Đánh giá hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học

Hội đồng Đạo đức trong Nghiên cứu Y Sinh học [Research Ethics Committee] là tổ chức bao gồm các chuyên gia tư vấn xem xét, đánh giá, thẩm định về khía cạnh đạo đức đối với các nghiên cứu y sinh học liên quan đến con người để bảo đảm các nghiên cứu này được thực hiện phù hợp với các quy định, hướng dẫn về đạo đức y sinh học của pháp luật Việt Nam [theo Thông tư số 4/TT-BYT ban hành ngày 05/3/2020 về quy định việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Đạo đức trong Nghiên cứu Y Sinh học do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành].

Phù hợp với hoạt động trong phạm vi bệnh viện, Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học của Bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hòa thành lập và hoạt động dựa trên hướng dẫn của Bộ  Y tế [theo Quyết định số 80/QĐ-TWQH ngày 04/3/2020 của Giám đốc Bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hòa. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, dân chủ, độc lập, khách quan, trung thực và chịu trách nhiệm cá nhân trước các quyết định của mình khi xem xét, đánh giá các nội dung nghiên cứu trước khi triển khai, trong quá trình triển khai và nghiệm thu kết quả nghiên cứu.

Chức năng của Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học

Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học có chức năng tư vấn cho người đứng đầu tổ chức thành lập Hội đồng đạo đức xem xét, thẩm định về khía cạnh đạo đức và khoa học của các nghiên cứu y sinh học liên quan đến con người làm cơ sở phê duyệt, triển khai và nghiệm thu nghiên cứu y sinh học.

Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng đạo đức

1. Hoạt động của Hội đồng đạo đức là hoạt động phi lợi nhuận.

2. Hội đồng đạo đức phải áp dụng đầy đủ các nguyên tắc đạo đức theo quy định tại Thông tư này, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và thực hiện theo hướng dẫn về đạo đức trong nghiên cứu y sinh học của các tổ chức quốc tế. Hướng dẫn đạo đức được Hội đồng đạo đức áp dụng phải được nêu rõ và phổ biến cho các nghiên cứu viên trong nghiên cứu.

3. Hội đồng đạo đức làm việc theo nguyên tắc tập thể, dân chủ, độc lập khi thẩm định và ra quyết định.

4. Khi xem xét nghiên cứu liên quan đến nhóm người dễ bị tổn thương phải có sự tham gia của đại diện đối tượng nghiên cứu hoặc chuyên gia có kinh nghiệm làm việc với các đối tượng này tham dự cuộc họp của Hội đồng đạo đức.

5. Hội đồng đạo đức cần quy định về việc phối hợp và/hoặc tham khảo kết quả thẩm định của Hội đồng đạo đức trong hoặc ngoài nước khác.

6. Trong trường hợp cần thiết Hội đồng đạo đức có thể mời chuyên gia tư vấn độc lập để cung cấp ý kiến chuyên môn cho Hội đồng đạo đức.

7. Kết luận của Hội đồng đạo đức đối với nghiên cứu cần dựa trên cơ sở sự đồng thuận của các thành viên Hội đồng đạo đức và phải được ghi trong biên bản họp Hội đồng đạo đức. Trường hợp khó đạt được sự đồng thuận trong Hội đồng đạo đức, Chủ tịch Hội đồng đạo đức có quyền quyết định việc tiến hành bỏ phiếu ngay hoặc đề nghị nghiên cứu viên chính hoàn thiện hồ sơ nghiên cứu để Hội đồng đạo đức xem xét và bỏ phiếu trong cuộc họp Hội đồng đạo đức lần sau. Nghiên cứu chỉ được thông qua khi có ít hơn 02 phiếu không chấp thuận trong tổng số phiếu hợp lệ

Nội dung Hội đồng đạo đức cần thẩm định

Nội dung thẩm định của Hội đồng đạo đức khi đánh giá hồ sơ nghiên cứu, giám sát trong quá trình nghiên cứu và đánh giá kết quả nghiên cứu bao gồm:

1. Thiết kế nghiên cứu và tiến hành nghiên cứu;

2. Rủi ro và lợi ích tiềm năng;

3. Lựa chọn quần thể nghiên cứu và tuyển chọn, bảo vệ đối tượng nghiên cứu;

4. Lợi ích tài chính và chi phí tài chính liên quan đối tượng nghiên cứu;

5. Bảo vệ sự riêng tư và bảo mật thông tin của đối tượng nghiên cứu;

6. Quá trình cung cấp thông tin và lấy văn bản chấp thuận tham gia nghiên cứu

của đối tượng nghiên cứu;

7. Tác động của nghiên cứu lên cộng đồng có đối tượng nghiên cứu;

8. Năng lực của nghiên cứu viên và điểm nghiên cứu

Thông tin chi tiết vui lòng xem tập tin đính kèm.

Thông tư 4/TT-BYT Quy định việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học [file đính kèm tại đây].

Hội đồng Đạo đức trong Nghiên cứu Y Sinh học [Research Ethics Committee, Ethical Review Board, Ethical Review Committee, Human Research Ethics Committee, Institutional Review Board, Independent Ethics Committee] là tổ chức bao gồm các chuyên gia tư vấn xem xét, đánh giá, thẩm định [sau đây viết tắt là tư vấn đánh giá], về khía cạnh khoa học và đạo đức đối với các nghiên cứu y sinh học liên quan đến con người để bảo đảm các nghiên cứu này được thực hiện phù hợp với các quy định, hướng dẫn về đạo đức y sinh học của pháp luật Việt Nam [theo Khoản 3 Điều 3 Thông tư 45/2017/TT-BYT về quy định việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Đạo đức trong Nghiên cứu Y Sinh học do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành].

 Họp xét duyệt đề cương NCKH của Hội đồng Đạo đức

Phù hợp với hoạt động trong phạm vi bệnh viện, Hội đồng Khoa học và Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học của Bệnh viện Nhi Đồng 1 thành lập và hoạt động dựa trên hướng dẫn của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh [theo công văn số 8798/SYT-NVY ngày 19/10/2017 của Giám đốc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh về việc hướng dẫn hoạt động nghiên cứu cho các đơn vị trực thuộc chuyên môn do Sở Y tế quản lý từ năm 2017với nhiệm kỳ 5 năm từ 2017 – 2021 theo Quyết định số 240/QĐ-BVNĐ1 ngày 22/02/2017 của Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, dân chủ, độc lập, khách quan, trung thực và chịu trách nhiệm cá nhân trước các quyết định của mình khi xem xét, đánh giá các nội dung nghiên cứu trước khi triển khai, trong quá trình triển khai và nghiệm thu kết quả nghiên cứu.

Khi đánh giá hồ sơ nghiên cứu và kết luận, Hội đồng quan tâm các nội dung sau:

  1. Nguy cơ và lợi ích cho đối tượng tham gia nghiên cứu;

  2. Các nguy cơ là tối thiểu và hợp lý so với những lợi ích dự kiến có được;

  3. Bảo vệ, chăm sóc cho đối tượng tham gia nghiên cứu;

  4. Sự chấp thuận tình nguyện tham gia nghiên cứu của đối tượng;

  5. Tính công bằng trong việc chọn đối tượng tham gia nghiên cứu;

  6. Tính toàn vẹn của số liệu được thu thập;

  7. Tôn trọng tính riêng tư và bảo vệ bí mật cho đối tượng tham gia nghiên cứu;

  8. Các điều kiện bảo vệ đối với những đối tượng dễ bị tổn thương;

  9. Thiết kế khoa học của đề cương nghiên cứu;

  10. Mô hình tổ chức triển khai và tính khả thi của nghiên cứu.

Hội đồng thực hiện các chức năng, nhiệm vụ như sau:

  1. Xem xét, đánh giá về khía cạnh đạo đức và khoa học liên quan trong các nghiên cứu y sinh học [NCYSH].

  2. Theo dõi, kiểm tra, giám sát các nghiên cứu trong việc tuân thủ đề cương và các quy định về đạo đức trong nghiên cứu; đánh giá việc ghi nhận, báo cáo, xử lý các biến cố bất lợi xảy ra trong quá trình nghiên cứu.

  3. Đánh giá các kết quả nghiên cứu theo đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt trên cơ sở các hướng dẫn và quy định hiện hành.

  4. Thực hiện công tác kiểm tra giám sát hoạt động nghiên cứu khoa học tại đơn vị thường quy ít nhất 2 lần vào tháng 5 và tháng 11 hàng năm [có biên bản kèm theo].

  5. Tổ chức nghiệm thu tất cả các đề tài nghiên cứu khoa học đã được thực hiện tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 hoặc các đề tài do Bệnh viện quản lý hoặc phê duyệt trước đó.

  6. Thực hiện lưu trữ và quản lý hồ sơ hoạt động của Hội đồng theo quy định hiện hành.

Quyền hạn của Hội đồng:

  1. Chấp thuận, yêu cầu sửa đổi đề cương nghiên cứu trước khi chấp thuận hoặc không chấp thuận hồ sơ nghiên cứu của tất cả các NCYSH do Bệnh viện Nhi Đồng 1 quản lý, thực hiện hoặc hợp tác thực hiện.

  2. Chấp thuận hoặc không chấp thuận những thay đổi về nội dung nghiên cứu trong quá trình triển khai.

  3. Quyết định dừng nghiên cứu đối với các đề tài có các dấu hiệu không tuân thủ thực hành nghiên cứu lâm sàng tốt [Good Clinical Practice – GCP], vi phạm đề cương nghiên cứu hoặc phát hiện thấy nguy cơ không đảm bảo an toàn cho đối tượng nghiên cứu có thể xảy ra trong quá trình nghiên cứu.

  4. Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ đề cương, các nguyên tắc về GCP tại điểm nghiên cứu và các số liệu, dữ liệu, kết quả, hồ sơ có liên quan đến nghiên cứu.

Trách nhiệm của Hội đồng:

  1. Bảo vệ quyền, sự an toàn và sức khỏe của tất cả những đối tượng tham gia nghiên cứu và cộng đồng có liên quan, quyền của các nghiên cứu viên.

  2. Bảo vệ sự công bằng đối với tất cả những đối tượng tham gia nghiên cứu [chia sẻ lợi ích và rủi ro giữa các nhóm theo tầng lớp xã hội, tuổi, giới tính, tình trạng kinh tế, văn hóa, dân tộc, tôn giáo].

  3. Bảo đảm khách quan, dân chủ, trung thực và kịp thời khi đánh giá các khía cạnh đạo đức của nghiên cứu.

  4. Bảo đảm tính pháp lý, tính khoa học của đề cương, hồ sơ nghiên cứu và bảo đảm bí mật của nghiên cứu.

Chủ Đề