn bán 31 bánh hêrôin bằng 10,850g.- Kinh nghiệm tiếp xúc với cơ quan điều tra. Thực tế cho thấy những bị can có tiền án, tiền sự, những đối tượng phạm tội có tính chất chuyên nghiệp,thường có thái độ bàng quan, trâng tráo thậm chí là thách thức điều tra viên. Còn những đối tượng phạm tội lần đầu, thường không làm chủ được hành vi củamình nên dễ dàng khai báo hơn. - Thái độ, phong cách, năng lực hỏi cung bị can của điều tra viên. Trongđiều kiện bị giam giữ, bị can luôn ở trong tâm thế cảnh giác. Khi tiếp xúc với điều tra viên, bị can luôn ở trong tình trạng quan sát, tìm hiểu đánh giá phongcách và trình độ của điều tra viên. Từ đó, bị can có thể điều chỉnh được thái độ cũng như lời khai của họ. Do đó, các điều tra viên cần rèn luyện cho mình phongcách đàng hồng, thái độ xét hỏi nghiêm túc, trôi chảy, đưa ra chứng cứ đúng19lúc và phù hợp với trình độ của bị can. Theo số liệu khảo sát thực tế cho thấy, đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì có tới 18,3 số bị can khai báo thiếu tíchcực do cảm thấy bị xúc phạm trong khi hỏi cung [2, tr.208]. Do các yếu tố trên đã chi phối rất nhiều đến tâm lý của bị can nên trongnhiều trường hợp khi tiếp xúc với điều tra viên, bị can thường có đặc điểm tâm lý sau đây:- Bị can thường có tâm trạng hoang mang, lo lắng, tâm lý không ổn định. Theo kết quả trưng cầu ý kiến của 103 điều tra viên thì có 76,4 số điều traviên được hỏi cho rằng, biểu hiện này là phổ biến nhất [16, tr.111]. Ở những bị can có trình độ, phạm tội lần đầu, phạm tội với lỗi vô ý,… thường nhận thứcđược sai lầm của họ nên họ cảm thấy rất ân hận và mong muốn được sửa chữa sai lầm của mình. Nhưng cũng có khơng ít bị can lại bi quan, chán nản cho rằngmình khơng có tương lai, nên họ có thái độ bất cần, phó mặc cho số phận. Trong hồn cảnh khó khăn, mọi suy nghĩ, hành động của bị can luôn diễn ra trongtrạng thái tâm lý tiêu cực. Dù rơi vào trạng thái nào, bị can cũng đều bị mất ổn định về tâm lý, giảm sút khả năng tự kiểm soát thái độ và hành vi của mình. Cáctrạng thái tâm lý tiêu cực này cũng gây ra nhiều trở ngại cho việc tiếp xúc tâm lý giữa điều tra viên và bị can trong quá trình hỏi cung, làm giảm hiệu quả của cácbiện pháp tác động tâm lý mà điều tra viên áp dụng đối với họ. Ví dụ: Khi tiến hành hỏi cung bị can Nguyễn Văn Tám, phạm tội mua bán trái phép các chất matuý, các điều tra viên cho biết có hai giai đoạn vất vả nhất. Giai đoạn lúc Tám bị bắt khoảng 1 tháng, tư tưởng Tám lúc đó rất nặng nề. Sau một thời gian dài kiênquyết không khai, một hôm trong buổi hỏi cung Tám lại khai rất nhiều. Bằng linh cảm nghề nghiệp, ngay lập tức điều tra viên trở lại phòng giam. Khi tới nơithì phát hiện Tám đã xé áo bện thành dây treo lên song sắt cửa sổ định tự sát [24].Trong quá trình tác động tâm lý tới bị can, điều tra viên cần chú ý, xem xét ảnh hưởng của các trạng thái tâm lý tiêu cực này đến hành động khai báo củabị can. Một mặt, điều tra viên nên lợi dụng sự hoang mang dao động, thúc đẩy bị can nhanh chóng đi đến quyết định khai báo. Mặt khác, điều tra viên cần tìm20cách để tác động tâm lý tới bị can đạt hiệu quả nhất, tạo cho bị can trạng thái thoải mái, hưng phấn, giúp bị can tích cực lĩnh hội và giải quyết các nhiệm vụcủa cuộc hỏi cung. - Bị can thường sợ bị trừng phạt và muốn tìm cách trốn tránh hay giảmnhẹ trách nhiệm hình sự. Đây là đặc điểm tâm lý bao trùm, chi phối các đặc điểm khác của bị can. Khi bị hỏi cung, hầu hết các bị can đều có thái độ giấu diếm,hoặc khai sai nhằm đánh lạc hướng điều tra của điều tra viên. Tâm lý sợ tội nặng làm cho bị can hoang mang, căng thẳng. Tâm lý nàykìm hãm sự khai báo của bị can, làm bị can không dám thú nhận tội lỗi của mình mà ln quanh co, chối tội hoặc khai báo nhỏ giọt. Điều này thể hiện ở việc bịcan thường có thái độ thận trọng khi khai báo các vấn đề liên quan đến việc xác định vai trò, vị trí của mình trong tổ chức nên thường hay đổ lỗi cho đồng bọn.Cũng vì lo sợ tội nặng, nên bị can thường lẩn tránh những vấn đề có tính chất mấu chốt, những tình tiết dẫn đến tăng nặng hình phạt. Bị can thường khainhững vấn đề mà điều tra viên đã biết, những vấn đề mà chúng tin rằng đồng bọn của chúng đã khai rõ. Theo số liệu điều tra cho thấy, đối với các tội xâmphạm an ninh quốc gia thì có 83 bị can không dám khai báo là do sợ bị trừng phạt và muốn tìm cách trốn tránh hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự [1, tr.94].- Bị can thường muốn tiếp xúc với điều tra viên. Khi bị tam giam, bị can thường có hai khuynh hướng đối lập nhau. Một mặt, bị can thường muốn tiếpxúc với điều tra viên để thăm dò, tìm hiểu về q trình điều tra của điều tra viên. Mặt khác, bị can lại cố tình né tránh điều tra viên vì họ muốn có thời gian để tìmcách đối phó với điều tra viên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bị can mong muốn tiếp xúc, gặp gỡ điều tra viên để tìm hiểu tâm lý điều tra viên nhằm bànbạc thoả thuận với điều tra viên về cách giải quyết những vấn đề của bị can. Bị can có thể tạo ra kế hoạch gặp gỡ điều tra viên một cách tự nhiên, để rồi biếnđiều tra viên thành nguồn cung cấp thông tin cho họ. Đối với các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia thường có đặc điểm chunglà được tổ chức chặt chẽ, có nhiều người tham gia. Vì vậy, khi bị can bị bắt, họ21rất muốn biết kế hoạch của họ bị lộ ở giai đoạn nào nên bị can rất muốn tiếp xúc nhằm thăm dò về sự hiểu biết của cơ quan điều tra [1, tr.39].2. Các phương pháp tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can 2.1. Phương pháp thuyết phụcPhương pháp thuyết phục là dùng những lời lẽ để phân tích, giải thích cho bị can nhằm giúp họ nhận thức được đúng, sai, phải, trái, thiệt hơn về những vấnđề có liên quan đến họ. Từ đó, làm cho bị can thay đổi thái độ, hành vi phù hợp với yêu cầu của hoạt động hỏi cung. Đó là sự giải thích, khuyên nhủ bằng lí lẽ,lập luận bằng logic và trong một số trường hợp có thể lơi kéo đối tượng bị tác động vào khuôn khổ nhất định của sự tranh luận vấn đề đó.Phương pháp thuyết phục được thực hiện chủ yếu thông qua ngôn ngữ của điều tra viên nhằm giải quyết tư tưởng của bị can, giúp họ thay đổi cách nhìn,thay đổi thái độ và hình thành cách nhìn mới phù hợp với yêu cầu của pháp luật tố tụng hình sự. Bởi vậy, phương pháp này được xác định là cơ bản và quán triệtvới mọi trường hợp, với mọi bị can. Ví dụ: Bị can L. trong tổ chức Lực lượng phục hưng Tổ quốc Việt Nam, do có nhiều tội ác nên khi bị bắt, L. cho rằngchắc chắn sẽ bị chết, xác định thái độ thà chết không khai. Điều tra viên đã dùng nhiều biện pháp khác nhau để tác động như đối xử tử tế, nhân đạo, lấy chínhsách khoan hồng để phân tích, giáo dục. Đặc biệt, điều tra viên đã lấy những điển ví dụ thực tế để chứng minh rằng một số tên có q trình chống đối cáchmạng quyết liệt, có tội ác phải nghiêm trị nhưng cách mạng vẫn khoan hồng và giải quyết cho sống tự do cùng với gia đình bởi họ biết nhận ra lẽ phải. Từ thựctế sinh động cùng với sự phân tích có tình có lí của điều tra viên giúp cho bị can L. có nhận thức mới làm cơ sở thay đổi thái độ khai báo của L. [2, tr.227].Tuy nhiên, để thay đổi bản chất cũng như thái độ của bị can là một việc làm khơng hề đơn giản. Nó là một cuộc tấn cơng tích cực, chủ động, có mụcđích và có kế hoạch. Bởi vậy, khi sử dụng phương pháp thuyết phục, đòi hỏi điều tra viên phải đảm bảo các yêu cầu sau:- Tìm hiểu rõ các đặc điểm tâm lý của bị can, đặc biệt là những động cơ chi phối sự khai báo hoặc khai báo gian dối của bị can. Mỗi bị can đều có nét22tâm lý riêng biệt được hình thành và chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: Điều kiện và hoàn cảnh sống, điều kiện và hoàn cảnh phạm tội, tính chất và hậuquả của hành vi phạm tội …Thơng thường, bị can từ chối khai báo là do một số nguyên nhân: Sợ mất uy tín, sợ đồng bọn trả thù, chưa tin vào chính sách khoanhồng của Đảng và Nhà nước,….Vì vậy, việc thuyết phục bị can khơng nên tiến hành một cách máy móc, mà phải thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo phùhợp với đặc điểm tâm lý của từng bị can. Đồng thời, điều tra viên phải dùng nhiều cách, vừa công khai, vừa bí mật, có thăm dò thử thách hoặc dùng cách toạđàm tự do để bị can bộc lộ tâm tư tình cảm của mình. Ngồi ra, điều tra viên phải phối hợp với các chủ thể khác trong việc giáo dục, cảm hoá bị can như cánbộ trại tạm giam hay người thân của bị can. Ví dụ: Trong vụ án bị can Bình phạm tội cướp tài sản, các điều tra viên đã sử dụng phương pháp thuyết phụcđến bố mẹ của bị can. Và việc sử dụng phương pháp này rất hiệu quả. Sau khi thực hiện xong hành vi phạm tội, Bình đã bỏ trốn lên Hà Nội. Vừa ráo riết tiếnhành truy bắt, Công an huyện Kiến Xương đã sử dụng biện pháp tâm lý, tác động đến gia đình đối tượng. Bởi qua tìm hiểu, các anh được biết, bố mẹ Bìnhđều là những người nông dân chất phác, yêu thương con. Các anh đã đến phân tích cho họ thấy rằng, con đường tốt nhất dành cho con trai họ là ra đầu thú đểhưởng khoan hồng của pháp luật. Lúc đầu, gia đình Bình im lặng. Sau đó, chính người mẹ nơng dân ln một nắng hai sương còng lưng nơi đồng ruộng ấy đãchủ động tìm đến cơ quan Cơng an để xin được cùng các anh lên Hà Nội tìm con trai. Từ sáng 811, tổ công tác của Công an huyện Kiến Xương cùng với mẹ củaBình đã lên Hà Nội thơng qua một số bạn bè của Bình để tìm cậu ta. Đến đêm 811 thì mẹ Bình đã điện thoại được cho con. Nước mắt chan chứa trên gươngmặt đang hằn những nếp nhăn của người mẹ nhưng bà vẫn tìm đủ các lý tình để khuyên con trở về đầu thú [27].- Thông tin dùng để thuyết phục bị can phải xuất phát từ đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng như phải gắn với tình hình thực tếxã hội. Khi điều tra viên giải thích chính sách, pháp luật của Nhà nước phải chính xác, thuyết phục và khơng mâu thuẫn với thái độ xử sự của mình. Đồng23thời, nội dung thuyết phục phải phù hợp với trình độ, nhận thức, kinh nghiệm của từng bị can, tương ứng với động cơ kìm hãm sự khai báo của bị can cũngnhư gợi được những suy nghĩ mới ở họ. - Điều tra viên phải là người có trình độ chun mơn vững vàng, nắmvững đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước liên quan đến công tác điều tra và xử lý tội phạm, biết vận dụng sáng tạo nó khi hỏi cung bị can.Điều tra viên phải là người có trình độ học vấn cao, có vị trí nhất định trong xã hội, có khả năng lí giải, phân tích các vấn đề một cách logic, mạch lạc. Đồngthời, bị can phải là người biết lắng nghe, giải đáp các thắc mắc, các thông tin ngược chiều từ phía bị can.

Video liên quan

Chủ Đề