Dàn ý nghị luận bàn về một vấn đề văn học

Văn mẫu lớp 10: Dàn ý nghị luận về một vấn đề xã hội là chủ đề rất hay nằm trong chương trình Ngữ văn 10 sách Cánh diều trang 33.

Chính vì vậy trong bài viết dưới đây Download.vn trân trọng giới thiệu 3 dàn ý chi tiết nhất. Hi vọng qua 3 dàn ý này các bạn học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, trau dồi kiến thức rèn kỹ năng viết văn nghị luận về một vấn đề xã hội ngày một hay hơn để đạt được kết quả cao trong bài kiểm tra sắp tới. Ngoài ra các bạn học sinh tham khảo thêm rất nhiều bài văn mẫu hay khác tại chuyên mục Văn 10.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề xã hội chi tiết nhất

I Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề xã hội cần bàn luận: Sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống.

II. Thân bài:

1. Giải thích:

- Rút ra vấn đề nghị luận từ các đoạn trích.

- Ý chí: là nghị lực vươn lên trong cuộc sống, khi gặp khó khăn cũng không lùi bước, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành mục tiêu.

- Sức mạnh ý chí có vai trò quan trọng trong cuộc sống.

2. Bàn luận về sức mạnh ý chí của con người:

- Biểu hiện của người có sức mạnh ý chí:

  • Người có sức mạnh ý chí là người luôn lạc quan trong cuộc sống, khi gặp khó khăn họ sẽ tìm cách để vượt qua những khó khăn, thử thách chứ không chịu đầu hàng.
  • Người có sức mạnh ý chí sẽ không ngừng học hỏi, luôn nỗ lực để hoàn thiện bản thân.

- Dẫn chứng về người có sức mạnh ý chí:

  • Trong tác phẩm văn học: nhân vật Hê-ra-clét và nhân vật Đăm Săn.
  • Trong đời sống: thầy Nguyễn Ngọc Ký.

- Ý nghĩa của sức mạnh ý chí:

  • Sức mạnh ý chí có vai trò quan trọng trong việc khẳng định bản thân và sự thành công của mỗi người.
  • Sức mạnh ý chí giúp con người sống có mục tiêu, hành động rõ ràng và luôn luôn biết cố gắng để đạt được mục tiêu.

3. Phê phán:

- Phê phán những người hèn nhát, dám nghĩ nhưng không dám làm.

- Phê phán những người không có ý chí, nghị lực, thấy khó khăn đã vội nản chí.

4. Bài học:

- Cần phải trau dồi, rèn luyện bản thân để không bị gục ngã khi gặp khó khăn, thất bại.

- Cần có thái độ sống tích cực, biết vươn lên để khẳng định mình.

III. Kết bài:

- Khẳng định và đánh giá khái quát lại vấn đề đã bàn luận: Vai trò quan trọng của sức mạnh ý chí đối với mỗi con người.

Xem thêm: Nghị luận về sức mạnh của ý chí con người trong các đoạn trích Hê-ra-clét đi tìm táo vàng và Chiến thắng Mtao Mxây

Dàn ý những tấm gương vượt qua số phận của chính mình

1. Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu về vẻ đẹp của những con người vượt qua số phận của chính mình

2. Thân bài:

+ Giới thiệu khái quát một số tấm gương vượt qua số phận tiêu biểu -> vẻ đẹp chung của họ

+ Giải thích khái niệm ý chí, nghị lực và sức mạnh của phẩm chất tinh thần

+ Lí giải vì sao ý chí, nghị lực có thẻ trở thành sức mạnh giúp con người vượt qua những khó khăn, thử thách tưởng như không thể vượt qua

+ Chứng minh: Nêu lên và phân tích các ví dụ trong cuộc sống và trong văn học về những con người đã vượt qua số phận, đã chiến thắng nhờ có ý chí mạnh mẽ

+ Bình luận

3. Kết luận: khẳng định và đánh giá khái quát lại vấn đề

Xem thêm: Bài văn nghị luận về những tấm gương vuợt qua số phận chính mình 

Dàn ý nghị luận về thói vô trách nhiệm

I. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Thói vô trách nhiệm của các cá nhân trong xã hội hiện nay.

II. Thân bài:

1. Giải thích khái niệm?

- Vô trách nhiệm là thái độ không nhiệt tình, không quan tâm, làm không triệt để tới bất cứ một vấn đề gì đó thuộc phạm vi quản lí của bản thân.

- Thói vô trách nhiệm được ví với một loại axit vô hình, loại axit này không nhìn thấy được bằng mắt thường và như vậy, vô hình chung nó gây ra tổn thất khá nặng nề, ăn mòn cả xã hội mà chúng ta không hề hay biết.

2. Biểu hiện của thói vô trách nhiệm

– Không quan tâm, thờ ơ với mọi người xung quanh

– Có lối sống buông thả, tới đâu hay tới đó

– Luôn thờ ơ với công việc, không có ý thức khi làm việc

– Thờ ơ với bạn bè, gia đình, người thân

– Luôn cho rằng mình đúng, luôn chối bỏ những điều mình làm sai, không chịu nhận lỗi sửa sai

3. Tác hại, hậu quả của thói vô trách nhiệm

- Tạo ra những sản phẩm không hoàn thiện, tạo ra những nhân cách không hoàn hảo.

- Chất lượng công việc không cao.

– Làm cho đạo đức của con người dần đi xuống

– Mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng xa cách

– Kìm hãm sự phát triển của đất nước

4. Bài học nhận thức và hành động

- Làm việc có kế hoạch và hoàn thành theo đúng chỉ tiêu và thời gian.

- Lưu tâm tới tất cả những gì thuộc trách nhiệm sở hữu của bản thân.

III. Kết bài

– Bản thân mỗi người cần nhận thức rõ về tác hại của thói vô trách nhiệm để không mắc phải

– Không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc và trong cuộc sống.

Xem thêm: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Một nhận định, phê bình, ý kiến đánh giá văn học được đưa ra. Có thể mang tính tổng hợp, có thể nhận định một tác phẩm cụ thể. Và học sinh phải dùng kiến thức một hoặc nhiều tác phẩm để chứng minh.

Những năm gần đây, đề thi thường cho hai nhận định trong đề, hoặc tương đồng [đều đúng] hoặc đối lập [một đúng và một sai]. Từ đó học sinh dùng thao tác phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ… để làm bài.

* CẤU TRÚC DẠNG ĐỀ NÀY PHẢI TUÂN THỦ CÁC BƯỚC NHƯ SAU

CẤU TRÚC NỘI DUNG ĐIỂM
Mở bài Nêu vấn đề, dẫn ý kiến vào  
Thân bài 1. Vài nét về tác giả, tác phẩm [hoặc đưa phần này lên mở bài] 0,5
  2. Giải thích ý kiến: [nếu có hai ý kiến thì giải thích lần lượt từng ý kiến một]; nếu là 1 ý kiến thì giải thích từng vế [hoặc từ khoá] 0,5
  3. Nội dung
  • Xác lập luận điểm theo từng ý kiến [nếu đề cho 2 ý kiến] và xác lập luận điểm dựa trên từ khoá hoặc vế [nếu đề cho 01 ý kiến]
  • Vận dụng nhiều thao tác lập luận: so sánh, phân tích, chứng minh, bác bỏ… để làm rõ ý kiến.
  • Chọn lựa dẫn chứng tiêu biểu, hợp lý để làm nổi bật ý kiến.
3,5
  4. Bình luận ý kiến:

Khẳng định ý kiến đúng hay sai. Vì sao ?

0,5
Kết bài Đánh giá chung về vấn đề  
Lưu ý: Đây là dạng đề khó, đòi hỏi lập luận chặt chẽ, logic, có tính lý luận cao. Vì vậy, các em cần nắm vững kiến thức và tập viết nhiều về dạng đề này.

LƯU Ý Ngoài những dạng đề có cấu trúc thường gặp ở trên, học sinh cũng cần xem lại kỹ năng về cách làm bài các dạng đề : Kỹ năng phân tích thơ. Kỹ năng phân tích văn xuôi. Kỹ năng phân tích nhân vật văn học [hình tượng văn học]

 

ĐỀ RA: Có ý kiến cho rằng “Sóng” của Xuân Quỳnh mang vẻ đẹp của tình yêu truyền thống”. Nhưng có ý kiến khác lại cho rằng “Tình yêu trong “Sóng” là tình yêu hiện đại”. Phân tích Sóng – Xuân Quỳnh để chứng minh cho hai ý kiến trên.

DÀN Ý

I.MỞ BÀI

II. THÂN BÀI

1. Khái quát:

          Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ nữ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn vừa chân thành đằm thắm và luôn da diết với khát vọng hạnh phúc đời thường. “Sóng” là bài thơ tình yêu đặc sắc của Xuân Quỳnh, in trong tập “Hoa dọc chiến hào”.

2. Giải thích

– Tình yêu truyền thống là tình yêu mang những cung bậc cảm xúc có tính truyền thống muôn đời. Đó là niềm tin mãnh liệt trong tình yêu, nỗi nhớ da diết cháy bỏng, sự thủy chung đằm thắm nhưng bên cạnh đó cũng không tránh khỏi những cảm xúc lo âu, khắc khoải.

– Tình yêu hiện đại là tình yêu vượt ra khỏi sự chật hẹp tù túng, đời thường để vươn tới tình yêu cao đẹp, nhân văn.

3. Chứng minh

3.1. Ý kiến thứ nhất: “Sóng của Xuân Quỳnh là vẻ đẹp tình yêu truyền thống”. Vẻ đẹp ấy là những xúc cảm nồng nàn nhiều cung bậc trong tâm hồn của người phụ nữ khi yêu.

+ Khi yêu, tâm hồn người phụ nữ đầy những phức tạp khó hiểu. Lúc dữ dội, dịu êm, khi ồn ào, lặng lẽ [2 câu đầu khổ 1]

+ Tình yêu gắn liền với khát vọng và những bồi hồi trong trái tim yêu

+ Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ. Nỗi nhớ là một cung bậc trong tình cảm và cũng là gam màu chủ đạo của tình yêu.   Nỗi nhớ ấy xuyên suốt cả không gian, thời gian đến nỗi “ngày đêm không ngủ được” đến “cả trong mơ còn thức”.

+ Tình yêu gắn với sự thủy chung. Đây là nét đẹp nhân văn [Phân tích khổ 6]

+ Tình yêu gắn liền với niềm tin nhưng cũng đầy những dự cảm lo âu, khắc khoải [Phân tích khổ 7, 8]

3.2. Ý kiến thứ hai : “ Sóng gắn liền với tình yêu hiện đại”

+ Người phụ nữ không cam chịu cuộc đời chật hẹp, bé nhỏ tù túng mà muốn bứt phá ra những không gian rộng lớn để sống với tình yêu đích thực “Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể”

+ Mạnh dạn bày tỏ tình cảm, mạnh mẽ quyết định hạnh phúc, thậm chí mang trong mình khát vọng lớn lao muốn bất tử hóa tình yêu [Phân tích khổ cuối]

3.3. Nghệ thuật

          Thể thơ ngũ ngôn, âm điệu nhịp nhàng, sử dụng nhiều biện pháp tu từ: nhân hóa, ẩn dụ, điệp từ điệp ngữ.

4. Bình luận

          Cả hai ý kiến trên đều đúng. Tình yêu truyền thống và hiện đại ở đây không tách rời nhau mà hòa quyện vào nhau, tạo nên nhiều nét đẹp nhân văn trong tâm hồn người phụ nữ khi yêu. Chính hai ý kiến này đã góp phần làm sáng tỏ giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Sóng.

III. KẾT BÀI

—————————————–

Thầy Phan Danh Hiếu

Video liên quan

Chủ Đề