Đặc Trung của quan hệ nhân thân được luật dân sự điều chỉnh là gì

Đối với công dân, định nghĩa quan hệ nhân thân nghe có vẻ khá mới lạ và không được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, đối với những nhà làm luật, người học luật và những người làm việc trong lĩnh vực pháp lý thì rất quen thuộc với thuật ngữ này. Chúng tôi tiến hành khảo sát về câu hỏi quan hệ nhân thân là gì thì đa số công dân trả lời là không biết, chưa nghe khái niệm này bao giờ và một số ít công dân có thể trả lời khái niệm mang tính khái quát và vô cùng chung chung, không hiểu sâu và đầy đủ về khái niệm này. Do đó, trong bài viết dưới đây, ACC sẽ cung cấp đầy đủ và chi tiết nhất về khái niệm quan hệ nhân thân là gì và những thông tin liên quan tới quan hệ nhân thân để quý bạn đọc có cái nhìn sâu sắc, hiểu rõ hơn về các quan hệ pháp luật trong đời sống.

Quan hệ nhân thân là gì

Bộ luật dân sự 2015 đã đưa ra các quy định về quan hệ nhân thân là gì nhưng lại không nêu rõ khái niệm này. Do đó, chúng tôi đã tổng hợp và khát quát khái niệm quan hệ nhân thân là gì như sau:

Quan hệ nhân thân được hiểu là quan hệ xã hội mà quan hệ đó có liên quan tới giá trị nhân thân của cá nhân hoặc tổ chức. Quan hệ thân nhân được chia thành 2 loại: quan hệ với tài sản và  quan hệ không gắn với tài sản. Đối tượng của quan hệ nhân thân là giá trị nhân thân của một chủ thể nhất định, và đối tượng này không thể dịch chuyển được cho một chủ thể khác.

Sau khi tìm hiểu quan hệ nhân thân là gì, hãy cùng ACC tìm hiểu quan hệ nhân thân gắn với tài sản nhé!

Quan hệ nhân thân gắn với tài sản được hiểu là những quan hệ quyền tài sản của một cá nhân, tổ chức. Ví dụ, khi một tác giả sáng tác ra một bài hát, bài hát đó là tài sản của tác giả đó. Tác giả là người đã sáng tạo, phát mình ra bài hát đó và  có quyền sử dụng bài hát đó, được gọi là quyền tác giả. Quyền sử dụng bài hát của tác giả được hiểu là quyền nhân thân gắn với tài sản. Điều này đã thể hiện tính chất, đặc điểm đặc thù về cơ chế hình thành và thiết lập nên quyền nhân thân gắn với tài sản.

Tuy nhiên, giá trị tài sản gắn với quyền thân nhân không phải là quan hệ có tính chất trao đổi ngang bằng.

Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản có thể được ví dụ là những quyền của chủ thể có tên, tuổi, địa chỉ, quốc tịch, quyền được sống, quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, quyền được chuyển đổi giới tính, quyền được hiến xác và các mô, bộ phận của cơ thể… như vậy, kể từ khi một cá nhân sinh ra và hình thành, cá nhân đã được hưởng những quyền lợi nhất định do thế giới và từng quốc gia quy định. Theo đó, kể cả khi cá nhân đó không sở hữu một tài sản cụ thể, nhất định nào thì cá nhân cũng có những quyền nhân thân nhất định.

Như vậy có thể hiểu, luật dân sự là lĩnh vực và là ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội về nhân thân, quan hệ tài sản phát sinh trong đời sống cá nhân với những sự ngang bằng, tương đương về địa vị pháp lý của các chủ thể.

Các quan hệ nhân thân cũng có thể chấm dứt như chấm dứt quan hệ hôn nhân: ly hôn, người chồng hoặc người vợ trong quan hệ hôn nhân bị tuyên bố đã chết…

Như vậy, ACC đã cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ các thông tin về khái niệm quan hệ nhân thân là gì và những thông tin liên quan, rất hy vọng quý khách hàng có thể hiểu hơn về vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như có bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tận tình và nhanh chóng nhé!

Phân loại quan hệ pháp luật dân sự theo Bộ luật dân sự 2015 được hiểu như thế nào? Việc phân loại quan hệ dân sự căn cứ vào những nội dung gì? Cùng Lawkey tìm hiểu nội dung này dưới đây.

Các quan hệ pháp luật dân sự rất phong phú, đa dạng về chủ thể, khách thể, nội dung, cách thức phát sinh… Việc phân loại các quan hệ pháp luật dân sự không chỉ có ý nghĩa về mặt lí luận mà còn có ý nghĩa cả về mặt thực tế để hiểu đúng quan hệ giữa các bên và áp dụng đúng pháp luật nhằm giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra. Có nhiều cách phân loại khác nhau, mỗi cách phân loại đều được dựa vào những căn cứ cụ thể và có ý nghĩa thực tiễn nhất định.

Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân

Căn cứ vào nhóm quan hệ mà pháp luật dân sự điều chỉnh, quan hệ pháp luật dân sự được phân thành quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

– Quan hệ tài sản luôn gắn với một tài sản nhất định hoặc chuyển dịch tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác [quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng hay thừa kế tài sản…].

– Quan hệ nhân thân liên quan đến giá trị tinh thần của chủ thể và về nguyên tắc không thể dịch chuyển cho chủ thể khác [quyền đứng tên tác giả các tác phẩm văn học, khoa học, tác phẩm nghệ thuật, quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín…].

Việc phân định các quan hệ pháp luật dân sự theo nhóm quan hệ mà luật dân sự điều chỉnh có ý nghĩa thực tiễn rất lớn.

Ví dụ: Nếu vi phạm các nghĩa vụ về tài sản sẽ áp dụng các chế tài mang tính chất tài sản, ngược lại, nếu vi phạm các quan hệ về nhân thân sẽ áp dụng các biện pháp khác nhằm hồi phục lại tình trạng ban đầu [công nhận quyền tác giả, công khai xin lỗi, cải chính…].

Xem thêm: Thành phần của quan hệ pháp luật dân sự theo quy định hiện nay

Nội dung của quan hệ pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật

Quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối, tương đối

Căn cứ vào tính xác định của chủ thể quyền và chủ thể nghĩa vụ, quan hệ pháp luật dân sự được phân chia thành quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối và quan hệ pháp luật dân sự tương đối.

–  Quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối nếu trong quan hệ đó, chủ thể quyền được xác định, tất cả các chủ thể khác là chủ thể mang nghĩa vụ. Nghĩa vụ của họ được thể hiện dưới dạng không hành động [không thực hiện bất cứ hành vi nào xâm phạm đến quyền lợi của chủ thể có quyền]. Quan hệ tuyệt đối có thể là quyền sở hữu, quyền tác giả đối với tài sản trí tuệ… Trong những quan hệ này, chủ sở hữu, tác giả là người có quyền, những chủ thể khác là chủ thể nghĩa vụ. Họ có nghĩa vụ tôn trọng chủ sở hữu thực hiện quyền sở hữu của mình, không xâm phạm đến quyền tác giả. Các loại quyền tuyệt đối thường được pháp luật ghi nhận mà không được tạo bởi sự thoả thuận của các bên.

Việc xác định này có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền cho người có quyền. Bất cứ hành vi nào xâm phạm đến các quyền năng của chủ thể quyền đều coi là vi phạm quyền bảo vệ tuyệt đối.

– Quan hệ pháp luật dân sự tương đối là những quan hệ pháp luật trong đó ứng với chủ thể quyền xác định là những chủ thể mang nghĩa vụ cũng được xác định [trong các quan hệ nghĩa vụ hợp đồng, bồi thường thiệt hại…]

Xem thêm: Chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật dân sự là ai?

Quan hệ vật quyền và quan hệ trái quyền

Căn cứ vào cách thức thực hiện quyền để thoả mãn yêu cầu của mình, vào sự tác động của chủ thể, vào hành vi thực hiện, quan hệ dân sự được phân chia thành quan hệ vật quyền và quan hệ trái quyền.

– Quan hệ vật quyền liên quan đến một vật nhất định. Chủ thể quyền có thể thoả mãn yêu cầu của mình thông qua hành vi của chính mình, không phụ thuộc vào hành vi của người khác [sở hữu, chiếm hữu, sử dụng tài sản…].

– Quan hệ trái quyền là những quan hệ dân sự trong đó chủ thể có quyền thực hiện quyền để thoả mãn yêu cầu của mình thông qua hành vi của chủ thể có nghĩa vụ, phụ thuộc vào ý chí của người khác. Người có quyền có thể “yêu cầu” người có nghĩa vụ thực hiện những hành vi là khách thể của quan hệ nghĩa vụ trong trường hợp người có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ.

Trên đây là nội dung Phân loại quan hệ pháp luật dân sự Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.

Xem thêm: Căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự

Dựa trên nhóm quan hệ mà pháp luật dân sự điều chỉnh, quan hệ pháp luật dân sự được phân quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. Việc phân định dựa trên nhóm quan hệ dân sự này có ý nghĩa thực tế to lớn trong việc áp dụng chế tài hay biện pháp khắc phục hậu quả phù hợp đối với từng loại quan hệ. Trong đó, quan hệ nhân thân là một chế định mà nhiều người còn mơ hồ và chưa hiểu rõ về khái niệm cũng như bản chất. Vậy quan hệ nhân thân là gì và được quy định ra sao? Trong bài viết dưới đây, Luật Minh Gia sẽ cung cấp những kiến thức liên quan về vấn đề này. Mời bạn đọc tham khảo.

1. Quan hệ nhân thân là gì?

Về khái niệm quan hệ nhân thân, hiện nay trong pháp luật thực định hay trong các công trình nghiên cứu khoa học chưa có một định nghĩ thống nhất về quan hệ nhân thân. Quan điểm trong bài viết được tiếp cận dưới góc nhìn quan điểm của Luật Minh Gia như sau:

Nhân thân là những gì gắn với mỗi con người, không thể tách rời và cũng không thể chuyển cho người khác. Ví dụ như tên gọi, danh dự, nhân phẩm, lý lịch, quốc tịch,...

Theo đó, quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về một giá trị nhân thân của cá nhân hay các tổ chức. Quan hệ nhân thân hướng tới những giá trị tinh thần không thể định giá hay cân đong đo đếm. Trong trường hợp, nếu vi phạm các quan hệ về nhân thân thì sẽ áp dụng các biện pháp khác nhằm phục hồi lại tình trạng ban đầu [công nhận quyền tác giả; công khai xin lỗi; cải chính,...]

Quan hệ nhân thân phát sinh trên cơ sở quy phạm pháp luật – là các quy định về quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật dân sự, cùng với các sự kiện pháp lý và năng lực chủ thể. Hiện nay, uan hệ nhân thân được pháp luật dân sự hiện hành quy định và được cụ thể hóa bởi các quyền nhân thân. Đây chính là cơ sở, là căn cứ để đề ra quyền và nghĩa vụ của cá nhân hay các tổ chức đối với vấn về quan hệ nhân thân trong đời sống.

2. Đặc điểm của quan hệ nhân thân

- Quyền nhân thân luôn gắn liền với một chủ thể và không thể chuyển giao cho người khác.

Mỗi một chủ thể mang một giá trị nhân thân đặc trưng, do đó, quyền nhân thân luôn gắn liền với một chủ thể nhất định. Theo đó, quyền nhân thân của  mỗi cá nhân chỉ do chính cá nhân đó có quyền thực hiện hoặc do người đại diện của họ thực hiện trong một số trường hợp do pháp luật quy định. Ví dụ: quyền xác định giới tính, quyền kết hôn...

- Quan hệ nhân thân không có giá trị kinh tế, không tính được thành tiền, không có sự đền bù ngang giá.

Đối tượng của quan hệ nhân thân là những giá trị tinh thần, do đó nó không biểu hiện bằng vật chất, không quy đổi được thành tiền. Giá trị tinh thần và tiền tệ không phải là những đại lượng tương đương và không thể trao đổi ngang giá. Do vậy, quyền nhân thân không thể bị định đoạt hay mang ra chuyển nhượng cho người khác.

- Quyền nhân thân phát sinh từ tinh thần và trí tuệ của các chủ thể

- Quyền nhân thân được chia làm hai loại:

+ Quyền nhân thân không liên quan đến tài sản như: họ tên, danh dự, nhân phẩm, uy tín,...của cá nhân hay tổ chức

+ Quyền nhân thân có liên quan đến tài sản như: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp , phát minh, sáng chế,...

3. Quy định pháp luật về quan hệ nhân thân

Nhìn chung, các quyền nhân thân của cá nhân trong pháp luật dân sự có phạm vi rộng và đa dạng, liên quan đến mối quan hệ giữa cá nhân với các cá nhân, tổ chức và giữa cá nhân với Nhà nước. Bộ luật dân sự năm 2015 ghi nhận các quyền nhân thân của cá nhân nhằm xác định tư cách của chủ thể trong quan hệ dân sự [như quyền về họ, tên, dân tộc, nơi cư trú..] và có tính đặc thù trong quan hệ dân sự, chưa được quy định cụ thể trong Hiến pháp [quyền được khai sinh, khai tử,..] hoặc dễ bị phân biệt đối xử do các định kiến xã hội [quyền xác định lại giới tính]....

Hiện nay, Bộ luật dân sự năm 2015 ghi nhận quyền nhân thân của cá nhân từ Điều 26 đến Điều 39, bao gồm một số quyền như sau:

  • Quyền thay đổi họ, tên
  • Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
  •  Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể
  • Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
  • Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
  •  Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình
  • ...

Video liên quan

Chủ Đề