Đám trẻ mục đồng thả diều ở đâu

Tác giả Minh Châu 17:36 02/03/2022 37,911

Cánh diều tuổi thơ tiếng việt lớp 4 là một trong những bài đọc nhẹ nhàng, đưa chúng mình hoà vào bầu trời rộng lớn cùng với những cánh diều. Các em hãy cùng Vuihoc.vn bước vào bài đọc qua các câu hỏi nhé!

Cánh diều tuổi thơ tiếng việt lớp 4 là một trong những bài đọc nhẹ nhàng, đưa chúng mình hoà vào bầu trời rộng lớn cùng với những cánh diều. Cánh diều cùng những buổi chiều lộng gió có cánh diều bay trên bầu trời xanh là hình ảnh gắn liền với tuổi thơ của bất kỳ ai. Ai cũng thích thả diều. Và bạn nhỏ trong bài học dưới đây cũng vậy.

Dưới đây, là bài hướng dẫn và soạn bài tiếng Việt lớp 4 “Cánh diều tuổi thơ” của Vuihoc.vn. Các em chú ý theo dõi nhé!

1. Nội dung bài tập đọc lớp 4 bài Cánh diều tuổi thơ

Cánh diều tuổi thơ

   Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.

   Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

   Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này, tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hy vọng khi tha thiết cầu xin: "Bay đi diều ơi! Bay đi!" Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.

Theo TẠ DUY ANH

Đám trẻ mục đồng thả diều ở đâu

2. Soạn bài Cánh diều tuổi thơ tiếng việt lớp 4

2.1. Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?

Tác giả đã chọn những chi tiết sau đây để tả cánh diều:

  • Cánh diều mềm mại như cánh bướm
  • Trên cánh diều có nhiều loại sáo: sáo đơn, sáo kép, sáo bè...
  • Tiếng sáo diều vi vu, trầm bổng.

Tác giả đã cảm nhận và miêu tả cánh diều bằng cả thị giác và thính giác. Cánh diều mềm mại nhẹ nhàng trong ánh mắt.

Tác giả còn cảm nhận được tiếng sáo diều vi vu trên nền trời xanh thẳm. Cánh diều trong tâm trí được cảm nhận bằng mắt thấy tai nghe.

2.2. Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn và những mơ ước đẹp như thế nào?

Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn và những ước mơ đẹp. Chiều chiều, các bạn nhỏ hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại.

Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, các bạn thấy lòng cháy lên, cháy mãi khát vọng. Có bạn đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hy vọng khi tha thiết cầu xin: "Bay đi diều ơi! Bay đi!". Cánh diều là tuổi thơ, là khao khát của trẻ em.

2.3. Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ?

Qua các câu mở bài và kết bài, điều tác giả muốn nói là: Cánh diều khơi gợi những mơ ước đẹp cho tuổi thơ. 

3. Ý nghĩa của bài đọc Cánh diều tuổi thơ

Bài đọc chính là niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ. Khi lắng nghe tiếng sáo diều vi vu, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên tầng mây là lúc những ước mơ của các em được thắp sáng, cháy mãi trong tâm hồn.

4. Một số từ khó trong bài đọc học sinh cần chú ý

Đám trẻ mục đồng thả diều ở đâu

Các bạn nhỏ có muốn những ước mơ của chúng mình bay cao, bay xa như những cánh diều không nào.

Cánh diều tuổi thơ tiếng việt lớp 4 đã khép lại, nhưng những cánh diều sẽ còn bay cao, bay xa mãi như những ước mơ của chúng mình vậy.

Trên đây là bài học “Cánh diều tuổi thơ” tiếng Việt lớp 4 mà Vuihoc.vn đã hướng dẫn chi tiết cách soạn bài.

Chuyên mục Tiếng Việt 4 vẫn còn nhiều bài học quan trọng khác nữa, chúc các em và bố mẹ có những bài học bổ ích!

Câu 4: Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua hình ảnh cánh diều? Trả lời trong khoảng 3 đến 5 dòng.

phân tích, tổng hợp

Giải câu 1, 2, 3 bài Cánh diều tuổi thơ trang 146 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Câu 2. Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn và những mơ ước đẹp như thế nào?

Bài đọc

Cánh diều tuổi thơ

   Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.

   Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

   Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này, tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hy vọng khi tha thiết cầu xin: "Bay đi diều ơi! Bay đi!" Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.

Theo TẠ DUY ANH

- Mục đồng: trẻ chăn trâu, bò, dê, cừu

- Huyền ảo: đẹp một cách kì lạ và bí ẩn, nửa thực nửa hư.

- Khát vọng: điều mong muốn, đòi hỏi rất mạnh mẽ.

- Tuổi ngọc ngà: tuổi thơ, tuổi trẻ đẹp đẽ.

- Khát khao: mong muốn,đòi hỏi thiết tha.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 - Xem ngay

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể liên quan tới câu hỏi mà bạn gửi lên. Có thể trong đó có câu trả lời mà bạn cần!

Bài 1: Đọc đoạn văn sau

      Ông kéo tôi vào sát người, xoa đầu tôi, cười rất hiền. Bàn tay ram ráp của ông xoa nhẹ lên hai má tôi. Từ đó, tối tối, ông thường sang uống trà với ba tôi. Hai người trò chuyện có hôm tới khuya. Những buổi chiều, ba tôi thường gửi chìa khóa phòng cho ông.

a) Xác định chủ ngữ, vị ngữ và kiểu câu của từng câu kể có trong đoạn văn.

Bài 2: Đọc đoạn văn sau

       Mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không và du du như sáo diều, ánh trăng trong chảy khắp nhành cây, kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xóa. Cành lá sắc và đen như mực vắt qua mặt trăng như một bức tranh Tàu. Bức tường hoa giữa vườn sáng trắng lên, lá lựu dày và nhô nhấp nhánh như thủy tinh.

a) Xác định từ loại (danh từ, động từ, tính từ) của các từ có trong đoạn văn trên.

b) Các câu trong đoạn văn trên thuộc kiểu câu gì? Xác định chủ ngữ, vị ngữ của từng câu đó.

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể liên quan tới câu hỏi mà bạn gửi lên. Có thể trong đó có câu trả lời mà bạn cần!

HOA ĐỒNG NỘIKhông hiểu vì sao và từ bao giờ tôi yêu hoa đồng nội đến thế. Không rực rỡ, lộng lẫy như bao loài hoa khác, hoa đồng nội đẹp mỏng manh trong bộ cánh trắng mềm mại điểm nhị vàng và có mùi thơm ngai ngái. Hoa nở khắp nơi trên cánh đồng. những cánh hoa nép mình bên bờ mương, lẫn trong đám cỏ xanh um hay lao xao trên bờ đê giữa mênh mông nắng gió. Chúng nở suốt bốn mùa, trong thời tiết ấm áp của mùa xuân, nắng cháy của mùa hạ hay cái rét thâm tím của chiều mưa mùa đông.Lũ trẻ nông thôn chúng tôi từ khi mới sinh ra đã biết đến cánh đồng qua lời ru của mẹ. lớn lên độ năm, sáu tuổi, dắt con nghé ra đồng, chúng tôi làm bạn với những cọng cỏ, con mương, thuyền lá và đặc biệt là hoa đồng nội. thả cho trâu bò gặm cỏ dọc triền đê, lũ con gái chạy khắp đồng tìm ngắt hoa cho đầy vạt áo rồi xúm xít lê la trên cỏ kết thành từng vòng, thích thú đeo vào tay, vào cổ đóng giả làm công chúa…Những chiều đi học về, tôi thường lang thang trên cánh đồng, lòng xao động trước vẻ đẹp mộc mạc và đầy sức sống của hoa đồng nội. muôn ngàn cánh hoa rung rinh trước gió như muôn ngàn cánh bướm rập rờn bay. Những cánh hoa đung đua như đang say sưa hát, ca ngợi vẻ đẹp của đồng quê.

Câu 1 : Tìm 2 từ tả hình ảnh trong bài : '' Hoa đồng nội'' 

Kỉ niệm mùa hèTôi là một cô bé say mê diều. Nhà tôi ở gần bãi đất rộng, dốc - chỗ bọn con trai trong xóm chọn làm nơi thả diều. Chiều chiều, khi đã nấu cơm xong, tôi có thể đứng lặng hàng giờ để ngắm những cánh diều đủ loại màu sắc bay trên bầu trời xanh lộng gió.Đây những chiếc diều bướm mảnh mai duyên dáng với gam màu đỏ, vàng rực rỡ. Kia những chiếc diều dơi, diều sáo,... trông mạnh mẽ chao liệng trên cao tựa như chạm vào mây.Chiều nay cũng vậy, tôi tha thẩn xem bọn con trai trèo lên bãi đất dốc lấy đà chạy xuống dong diều lên cao, tay chúng giật dây mới điệu nghệ làm sao. Bỗng "bụp", mắt tôi tối sẫm. Tôi giật mình vì cái diều hình mặt trăng khuyết của một em nhỏ va vào mặt. Cậu bé lắp bắp vẻ hối hận:- Em... xin lỗi. Chị... chị có sao không?Câu nói của nó không làm tôi dịu đi chút nào, tôi gắt:- Mắt mũi nhìn đi đâu mà để diều va vào mặt người ta. Diều này...! Diều này...!- Vừa gắt, tôi vừa giằng mạnh cái diều hình mặt trăng của nó, định xé, khiến thằng bé bật khóc.Bỗng tôi có nghe tiếng con gái:- Này, bạn!Thì ra là một "đứa" con gái trạc tuổi tôi. Tôi lạnh lùng:- Gì?- Em bé chỉ không may làm rơi diều vào bạn sao bạn định phá đi niềm vui của nó thế.Nhìn ánh mắt bạn, tôi bối rối cúi đầu. Tôi liền trả lại cho thằng bé cái diều, rồi lặng lẽ bỏ đi. Nhưng tôi vẫn nghe tiếng bạn ấy nói với thằng bé:- Thôi nín đi, nhà em ở đâu để chị dẫn em về.Tôi ân hận nghĩ:

- Mình sẽ không bao giờ làm thế nữa.

I. Đọc bài và trả lời câu hỏi

A, Theo em, bạn nhỏ đã học được bài học gì?

A: Phá đi niềm vui người khác lại là niềm vui cho chính mình

B:Biết lỗi nhưng cố tình tìm lí do dể bào chữa.

C: Niềm vui của người khác là niềm vui của chính mình. Không nên phá hoại niềm vui người khác và nên sửa chữa.