Đan lờ cài nan hoa vách nhà ken câu hát sử dụng biện pháp tu từ gì


[1]Qua hai đoạn thơ được trích trong văn bản “Nói với con” của tác giả Y Phương, ta có thể nhận ra được những vẻ đẹp trong lao động của người đồng mình và cả vẻ đẹp của thiên nhiên nghĩa tình. [2]Thật vậy,trước tiên, vẻ đẹp trong lao động của người đồng mình được tác giả khắc họa qua hình ảnh “Đan lờ cài nan hoa-Vách nhà ken câu hát”; hai câu thơ đã sử dụng những hình ảnh cụ thể và giàu sức gợi, trong đó, nói “Đan lờ cài nan hoa” là Y Phương đang muốn nói đến công việc tạo vẻ đẹp cho người lao động, còn “Vách nhà ken câu hát” thì là nói đến công việc tạo niềm vui cho cuộc sống.[3]Như vậy, vs việc sử dụng các ĐT “đan”, “cài”, “ken” kết hợp vs các DT “nan hoa”, “câu hát” tạo thành những kết cấu từ ngữ giàu sức khái quát, tác giả ko chỉ diễn tả được động tác khéo léo của ng đồng mình mà còn khiến ta hình dung rõ nét hơn cuộc sống lao động gắn bó đầy niềm vui, đầy chất thơ của người đồng mình.[4] Và dường như,trong cuộc sống lao động cần cù ấy, con đã lớn lên từng ngày.[5] Tiếp đến, khi nói về vẻ đẹp của thiên nhiên nghĩa tình, người cha còn muốn nói với con rằng chính mảnh đất thơ mộng ,nghĩa tình của quê hương là nơi con được lớn lên, là cội nguồn hạnh phúc lớn lao vô tận.[6] “Rừng” thì cho con “hoa”, trong đó, hoa là vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời, “con đường” thì cho con “những tấm lòng”, mà tấm lòng lại là vẻ đẹp của tình người, vậy là “rừng” và “con đường” đã trở thành hình bóng của quê hương luôn dang rộng vòng tay đón chờ con. [7]Từ đó, người cha cũng muốn dạy chon con biết rằng: rừng núi quê hương đã nuôi dưỡng con cả về tâm hồn lẫn lối sống.[8] Như vậy chẳng phải, cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người là tình cảm và sự đùm bọc của quê hương đó sao? [9]Chỉ bằng những ngôn từ giản dị, hình ảnh cụ thể mà sinh động, những kết cấu từ ngữ sáng tạo, ta có thể thấy hình ảnh công việc của người lao động cùng với những vẻ đẹp tự nhiên của thiên nhiên núi rừng hiện ra thật đẹp. [10] Qủa thật, chỉ với vài câu thơ ngắn, tác giả Y phương đã vẽ nên một bức tranh có sự hòa nhập của công việc lao động và khung cảnh thiên nhiên thật đẹp mà cũng thật ý nghĩa.


*chú thích: +gạch 1 gạch, in đậm là câu nghi vấn dùng để khẳng định

+gạch 1 gạch, in nghiêng và in đậm là TP tình thái

Tác giả là người am hiểu về phong tục tập quán, đời sống của “người đồng mình”.

Nhà thơ đã vẽ lên khung cảnh sinh hoạt văn hóa mang tính cộng đồng của dân tộc mình. Hai câu thơ gợi lên khung cảnh lao động của người dân miền núi.

    + Đan lờ cài nan hoa: hình ảnh miêu tả trực quan, từ động tác mềm mại của bàn tay những chàng trai, cô gái Tây, nan tre trở thành những bông hoa đẹp đẽ.

    + Vách nhà ken câu hát là câu thơ đầy chất thơ mộng, đây là những yếu tố văn hóa phi vật thể.

Hai câu thơ thi vị bởi trong lao động, người ta vẫn lạc quan, vui vẻ tận hưởng cuộc sống, và sống hạnh phúc bởi bàn tay lao động.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Em hiểu “người đồng mình” là gì? Cách gọi “người đồng mình” của tác giả có gì sâu sắc?

Xem đáp án » 25/06/2020 6,605

Con lớn lên trong tình yêu của cha mẹ và sự đùm bọc của bọc hương. Nội dung ấy được thể hiện như thế nào trong khổ thơ đầu tiên [từ đầu đến Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời] của bài thơ?

Xem đáp án » 25/06/2020 1,389

Nhà thơ đã ca ngợi những tình cảm tốt đẹp nào của “người đồng mình” qua lời nói của người cha với con?

Xem đáp án » 25/06/2020 593

Nét đặc sắc là lối tư duy và cách diễn đạt giàu hình ảnh mang bản sắc dân tộc miền núi. Hãy làm sáng tỏ điều đó.

Xem đáp án » 25/06/2020 350

Chép chính xác 9 câu thơ tiếp để hoàn chỉnh đoạn thơ có chứa hai câu thơ trên. Nêu nội dung của đoạn thơ đó.

Xem đáp án » 25/06/2020 307

Cho hai câu thơ

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Hai câu thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả? Trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

Xem đáp án » 25/06/2020 247

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Câu thơ:

"Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát "

Sử dụng phép tu từ gì? Nêu tác dụng?

Các câu hỏi tương tự

Chỉ ra 2 biện pháp tu từ trong đoạn thơ "Người đồng mình yêu lắm con ơi ... Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời" bài thơ Nói với con ?

Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

=> Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát

=> Hai câu thơ trên đã sử dụng BPNT ẩn dụ 

=> Tác giả đã cho ta thấy được sự giản dị trong phong tục tập quán của những người dân , ở đây , tác giả muốn ca ngợi được tình làng nghĩa xóm tha thiết , sâu nặng của những người dân , tuy không phải họ hàng , ruột thịt nhưng họ lại yêu thương , đùm bọc nhau vô cùng . Cuộc sống còn rất nhiều khó khăn đang chờ họ ở phía trước nhưng họ vẫn luôn tin vào sự đoàn kết , tình yêu thương mà họ dành cho nhau có thể vượt qua tất cả mọi thứ

=> Tác dụng : Sự ca ngợi về tình làng nghĩa xóm của tác giả , đó cũng là một bài học vô cùng quý giá , đáng trân trọng mà ông muốn nói với con của mình 

=> Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng

=> Hai câu thơ trên đã sử dụng BPNT nhân hóa 

=> Kiểu nhân hóa : Dùng những từ vốn chỉ hoạt động , tính chất của người để chỉ hoạt động , tính chất của vật [ cho ]

=> Ở hai câu thơ trên , từ cho mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc , nó nói lên được tấm lòng hào phóng , biết cho đi của thiên nhiên nhưng phải chăng lại phản ánh được tình cảm của những người đồng minh đối với nhau . Vô cùng khăng khít , bền chặt , đáng ca ngợi . Y Phương gửi gắm rất nhiều tâm tư , cảm xúc của mình vào những dòng văn để truyền đạt đến người đọc một cách sâu sắc nhất , ý nghĩa nhất và đáng trân trọng nhất

=> Tác dụng : Cho ta thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên đã khơi dậy trong lòng tác giả một thứ gì đó khó quên , đáng nhớ biết bao , chính hai hình ảnh rừng và con đường đã nuôi dưỡng cảm xúc trong tâm hồn của ông , để khi đọc những câu văn lên , cảm xúc sẽ mãi mãi còn lắng đọng ở đó 

CHÚC BẠN HỌC TỐT

NO COPY !!!!

@ Heo 

1

1.

Phương pháp: căn cứ văn bản Nói với con

Cách giải:

- Tác phẩm: Nói với con.

- Tác giả: Y Phương

- Hoàn cảnh sáng tác: sáng tác đầu 1980 là tâm sự của tác giả với đứa con gái đầu lòng, đó cũng là lời tâm sự với chính mình.

2.

Phương pháp: căn cứ các biện pháp tu từ đã học

Cách giải:

- Nghệ thuật ẩn dụ

- Tác dụng: thể hiện đời sống tinh thần phong phú và tình yêu lao động của người dân.

3.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

1. Tác giả:

- Tên thật [tên đầy đủ]: Tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày.

- Năm sinh, quê quán: Sinh năm 1948, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. [Y Phương nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981 chuyển về công tác tại sở Văn Hóa – Thông tin tỉnh Cao Bằng. Từ năm 1993, ông là chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng].

- Phong cách sáng tác, đề tài quen thuộc: Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.

2. Tác phẩm:

a. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ:

- Năm 1980, khi con gái ông mới 1 tuổi, kinh tế cả nước còn nhiều khó khăn. Bài thơ là lời nói với con gái, cũng là lời nói với mình, nhắc nhở mình và thế hệ mai sau.

- Bài thơ được in trong tập “Thơ Việt Nam [1945 – 1985].

b. Ý nghĩa nhan đề [nếu có]:

- Mượn lời nói với con, Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng mõi con người, bộc lộ niềm tự hào về sức sống bền bỉ của quê hương mình.

- Bài thơ đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra là tình cảm quê hương, từ những kỉe niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống.

- Cảm xúc, chủ đề của bài thơ được bộc lộ, dẫn dắt một cách tự nhiên, có tầm khái quát nhưng vẫn thấm thía.

c. Giá trị nội dung, nghệ thuật:

* Nội dung:

- Bìa thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình.

- Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

* Nghệ thuật:

- Thể thơ tự do làm cho cảm xúc cụ thể, rõ ràng.

- Nhịp điệu lúc nhẹ nhàng bay bổng, khi khúc triết rành rọt, lúc mạnh mẽ âm vang => lời khuyên của cha thấm sâu vào con.

- Ngôn ngữ cụ thể mà giàu khái quát, bao hàm nhiều ý nghĩa, hình ảnh thơ độc đáo.

4.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

* Giới thiệu ngắn gọn vấn đề cần nghị luận: Lòng hiếu thảo.

* Bàn luận

- Lòng hiếu thảo là gì?

+ Đối xử và chăm sóc tốt cha mẹ của mình.

+ Hành động yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi già yếu và thờ phụng sau khi họ qua đời.

- Biểu hiện của lòng hiếu thảo?

+ Người có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính, vâng lời và làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được an ổn.

- Vì sao sống phải có lòng hiếu thảo?

+ Ông bà cha mẹ là những người sinh thành và nuôi dưỡng ta khôn lớn, luôn dành cho ta những điều tốt đẹp nhất trên đời này.

+ Lòng hiếu thảo là  chuẩn mực trong đời sống văn hóa Việt Nam.

+ Người có lòng hiếu thảo được mọi người trân trọng, yêu mến.

+ Giá trị của một người con được nhìn nhận không phải ở sự giàu sang, quyền quý mà nó được thể hiện qua chữ “hiếu”.

+ Lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong gia đình.

- Trong xã hội còn nhiều người sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già. Họ thể hiện một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi.

⇒ Những người như thế thật đáng chê trách.

- Bài học nhận thức và hành động

Video liên quan

Chủ Đề