Dầm cao bao nhiêu thì có cốt thép phụ năm 2024

SHM chia sẻ một số kinh nghiệm về cách bố trí thép dầm đơn giản, dễ thực hiện chi tiết trong bài viết sau. Tìm hiểu ngay nhé!

Thép dầm là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc và tải trọng của công trình. Vậy bố trí thép dầm như thế nào để không ảnh hưởng đến chất lượng công trình? Trong bài viết này, SHM sẽ chia sẻ cách bố trí thép dầm đơn giản và dễ thực hiện. Quý khách hãy đọc ngay nhé!

Dầm cao bao nhiêu thì có cốt thép phụ năm 2024

Kinh nghiệm bố trí thép dầm đơn giản

Nguyên tắc, tiêu chuẩn bố trí thép dầm

Việc bố trí thép dầm cần áp dụng theo một số nguyên tắc sau:

  • Trước khi thi công thép dầm, người thực hiện cần có bản vẽ shopdrawing thép, hoặc bản vẽ đề tay thép. Khi thiết kế bản vẽ shopdrawing thép dầm phải bám sát vào các yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo tính khoa học, thực tế dễ dàng triển khai khi thi công ngoài hiện trường.
  • Bố trí thép dầm phải tiết kiệm, tránh lãng phí thép.
  • Việc bố trí thép dầm còn phụ thuộc vào biểu đồ nội lực, từ đó giúp cho việc bố trí thép dầm sao cho phù hợp với vùng miền chịu lực và nguyên tắc cấu tạo, đảm bảo khả năng chịu nén của bê tông và chịu kéo của thép.

Kinh nghiệm bố trí thép dầm theo tiết diện ngang

Cách bố trí thép dầm theo tiết diện ngang được thực hiện như sau:

Dầm cao bao nhiêu thì có cốt thép phụ năm 2024

Cách bố trí thép dầm theo tiết diện ngang

Chọn đường kính cốt thép dầm dọc

Trong dầm sàn, đường kính cốt thép chịu lực được chọn chủ yếu từ 12 tới 25mm. Trong dầm chính có thể chọn đường kính khoảng 32mm. Lưu ý: Không nên chọn loại thép có đường kính lớn hơn 1/10 bề rộng của dầm.

Để tiện trong thi công, không nên dùng quá 3 loại đường kính cho cốt thép chịu lực, mỗi đường kính phải chênh lệch tối thiểu 2mm.

Lớp bảo vệ cho cốt thép dầm

Cần phải phân biệt được lớp bảo vệ của cốt thép chịu lực cấp 1 và cốt thép đai cấp 2. Trong trường hợp, chiều dày của lớp bảo vệ không được nhỏ hơn đường kính của cốt thép và không được nhỏ hơn giá trị Co quy định như sau:

  • Với cốt thép chịu lực:

Trong bản và tường có chiều dày:

Từ 100mm trở lên: Co = 15mm (20mm).

Từ 100mm trở xuống: Co = 10mm (15mm).

Trong dầm và sườn có chiều cao:

Từ 250mm trở lên: Co = 20mm (25mm).

Nhỏ hơn 250mm: Co = 15mm (20mm).

  • Với cốt thép cấu tạo, cốt thép đai:

Khi chiều cao tiết diện

Còn từ 250mm trở lên: Co = 15mm (20mm).

Nhỏ hơn 250 mm: Co = 10mm (15mm).

Lưu ý:

  • Đối với những kết cấu ở trong vùng chịu ảnh hưởng của môi trường nước mặn cần lấy tăng chiều dày lớp bảo vệ theo TCXDVN 327:200.
  • Đối với kết cấu làm bằng bê tông nhẹ, bê tông tổ ong cần lấy tăng chiều dày lớp bảo vệ theo điều 8.3 của tiêu chuẩn TCXDVN 5574:2012.

Khoảng hở của cốt thép dầm

Khoảng hở của cốt thép dầm được hiểu là khoảng cách thông thủy và chỉ số này không được nhỏ hơn trị số lớn và lớn hơn đường kính cốt thép.

Quá trình bố trí thép dầm ở móng, khi đổ bê tông tươi cần chú ý một số quy định như sau:

  • Cốt thép nằm ở dưới phải có khoảng cách 25mm.
  • Cốt thép ở phía trên phải có khoảng cách 30mm.

Nếu cốt thép được đặt thành 2 hàng thì các hàng phía trên sẽ lớn hơn 50mm (trừ 2 hàng nằm dưới cùng). Cần chú ý vị trí đặt tài vùng cốt thép, không được đặt cốt thép ở hàng trên vào khe hở ở hàng dưới.

Đối với trường hợp thi công bằng dầm dùi thì khoảng hở giữa các lớp phía trên cần đảm bảo đút lọt dầm dùi.

Giao nhau của cốt thép dầm

Khi đặt cốt thép bên trên dầm thành 2 hàng thì phải đặt cách ra để cốt thép phía trên dầm chính phải đặt vào khoảng giữa 2 hàng đó. Nếu cốt thép bên trên của dầm chính cũng đặt thành 2 hàng thì cũng phải đặt cách ra để kẹp cốt thép của dầm sàn vào giữa.

Kinh nghiệm bố trí thép dầm theo tiết diện dọc

Dầm cao bao nhiêu thì có cốt thép phụ năm 2024

Cách bố trí thép dầm theo tiết diện dọc

Tương tự như cách bố trí thép dầm theo tiết diện ngang, cách bố trí thép dầm dọc (tức là cách bố trí thép tăng cường trong dầm) cũng phải áp dụng theo những nguyên tắc nhất định. Bao gồm:

  • Tại vị trí cốt thép dọc chịu lực ở trên momen âm, vùng momen dương đặt ở phía dưới. Đây là nguyên tắc “bất di bất dịch” cần chú ý để thực hiện đúng trong mọi trường hợp.
  • Tại các vùng đã được tính toán và được chọn thì nên đặt cốt thép tại nơi có momen lớn nhất. Nếu muốn tiết kiệm diện tích cũng như số lượng thép khi sử dụng có thể cắt thép dầm hoặc uốn chuyển vùng.
  • Sau khi cắt thép trong dầm, cuốn phải đảm bảo lượng cốt thép đã đặt chịu được tải trọng của momen uốn tại các tiết diện thẳng góc và cả tiết diện nghiêng.
  • Cốt chịu lực cần được neo cố định ở đầu mỗi thanh. Đồng thời, cần xác định chính xác để quy trình luôn đảm bảo được thực hiện theo phương dọc.

Lưu ý: Cốt thép trên và dưới có thể đặt độc lập hoặc phối hợp với nhau. Việc bố trí tại vị trí phù hợp sẽ quyết định đến quy trình thực hiện. Nếu chọn chính xác thì không ảnh hưởng đến cách bố trí thép dầm và giúp quy trình thực hiện dễ dàng hơn.

Kinh nghiệm bố trí thép dầm nhịp 5m, 7m, 9m

Thông thường cách bố trí thép dầm sẽ dựa vào cách bố trí cốt thép. Khi thi công, bố trí thép trong dầm không thể làm một lần mà phải thử nhiều phương án khác nhau để tìm ra cách bố trí phù hợp nhất. Bên cạnh đó, người thực hiện cũng nên tham khảo các nguyên tắc khác về: uốn cốt thép dầm, uốn neo gập hoặc neo cốt thép ở giữa nhịp uốn móc tròn.

Dầm cao bao nhiêu thì có cốt thép phụ năm 2024

Cách bố trí thép dầm kiểu phối hợp

Bố trí thép dầm nhịp 5m

Thép dầm nhịp 5m là cách bố trí phổ biến, thường gặp trong các công trình hiện nay. Thép dầm nhịp 5m được chia thành 3 loại như sau:

  • Thép dầm nhịp 5m đẹp

Cách bố trí thép dầm nhịp 5m đẹp được thực hiện như sau: lớp dưới cùng là 3 thanh Ø16, thanh gốc số 2, bố trí 2 thanh Ø16 và thanh góc số 3, bố trí 1 thanh Ø16. Bố trí như vậy cho đến hết chiều dài 5m để giúp dầm chắc chắn hơn.

Nếu khẩu độ lớn thì nên bố trí với tiết diện 200x400m. Tuy nhiên, tiết diện này chưa lý tưởng. Do đó, cách bố trí thép dầm tốt nhất là 4 thanh Ø18 sử dụng làm thép chủ lực và tăng cường thêm 1 thanh Ø16 tại mỗi vị trí gối và bụng. Đồng thời, đai sắt cũng được bổ sung ở ô cầu thang có dầm chiếu tới gác.

  • Thép dầm nhịp 5m an toàn

Cách bố trí thép dầm nhịp 5m an toàn như sau: Bố trí thép cột 200x300, sử dụng cột 200x200mm và dầm 200x350mm như những căn nhà khác, sử dụng 2 thanh Ø16 và 2 thanh Ø14 đặt ở giữa nhịp và gối dầm. Nếu có điều kiện có thể tăng lượng thép lên.

  • Thép dầm nhịp 5m chuẩn

Để tối thiểu hóa chi phí và kết quả thu về cao thì nên tìm những mô hình nhà có sự tương đồng về vị trí, kết cấu, quy mô,... Nếu cách bố trí đã áp dụng vào thực tế, không xảy ra vấn đề gì thì có thể áp dụng ngay cho công trình.

Bên cạnh đó, để chắc chắn hơn, người thực hiện có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia.

Bố trí thép dầm nhịp 7m

Cách bố trí thép dầm nhịp 7m cũng tương tự như cách bố trí thép dầm nhịp 5m. Người thực hiện phải đưa ra quyết định chính xác dựa trên sự hiểu biết và kinh nghiệm trong bố trí thép đai dầm. Nếu chưa có kinh nghiệm thì hãy liên hệ với chuyên gia hoặc các công ty tư vấn chuyên nghiệp để đưa ra phương án phù hợp và tối ưu nhất.

Bố trí thép dầm nhịp 9m

Đối với dầm nhịp 9m thì phương án được áp dụng là sàn dự ứng lực cho nhịp 9m. Phương án này chiều dày sàn có kích thước từ 20 – 22cm và hàm lượng thép trong sàn nhỏ để đạt mục tiêu về mặt kinh tế. Tuy nhiên, nếu chọn cách bố trí thép dầm nhịp 9m thì đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ chuyên môn cao và được giám sát chặt chẽ của hệ thống giám sát, quản lý chất lượng.

Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm bố trí thép dầm, quý khách có thể tham khảo và áp dụng cho công trình của mình. Nếu quý khách có nhu cầu mua các loại thiết bị nâng hạ: cầu trục, cổng trục, pa lăng, tời điện,... để phục vụ cho quá trình thi công, xây dựng thì hãy liên hệ với