Đại học Thủy lợi ra trường làm gì

Hiện nay, ngày càng nhiều các công ty xây dựng trong nước và ngoài nước mở rộng hoạt động tại Việt Nam và định hướng phát triển ra thế giới. Bởi vậy, nhân lực ngành Quản lý xây dựng hứa hẹn sẽ trở thành một trong các nguồn nhân lực then chốt thúc đẩy phát triển lĩnh vực xây dựng trong tương lai.

Quản lý xây dựng học gì?

1. Khái niệm ngành Quản lý xây dựng

Quản lý xây dựng có tên gọi tiếng Anh là Construction Management. Quản lý xây dựng là ngành học đào tạo chuyên sâu về quản lý các dự án xây dựng, với một lộ trình các khâu:lập thiết kế – lập kế hoạch – triển khai – nghiệm thu – thanh quyết toán của  một dự án công trình, với mục đích kiểm soát chặt chẽ về chi phí, thời gian và chất lượng của các dự án.

Quản lý xây dựng là một ngành mới, có sự kết hợp giữa 3 khối kiến thức kinh tế, kỹ thuật và quản lý.

2. Đào tạo ngành Quản lý xây dựng tại Đại học Thủy Lợi [TLU]

Ở Đại học Thủy Lợi, ngành Quản lý xây dựng thuộc Khoa Kinh tế và Quản lý. Sinh viên tham gia đào tạo chuyên ngành sẽ được trang bị đầy đủ vốn kiến thức: Thiết kế, đánh giá, đề xuất và lựa chọn giải pháp kỹ thuật xây dựng thích  hợp; Lập, đánh giá, phân tích và thẩm định các dự án đầu tư; Lập dự toán công trình cho hồ sơ mời thầu, hồ sơ quyết toán công trình, hồ sơ dự thầu công trình xây dựng; Các kiến thức bổ trợ liên quan lĩnh vực xây dựng, các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, đàm phán, và đặc biệt, các bạn sẽ được đào tạo ngoại ngữ thông dụng và chuyên ngành để có thể ứng dụng trong nghiên cứu tài liệu, trong công việc thực tế tương lai.

Sau khi tốt nghiệp đào tạo Quản lý xây dựng tại Đại học Thủy Lợi, các Kỹ sư sẽ có khả năng: Điều hành, quản trị các hoạt động trong doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực liên quan xây dựng; Nắm vững các kiến thức chuyên môn, các phương pháp kỹ thuật trong công việc quản lý doanh nghiệp; đồng thời các bạn còn có kiến thức về kinh tế phát triển và hội nhập quốc tế.

Đại học Thủy Lợi xây dựng chương trình đào tạo ngành Quản lý xây dựng theo hệ thống tín chỉ với tổng 62 môn học tương đương với 145 tín chỉ. Trong đó, bao gồm: môn học bắt buộc: 137 tín chỉ, các môn học tự chọn: 8 tín chỉ .

Ngoài các kiến thức chuyên sâu của ngành, bạn còn được trang bị các  kỹ năng cứng, kỹ năng mềm để tạo điều kiện cho các bạn làm tốt các công việc khi ra trường..

Không phải nói đến xây dựng là khô khan mà ở dây các bạn sẽ được tiếp cận rất nhiều điều thú vị. Bạn không chỉ được thư giãn, rèn luyện kỹ năng qua các chương trình của Hội sinh viên trong trường phát động mà các bạn còn được thư giãn ngay trong cách truyền lửa đặc biệt của các thầy cô khi trên lớp học.

Điều đáng tự hào, ở Đại học Thủy Lợi, sinh viên ngành Quản lý xây dựng sẽ giảng dạy từ nhiều giảng viên dược đào tạo từ nước ngoài. Tất cả phương pháp giảng dạy cũng như chương trình đào tạo đều được tiếp cận những phương pháp tiên tiến, hội nhập quốc tế như: mô hình học tập theo nhóm, đóng kịch…

Học tập tại TLU, sinh viên có nhiều cơ hội nhận được học bổng của nhà trường, đến từ các doanh nghiệp, hỗ trợ cho việc học tập của các bạn. Hơn nữa, các bạn còn có cơ hội được giao lưu quốc tế thông qua các chương trình liên kết hợp tác giữa TLU và các trường đại học, các tổ chức quốc tế.

Minh chứng cho việc này là, hằng năm tại TLU, các doanh nghiệp đều đến trực tiếp khoa Kinh tế và Quản lý thông qua các ngày hội việc làm để tìm kiếm nguồn nhân lực. Đây là cơ hội cho sinh viên được tiếp xúc với các doanh nghiệp. Thậm chí, có những bạn sinh viên ngày từ năm 3 đại học đã được tuyển dụng và tham gia thực tập tại các doanh nghiệp.

Kinh tế xây dựng/Quản lý xây dựng gắn liền với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn

3. Điểm chuẩn ngành Quản lý xây dựng tại Đại học Thủy Lợi [TLU]

4. Cơ hội việc làm

Năm 2019, Theo thống kê được của Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Việt Nam giành tới 30% – 40% GDP của cả nước vào đầu tư xây dựng vào mỗi năm. Bởi vậy, dự báo nhu cầu cho nguồn nhân lực ngành xây dựng sẽ tăng từ 400.000 – 500.000 người, và tới năm 2030 sẽ khoảng 12 – 13 triệu người

Năm 2018, TLU có 93 sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý xây dựng. Theo khảo sát của Khoa cho thấy tỷ lệ có việc làm sau 1 năm của sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý xây dựng đạt 98%, đây là một con số tỉ lệ khá cao. Cho nên, các bạn có thể thấy cơ hội việc làm cho các Kỹ sư chuyên ngành này là rất mở rộng. Một số đơn vị công tác sau tốt nghiệp như:

– Làm các công việc liên quan tới quản lý:  quản lý tài chính,  quản lý chất lượng, quản lý dự án trong các lĩnh vực xây dựng tại các sở/ ban/ ngành, Kho bạc, Ngân hàng, các Công ty – Chủ đầu tư.

– Làm công việc phụ trách về kỹ thuật, tư vấn thiết kế: Công ty tư vấn thiết kế, Doanh nghiệp xây dựng, Công ty tư vấn đầu tư và xây dựng, hoặc các Cơ quan kiểm toán: Tư vấn các lĩnh vực trong quản lý dự án xây dựng: Lập dự toán công trình; Lập, phân tích, và đánh giá dự án đầu tư; lập hồ sơ đấu thầu xây lắp; lập hồ sơ mời thầu; lập dự án thi công công trình; lập hồ sơ quyết toán và quyết toán công trình; lập hồ sơ hoàn công; hoặc kiểm toán thuộc lĩnh vực xây dựng; Thẩm tra và thẩm định các hồ sơ thiết kế, các dự án đầu tư xây dựng,tổng dự toán,  tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình;

– Tham gia giảng dạy chuyên ngành Quản lý xây dựng hoặc các ngành liên quan lĩnh vực xây dựng tại các trường Đại học, Cao đẳng,…

Hy vọng bài viết trên mang lại những thông tin hữu ích về ngành Quản lý xây dựng tới bạn đọc và quý bậc phụ huynh. Chúc các bạn có lựa chọn tốt cho ngành học tương lai của bản thân.

Ngày  nay, Kỹ thuật Cơ khí là một trong những khối  ngành then chốt trong sự phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung. Chúng ta có thể thấy nó tồn tại ở mọi nơi như các dây chuyền sản xuất, trong cuộc sống hoạt động của con người [trên trời, dưới nước, mặt đất, thậm chí là trên không gian ngoài vũ trụ, dưới đáy biển, …]. Tất cả sự tồn tại đó đều nhờ sự đóng góp của các nhà khoa học, kỹ sư, các cán bộ kỹ thuật cơ khí. Vậy ngành Kỹ thuật Cơ khí học gì, và  ra trường làm gì?. Các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau nha.

Kỹ thuật cơ khí học gì?

1. Tổng quan về Kỹ thuật cơ khí

Cơ khí là ngành một có lịch sử từ lâu đời. Cơ khí chiếm thị phần lớn trong cơ cấu kinh tế xã hội. Ngành cơ khí đã và đang tham gia phổ  biến rộng rãi trong sản xuất: hình thành vật liệu, gia công các thiết bị, khai khoáng, chế tạo máy móc, điều hành hệ thống sản xuất công nghiệp,…

Kỹ thuật Cơ khí là một ngành đào tạo các kỹ năng và phương pháp  ứng dụng những nguyên lý vật lý  để tạo ra các  thiết bị và máy móc tự động. Cơ khí còn áp dụng các định luật bảo toàn khối lượng và năng lượng, nguyên lý nhiệt động lực học để phân tích các hệ vật lý động và tĩnh, phục vụ trong thiết kế, sản xuất lĩnh vực: các phương tiện giao thông [ô tô, máy bay,…], đồ dùng gia đình, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, máy móc và thiết bị sản xuất, vũ khí,…

2. Đào tạo ngành  Kỹ thuật cơ khí – Đại học Thủy Lợi [TLU]

Ở Đại học Thủy Lợi, ngành Kỹ thuật cơ khí được đào tạo trong thời gian 4,5 năm. Chương trình đào tạo các chuyên ngành: Quản lý máy và Hệ thống công nghiệp, Máy xây dựng. Ngoài ra, Nhà trướng còn đào tạo chương trình chuyên ngành liên kết nước ngoài là: Kỹ thuật cơ khí Việt – Hàn [Chương trình 2+2]; Kỹ thuật cơ khí định hướng việc làm Nhật Bản.

Sinh viên đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản và chuyên ngành vững. Đồng thời, các bạn còn được đào tạo và rèn luyện các kỹ năng mềm [làm việc nhóm, thuyết trình, kỹ năng lên kế hoạch làm việc độc lập, kỹ năng nghiên cứu,…]  để có thể làm việc trong môi trường công việc tương lai. Sinh viên chuyên ngành, sau khi kết thúc đào có thể nắm vững kỹ năng, và giải quyết được các vấn đề: thiết kế, phân tích và chế tạo, vận hành và bảo trì các thiết bị và máy móc cơ khí, quản lý nhà máy và các dây chuyền sản xuất công nghiệp.

Trường đại học Thủy Lợi đặc biệt chú trọng việc đảm bảo chất lượng đầu ra của một kỹ sư Cơ khí, tạo điều kiện thực hành, thực tập cho sinh viên bên cạnh những giờ học lý thuyết. Khoa Cơ khí Trường Đại học Thủy Lợi thường liên kết và hợp tác cùng các công ty, doanh nghiệp trong nước và ngoài nước tổ chức  kỳ thực tập Doanh nghiệp, các hội thảo chuyên đề, và ký kết thỏa thuận hợp tác tuyển dụng,… Đây là một sự chuẩn bị chu đáo mà TLU dành cho các kỹ sư cơ khí tương lai có thể bắt kịp ngay vào công tác chuyên môn trong tương lai và đảm trách hiệu quả công việc trong công tác: lắp đặt – lập trình, quản lý – điều hành, ứng dụng – làm chủ công nghệ Cơ khí bắt kịp sự phát triển khoa học kỹ thuật thời đại mới.

Ngoài ra, sinh viên khoa Kỹ thuật cơ khí tại TLU còn có nhiều cơ hội du học từ phí nhà trường. Tiêu biểu, Khoa Cơ khí  đang liên kết với Công ty TNHH Esuhai và các doanh nghiệp nước ngoài khác. Lợi ích của các mối liên kết này là sinh viên có cơ hội được giới thiệu và tuyển dụng các vị trí kỹ sư Cơ điện tử sau khi tốt nghiệp, các bạn có cơ hội đi làm việc ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…Hoặc, các bạn có thể lựa chọn và tiêp cận các Cơ hội du học bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ dành cho sinh viên ngành Kỹ thuật cơ khí học tại các nước tiên tiến như Anh, Đức, Nhật bản, Mỹ, Canada, Úc, Singapore,…

Sinh viên khoa Cơ khí TLU chế tạo thành công máy in 3D  trong dự án liên kết với Công ty TNHH Smart Design Labs

3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật cơ khí – Đại học Thủy Lợi [TLU]

4. Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật cơ khí

Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Cơ khí, Đại học Thủy lợi, các bạn có thể làm ở các vị trí:

– Làm việc tại  bộ phận vẽ kỹ thuật cơ khí, yêu cầu các bạn có kiến thức  và kỹ năng sử dụng các phần mềm CAD

– Nhân viên lập trình gia công máy CNC

– Nhân viên lắp đặt các máy móc, thiết bị cơ khí tại các nhà máy, công trình.

– Kỹ sư thiết kế sản phẩm cơ khí, và giám sát quá trình sản xuất và vận hành các thiết bị cơ khí đó.

– Nhân viên thao tác gia công sản phẩm trực tiếp: gia công vật liệu, tiện, phay, hàn,…

– Làm việc tại các Khu công nghiệp, các nhà máy chế tạo, sửa chữa, lắp ráp cơ khí, các bến cảng, nhà ga, các nhà máy sản xuất phụ tùng, các xí nghiệp xếp dỡ hàng hóa, phụ kiện, lắp ráp máy động lực…

– Làm việc tạo các Sở/ Ban quản lý trong lĩnh vực Cơ khí như: Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn,  Sở Công Thương, Sở Xây dựng,  Phòng kinh tế – kỹ thuật – hạ tầng, Ban quản lý dự án công trình xây dựng, …

– Cán bộ nghiên cứu tại các Viện Nghiên cứu, thiết kế.

– Tham gia giảng dạy chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí tại các trường Đại học, Cao Đẳng, hoặc các môn học liên quan: Cơ khí, cơ điện tử, tự động hoá, chế tạo máy,…

– Làm chủ các công ty, doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực cơ khí.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc có thể nắm được các thông tin về ngành Kỹ thuật cơ khí – đại học Thủy Lợi. Chúc các bạn thi tốt, và có một hành trang vững tin để lựa chọn ngành học và trường học trong tương lai.

Video liên quan

Chủ Đề