Đánh giá điều trị lồng ruột

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh siêu âm gây lồng ruột, phân tích giá trị của siêu âm đối với lâm sàng và điều trị lồng ruột ở trẻ em. Đối tượng - phương pháp: Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định là lồng ruột trên lâm sàng và siêu âm. Thiết kế nghiên cứu hồi cứu, mô tả phân tích, có so sánh 208 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu. Kết quả: Tuổi trung bình là 2,14±1,0 tuổi, hay gặp nhất là dưới 2 tuổi chiếm 71,6%. Nam giới chiếm 62%, nữ 38% tỷ lệ nam/nữ là 1,6/1. Đau bụng cơn chiếm chủ yếu 96,2%, ỉa máu chỉ chiếm 8,0%. Tất cả BN trong nhóm nghiên cứu đều có hình ảnh điển hình của lồng ruột trên siêu âm. Vị trí lồng HSP chiếm 95,8%. Có 98,9% BN tháo lồng thành công, có 5,4 % bệnh nhân tháo lồng trên 2 lần mới thành công. Có 1,1% tháo lồng thất bại phải chuyển mổ. Kết luận: Các triệu chứng siêu âm như đường kính khối lồng, chiều dày thành ruột cho thấy có sự tương quan với kết quả tháo lồng. Siêu âm là một cận lâm sàng đầu tay đơn giản rẻ tiền an toàn và đem tới độ chính xác khá cao trong chẩn đoán lồng ruột.

Siêu âm, lồng ruột, bơm hơi tháo lồng, phẫu thuật Có 2 phương pháp: không phẫu thuật hoặc phẫu thuật. Hiện nay điều trị lồng ruột chủ yếu bằng phương pháp không phẫu thuật. Điều trị bằng bơm không khí vào đại tràng

  • Chỉ định cho hầu hết các trường hợp lồng ruột, chỉ có chống chỉ định khi có triệu chứng viêm phúc mạc hoặc tắc ruột rõ ở lâm sàng và X quang
  • Tiền mê trước khi tháo, sử dụng máy tháo lồng với áp lực 80 – 120 mmHg, có van tự ngắt, bơm hơi dưới màn tăng sáng hoặc máy C – arm.
  • Dấu hiệu thành công: Bụng đang chướng lệch với quai đại tràng giãn trở thành chướng đều, áp lực máy tăng dần sau đó tụt xuống nhanh chóng và duy trì không tăng thêm khi tiếp tục bơm hơi. Xả hơi qua sonde trong trực tràng bụng bẫn còn chướng đều.
  • X quang có hình ảnh hơi tràn và ruột non
  • Theo dõi sau tháo lồng: tình trạng đau bụng cơn, nôn, có thể cho uống than hoạt để kiểm tra lưu thông tiêu hóa.

Đánh giá điều trị lồng ruột
Điều trị lồng ruột bằng bơm hơi đại tràng

Điều trị phẫu thuật: Chỉ định mổ:

  • Với trẻ dưới 2 tuổi: Tháo lồng bằng bơm hơi thất bại, lồng ruột có biểu hiện viêm phúc mạc hoặc tắc ruột rõ trên lâm sàng và X quang, hoặc lồng ruột tái phát nhiều lần.
  • Với trẻ trên 2 tuổi: Lồng ruột mạn tính.

Phương pháp mổ:

  • Tìm và tháo khối lồng bằng tay hoặc dụng cụ nội soi.
  • Kiểm tra có các nguyên nhân gây lồng và giải quyết: polype, túi thừa meckel
  • Có thể cắt ruột thừa hoặc không tùy phẫu thuật viên
  • Cố định ruột: cố định hồi tràng vào đại tràng và cố định manh tràng vào thành bụng hố chậu phải Tình trạng khối lồng muộn gây hoại tử có thể phải cắt đoạn ruột hoại tử, nối ngay hoặc đưa 2 đầu ruột ra ngoài, nối lại sau một vài tháng khi tình trạng toàn thân ổn định

Lồng ruột là tình trạng hay gặp ở trẻ em, có thể gây biến chứng hoại tử nếu không được phát hiện và can thiệp điều trị sớm. Phẫu thuật tháo lồng ruột bằng nội soi là chỉ định điều trị hữu hiệu, giảm tối đa nguy cơ tái phát bệnh lý này.

Lồng ruột là tình trạng một đoạn ruột lộn lại, chui vào lòng của đoạn ruột kế cận. Tình trạng lồng ruột có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào nhưng phổ biến hơn ở trẻ dưới 2 tuổi (chiếm tới 80% các trường hợp bị lồng ruột). Bệnh thường gặp ở bé trai, đặc biệt là ở những bé bụ bẫm.

Trẻ bị lồng ruột thường có các triệu chứng như:

  • Đau bụng từng cơn: Trẻ khóc thét từng cơn, cơn đau bụng đột ngột, dữ dội, trẻ ưỡn người, xoắn vặn, bỏ chơi, bỏ bú. Cơn đau kéo dài 5 - 15 phút, xuất hiện và mất đi đột ngột. Sau đó trẻ yếu dần và mệt lả, khoảng cách giữa các cơn đau ngày càng ngắn;
  • Nôn ói: Xuất hiện cùng với đợt đau bụng đầu tiên, ban đầu trẻ nôn ra thức ăn, sau đó nôn ra dịch xanh hoặc vàng;
  • Đại tiện nhầy máu: Là triệu chứng xuất hiện ngay từ cơn đau đầu tiên hoặc xuất hiện muộn sau 24 giờ. Trẻ có biểu hiện đi đại tiện máu lẫn nhầy, màu đỏ hoặc nâu, đôi khi có vài giọt máu tươi chảy ra hậu môn;
  • Bí trung tiện - đại tiện: Xảy ra nếu khối lồng ruột gây tắc ruột hoàn toàn. Trường hợp khối lồng không tắc hoàn toàn thì trẻ vẫn đại tiện được.

Về điều trị, các lựa chọn điều trị lồng ruột phổ biến là tháo lồng bằng hơi, tháo lồng bằng nước và phẫu thuật. Trong đó, tỷ lệ tái phát lồng ruột sau tháo lồng không phẫu thuật là 8 - 12%. Trong khi đó, nếu phẫu thuật, tỷ lệ tái phát bệnh chỉ 0 - 3%.

Đánh giá điều trị lồng ruột

Lồng ruột khiến trẻ đau bụng đột ngột từng cơn

2. Phương pháp tháo lồng ruột bằng phẫu thuật nội soi

Lồng ruột có thể xảy ra ở đoạn ruột non - ruột non, ruột non - đại tràng hoặc lồng hồi tràng - manh đại tràng. Thời gian gần đây, phương pháp phẫu thuật nội soi đang được áp dụng rộng rãi trong điều trị lồng ruột, đặc biệt cho vùng hồi - manh tràng.

2.1 Chỉ định/chống chỉ định

Chỉ định

Chỉ định tháo lồng ruột cho các trường hợp lồng ruột non - ruột non hoặc lồng hồi - manh tràng có các đặc điểm sau:

  • Có chống chỉ định thực hiện thụt tháo ruột;
  • Thất bại khi tháo lồng bằng hơi hoặc bằng nước;
  • Thời gian chẩn đoán phát hiện lồng ruột sau 24 tiếng;
  • Không có tổn thương nguyên phát như u, túi thừa, ban xuất huyết Henoch-Schonlein,...;
  • Lồng ruột tái phát nhiều lần (> 2 lần) chưa xác định rõ nguyên nhân

Chỉ định cố định hồi manh tràng:

  • Lồng ruột vùng hồi manh tràng tái phát trên 2 lần;
  • Không có các nguyên nhân nguyên phát gây lồng ruột;
  • Có thể tháo lồng được hoàn toàn bằng hơi, nước hoặc qua phẫu thuật nội soi.

Chống chỉ định

  • Rối loạn đông máu, rối loạn huyết động, mắc bệnh tim hoặc bệnh phổi nặng;
  • Viêm phúc mạc;
  • Tắc ruột hoàn toàn hoặc ruột bị chướng nhiều.

Đánh giá điều trị lồng ruột

Không tiến hành tháo lồng ruột đối với bệnh nhân bị rối loạn đông máu

2.2 Chuẩn bị phẫu thuật

  • Nhân sự thực hiện: Bác sĩ phẫu thuật chuyên khoa tiêu hóa, bác sĩ gây mê hồi sức, phụ tá;
  • Phương tiện kỹ thuật: Bộ dụng cụ và dàn máy phẫu thuật nội soi tiêu chuẩn;
  • Bệnh nhân: Được giải thích về phẫu thuật; thực hiện các xét nghiệm tiền phẫu; thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp X-quang cắt lớp điện toán để loại trừ tắc ruột, lồng ruột thứ phát, viêm phúc mạc, hội chứng manh tràng di động; bồi phụ nước, điện giải; sử dụng kháng sinh dự phòng; đặt ống thông dạ dày;
  • Hồ sơ bệnh án: Hoàn thiện các giấy tờ đúng theo quy định.

2.3 Thực hiện phẫu thuật

  • Kiểm tra hồ sơ và người bệnh, đảm bảo đúng người, đúng bệnh;
  • Vô cảm: Thực hiện gây mê nội khí quản;
  • Tư thế bệnh nhân: Nằm ngửa, dạng 2 chân;
  • Ekip phẫu thuật đứng ở vị trí thuận tiện cho thao tác;
  • Đặt trocar kính soi 10mm tại vị trí rốn, bơm CO2;
  • Quan sát toàn bộ ổ bụng, đánh giá tình trạng tắc ruột, viêm phúc mạc, tổn thương kết hợp (u, viêm ruột thừa, viêm túi thừa), đặt 2 trocar thao tác 5mm tùy thuộc vào vị trí khối lồng ruột;
  • Dùng 2 kẹp mềm thao tác trên khối lồng, một tay kéo cổ lồng ra khỏi đầu lồng. Chú ý lực kéo vừa phải để tránh làm tổn thương thành ruột;
  • Khi tháo lồng thành công cần kiểm tra lại đoạn ruột lồng xem có tổn thương thiếu máu hoặc hoại tử không, đồng thời đánh giá sự lưu thông tiêu hóa toàn bộ ruột;
  • Cân nhắc chuyển mổ mở nếu: Nội soi có tổn thương khác kèm theo (viêm, u), có viêm phúc mạc, ruột chướng nhiều không thao tác được, tổn thương thành ruột, khối lồng dính quá chặt nên không thể tháo bằng dụng cụ nội soi,...;
  • Khâu cố định manh tràng nếu có chỉ định: Để bệnh nhân nằm tư thế đầu thấp, nghiêng trái, xác định manh tràng, ruột thừa, đoạn cuối hồi tràng, kiểm tra chắc chắn không có tổn thương nguyên phát thì thực hiện cắt ruột thừa. Tiếp theo, khâu 3 - 5 mũi cố định lần lượt các vị trí manh tràng, gốc ruột thừa và đoạn cuối hồi tràng vào thành bụng bên bằng chỉ không tan;
  • Đóng lại các lỗ đặt trocar, kết thúc phẫu thuật.

Đánh giá điều trị lồng ruột

Phẫu thuật nội soi tháo lồng ruột

2.4 Theo dõi sau phẫu thuật

  • Theo dõi các chỉ số sinh tồn của người bệnh bao gồm huyết áp, mạch, nhiệt độ, hô hấp,...;
  • Theo dõi tình trạng chảy máu và viêm nhiễm;
  • Có thể rút ống thông dạ dày, cho ăn sớm vào ngày đầu tiên sau phẫu thuật, kết hợp cho bệnh nhân vận động sớm;
  • Theo dõi các biến chứng liệt ruột và tắc ruột sớm sau mổ;
  • Bệnh nhân có thể xuất viện sau 3 - 5 ngày tùy tình hình sức khỏe;
  • Theo dõi từ xa vì các tình trạng như tắc ruột do dính hoặc lồng ruột tái phát vẫn có thể xảy ra.

2.5 Tai biến và cách xử trí

2.5.1 Tai biến trong phẫu thuật

  • Chảy máu, thủng ruột hay rách mạc treo,... do thao tác trên trocar: Xử trí tùy theo phác đồ chuẩn;
  • Thủng ruột do cầm kéo ruột: Thực hiện chuyển mổ mở để khâu lỗ thủng và rửa bụng;

2.5.2 Biến chứng sau phẫu thuật

  • Nhiễm trùng vết mổ: Cần chăm sóc vệ sinh vết mổ, dùng thuốc kháng sinh;
  • Bung gốc ruột thừa sau phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa: Tùy tình huống sẽ có cách xử trí phù hợp. Cụ thể, nếu viêm phúc mạc hậu phẫu thì chỉ định phẫu thuật lại để điều trị. Nếu áp xe tồn lưu thì thực hiện điều trị kháng sinh và có thể mổ lại tùy đánh giá của bác sĩ;
  • Viêm phúc mạc hậu phẫu do bỏ sót tổn thương trên thành ruột: Cần phẫu thuật lại để xử trí;
  • Liệt ruột và tắc ruột sớm sau mổ: Là biến chứng ít gặp, thường được xử trí điều trị bảo tồn.

Lồng ruột là bệnh lý có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi có dấu hiệu cảnh báo lồng ruột, người nhà nên sớm đưa bệnh nhân đi khám để chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời bằng các phương pháp tháo lồng bằng hơi, nước hoặc phẫu thuật nội soi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.