Đám hỏi còn gọi là gì năm 2024

Lễ ăn hỏi là một trong những thủ tục xuất hiện trong đa phần các đám cưới ở Việt Nam, khi nhà trai đem sính lễ sang hỏi cưới nhà gái. Tuy đã trở nên tương đối quen thuộc nhưng vẫn có không ít người thắc mắc lễ ăn hỏi gồm những gì và ý nghĩa của các lễ vật đi kèm là gì. Vậy sau đây hãy cùng Tiffany giải đáp trong bài viết lần này nhé!

Ý nghĩa của lễ ăn hỏi

Lễ ăn hỏi là một trong những thủ tục thông lệ có trong đám cưới, có ý nghĩa thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ, xác định quan hệ hôn nhân chính thức giữa cô dâu và chú rể. Lễ ăn hỏi còn có ý nghĩa thể hiện sự chu đáo, tấm lòng kính trọng công ơn nuôi dưỡng của nhà trai đối với các bậc đấng sinh thành nhà gái khi đã nuôi dưỡng, giáo dục cô dâu trưởng thành. Hơn thế nữa, đây chính là dịp để mọi người chúc phúc cho cặp uyên ương sống hạnh phúc bên nhau trọn đời.

Ý nghĩa của lễ ăn hỏi

Xem ngay: Phù dâu là gì? Tất tần tật các điều phù dâu, phù rể trong đám hỏi

Nghi lễ đám hỏi

Tùy vào từng vùng miền mà nghi lễ đám hỏi sẽ có những sự khác nhau nhất định cả về mặt hình thức lẫn số lượng lễ vật.

Ở miền Bắc, sau khi nhà trai và nhà gái có sự gặp gỡ và chính thức cho đôi bạn trẻ có cơ hội tìm hiểu nhau thì ít lâu sau sẽ tổ chức lễ ăn hỏi. Lễ ăn hỏi ở miền Bắc luôn có cơi trầu, kèm theo đó là bánh cốm, bánh su sê, mứt, chè sen,… tùy thuộc vào từng tỉnh thành. Những gia đình khá giả sẽ có thêm lợn quay để làm sính lễ. Thông thường sau khoảng 10 ngày sau lễ ăn hỏi, hai bên gia đình sẽ tổ chức đám cưới cho đôi bạn trẻ.

Lễ ăn hỏi tại miền Bắc

Còn đối với miền Trung, nghi lễ đám hỏi thường tương đối đơn giản, không phô trương, giống với phương châm “trọng lễ nghi khinh tài vật”. Ngày giờ đám hỏi luôn được bói toán kỹ càng, chọn ngày lành tháng tốt để hai bên gia đình gặp gỡ. Đám hỏi diễn ra trong bầu không khí thân mật giữa hai bên nhà trai và nhà gái và không tổ chức quá rầm rộ, mục đích chủ yếu là để giới thiệu cô dâu và chú rể để hai bên có thể kết tình thân gia.

Khác biệt so với hai miền Bắc và Trung, người miền Nam không quá câu nệ về lễ nghi như ở miền Trung hay yêu cầu cao về lễ vật như trong lễ ăn hỏi của miền Bắc. Lễ ăn hỏi theo phong tục của người miền Nam đơn giản cả trong lễ nghi và vật phẩm những vẫn không hề kém phần trang trọng. Nghi lễ ăn hỏi chính thức được diễn ra khi đoàn đại biểu họ gia đình nhà trai mang lễ vật sang nhà gái để ngỏ ý cho con trai họ được đính hôn với cô dâu.

Xem ngay: 8 món sính lễ cưới không thể thiếu trong ngày trọng đại

Lễ ăn hỏi gồm những gì? Ý nghĩa các lễ vật trong đám hỏi

Lễ ăn hỏi 5 tráp gồm những gì?

Lễ ăn hỏi 5 tráp là 5 mâm lễ truyền thống ở miền Bắc, được nhà trai mang đến nhà gái trong lễ ăn hỏi, bao gồm tráp trầu cau, tráp rượu thuốc, tráp bánh cốm – su sê, tráp hoa quả và tráp chè – mứt. Ngoài 5 tráp chính sẽ có thêm 1 phần gọi là “lễ đen” – là một khoản tiền từ 1-10 triệu đồng, mang ý nghĩa cảm ơn nhà gái về công sức sinh thành, dưỡng dục cô dâu.

Tráp ăn hỏi 5 lễ gồm những gì?

Lễ ăn hỏi 7 tráp gồm những gì?

Khác với 5 tráp, lễ ăn hỏi 7 tráp tách riêng hai tráp chè – mứt, tráp bánh cốm – su sê thành các tráp riêng lẻ. Lễ ăn hỏi 7 tráp sẽ phù hợp với những gia đình có ngân sách khá giả hơn, từ tầm 20 triệu đổ lên.

Lễ ăn hỏi 9 tráp gồm những gì?

So với lễ ăn hỏi 7 tráp, lễ ăn hỏi 9 tráp sẽ có thêm 2 mâm tráp là tráp lợn sữa quay và tráp gà – xôi gấc. Lễ ăn hỏi 9 tráp được nhiều gia đình lựa chọn bởi theo quan niệm số 9 là con số tượng trưng cho sự trường tồn vĩnh cửu, hạnh phúc lâu dài. Bên cạnh đó, mâm lễ ăn hỏi 9 tráp cũng thể hiện được sự hào phóng và rộng lượng của nhà trai dành cho nhà gái.

Lễ ăn hỏi 9 tráp gồm những gì?

Lễ ăn hỏi 11 tráp gồm những gì?

Lễ ăn hỏi 11 tráp sẽ có thêm 2 tráp nữa là tráp bia và tráp nước ngọt. Lễ ăn hỏi 11 tráp thể hiện sự giàu sang, thịnh vượng và đầy đủ của cả hai bên gia đình nhà trai gái. Không chỉ vậy, nó còn thể hiện sự chu đáo rất cao của gia đình nhà trai khi chuẩn bị cho lễ ăn hỏi.

Xem ngay: Ý tưởng trang trí sân khấu đám cưới ngoài trời lãng mạn, tinh tế

Chi phí cho lễ ăn hỏi

Chi phí dành cho đám hỏi nhà trai thông thường sẽ gồm những phần như:

  • Trang trí nhà cửa: Tuy rằng lễ ăn hỏi diễn ra chính thức ở nhà gái nhưng nhà trai vẫn cần chuẩn bị bàn ghế, lễ vật, đồ trang trí để tiếp đón họ hàng, người thân đến tham dự. Thông thường chi phí trang trí sẽ rơi vào khoảng từ 3 – 5 triệu.
  • Tráp ăn hỏi: Chi phí cho tráp ăn hỏi sẽ tùy thuộc vào số tráp: 5,7,9, hay 11 tráp và số lễ vật ở từng tráp. Thông thường, chi phí trung bình cho 1 tráp sẽ khoảng từ 1 – 5 triệu. Bên cạnh đó còn có khoản chi phí cho người bê tráp, từ 50 – 100 nghìn đồng/ người.

Chi phí cho lễ ăn hỏi

  • Tiền dạm ngõ: Hay còn gọi là lễ đen, là phong bì tiền mặt mà nhà trai trao cho nhà gái. Lễ đen sẽ tùy thuộc hoàn toàn vào điều kiện gia đình nhà trai.
  • Trang phục: Tiền thuê hoặc mua trang phục sẽ dao động trong khoảng từ 1-3 triệu.
  • Phương tiện: Nhà trai thường sẽ thuê từ 1-2 chiếc xe để đưa gia đình đến nhà gái. Phụ thuộc vào từng loại xe mà chi phí cho phương tiện sẽ dao động khoảng dưới 3 triệu.

Trên đây là bài viết của Tiffany giải đáp một số vấn đề về lễ ăn hỏi. Hy vọng thông qua bài viết lần này, bạn đọc đã có cho bản thân những kiến thức nhất định để có thể tổ chức một lễ ăn hỏi. Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ trang trí tiệc cưới ngoài trời và trang trí tiệc cưới khách sạn thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để có một đám cưới hoàn hảo nhất nhé!

Đính hôn và đám hỏi khác nhau như thế nào?

Lễ đính hôn còn có tên gọi khác là lễ ăn hỏi, ở miền nam được gọi là đám hỏi. Lễ đính hôn là sự gặp mặt giữa hai gia đình hứa hẹn cưới gả cho gặp đôi. Sau buổi lễ đính hôn chàng trai và cô gái xem như đã có hôn ước với nhau. Trong buổi lễ, gia đình nhà trai sẽ mang lễ vật đính hôn đến nhà gái.

Đính hôn và kết hôn khác nhau như thế nào?

Đính hôn hoặc hứa hôn là mối quan hệ giữa hai người muốn kết hôn, và cũng là khoảng thời gian giữa cầu hôn và hôn nhân. Trong thời gian này, một cặp vợ chồng được cho là đã đính hôn, hứa hôn. Cô dâu và chú rể tương lai có thể được gọi là vợ sắp cưới hoặc chồng sắp cưới, vợ chưa cưới hoặc chồng chưa cưới.

Lễ đính hôn còn gọi là gì?

Lễ ăn hỏi còn được gọi là lễ đính hôn là một nghi thức trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt. Đây là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ.

Mâm quả đám cưới và đám hỏi khác gì nhau?

Mâm quả đám hỏi hay còn gọi là tráp cũng tương tự như mâm quả đám cưới nhưng về số lượng thì có thể ít hơn. Tùy vào từng vùng miền thì số lượng mâm quả sẽ khác nhau về số chẵn và lẻ, thông thường tráp ở đám cưới sẽ luôn cần phải nhiều hơn số lượng tráp ở đám hỏi.