Đánh giá năng lực nhân viên của công ty

Đối với mỗi doanh nghiệp, nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của thương hiệu. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có cho mình một đội ngũ nhân viên thực sự tiềm năng. Vậy làm thế nào để đánh giá năng lực nhân viên hiệu quả? Lợi ích của bảng đánh giá năng lực nhân viên trong doanh nghiệp là gì? Cùng HrOnline tìm hiểu chi tiết trong phần dưới đây để giúp các nhà quản trị có thể xây dựng hệ thống đánh giá nhân viên phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

Tại sao bảng đánh giá năng lực nhân viên lại quan trọng?

Năng lực là gì?

“Năng lực là đặc tính có thể đo lường được của kiến thức, kỹ năng, thái độ, các phẩm chất cần thiết để hoàn thành được nhiệm vụ. Năng lực là yếu tố giúp một cá nhân làm việc hiệu quả hơn so với những người khác”, theo Cục quản lý nhân sự [Office of Personnel Management].

Từ khái niệm trên, doanh nghiệp có thể chia năng lực theo 3 nhóm yếu tố: A - S - K có nghĩa là “thái độ, kỹ năng, kiến thức”

Đánh giá năng lực là gì?

Đánh giá năng lực là đánh giá các khía cạnh về thái độ, kỹ năng, kiến thức làm việc và những giá trị tiềm ẩn bên trong nhân viên. Nếu một nhân viên có năng lực làm việc tốt, được đặt đúng vị trí, yêu cầu công việc với điều kiện làm việc phù hợp thì sẽ có hiệu quả công việc cao. Thông qua đó, đem lại giá trị cho doanh nghiệp.

Đánh giá năng lực là cơ sở để hoạch định nguồn nhân lực [lập kế hoạch đào tạo và phát triển], đồng thời cũng là thước đo để doanh nghiệp dự đoán được khả năng, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của nhân viên, mục tiêu của doanh nghiệp và cơ sở để đánh giá lương, thưởng dựa trên năng lực.

Tại sao cần đánh giá năng lực?

Đánh giá năng lực là một phần quan trọng trong việc quản lý đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp. Từ giai đoạn tuyển dụng nhân sự đến giai đoạn đào tạo, nhà quản trị đều cần dựa vào kiến thức, thái độ, kỹ năng mà nhân viên thể hiện. Thông qua đó, đánh giá một cách khách quan về sự phù hợp của nhân viên đối với vị trí, yêu cầu công việc mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Tuy nhiên đây là một công việc không hề đơn giản và vẫn còn khiến các nhà quản lý đau đầu trong việc lựa chọn các phương pháp đánh giá nhân viên.

Tại sao cần đánh giá năng lực nhân viên

Một số tiêu chí dùng để đánh giá nhân viên

Đánh giá một nhân viên được hiểu đơn giản là đánh giá mức độ phù hợp với vị trí, yêu cầu công việc mà doanh nghiệp mong muốn. Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ đề ra những chính sách đãi ngộ phù hợp với năng lực của nhân viên. Dưới đây là khuôn mẫu một số tiêu chí cơ bản, được khái quát như sau:

1. Thái độ làm việc của nhân viên

Kỹ năng và trình độ làm việc của một nhân viên là 2 yếu tố hoàn toàn có thể đào tạo và phát triển được. Tuy nhiên, thái độ là một yếu tố cực kỳ quan trọng mà không phải cứ đào tạo là sẽ thành công. Phần lớn doanh nghiệp ngày nay sẽ luôn coi trọng một nhân viên có thái độ làm việc tốt sau đó mới đến kỹ năng làm việc. Dưới đây là một số tiêu chí để đánh giá thái độ làm việc của nhân viên:

  • Nhiệt tình trong công việc: Một nhân viên có thái độ làm việc tốt là một nhân viên nhiệt tình trong công việc, có sự tận tụy, hăng say làm việc không ngại gian khổ, khó khăn và luôn hoàn thành tốt công việc của mình cũng như giúp đỡ người khác khi họ cần
  • Chuyên cần, đúng giờ: Chuyên cần, đúng giờ là hai tiêu chí cần có của một nhân viên có thái độ làm việc tốt. Chuyên cần không chỉ là sự chăm chỉ trong công việc mà còn là sự đúng giờ. Đúng giờ trong chấm công, đúng giờ trong hoàn thành deadline công việc, đúng giờ với mọi nhiệm vụ được giao trong doanh nghiệp.
  • Tôn trọng đồng nghiệp, khách hàng: Sự tôn trọng của một nhân viên đối với đồng nghiệp, khách hàng được thể hiện qua cách mà nhân viên đó biểu hiện ra ngoài. Từ lời nói, hành động đến biểu cảm trên khuôn mặt… Một số ví dụ có thể kể đến như: Nhân viên luôn tỏ ra thái độ lịch sự, chân thành đối với đồng nghiệp trong môi trường làm việc. Bên cạnh đó, luôn đồng cảm và lắng nghe những ý kiến, phản hồi từ khách hàng, nhằm đưa ra phương pháp giải quyết để làm hài lòng khách hàng. Cuối cùng, tránh những lời nói xúc phạm đến đồng nghiệp và khách hàng.
  • Cẩn thận trong công việc: Cẩn thận cũng là một tiêu chí quan trọng nhằm đánh giá thái độ làm việc của nhân viên. Chẳng một nhân viên nào lại muốn mình thường xuyên bị nhắc nhở bởi những lỗi sai trong công việc. Vì vậy, hãy chú ý và cẩn thận từ những chi tiết, giai đoạn nhỏ của dự án. Điều này sẽ giúp nhân viên có thói quen cẩn thận và chỉnh chu hơn trong công việc.

Một số tiêu chí dùng để đánh giá nhân viên

2. Năng lực làm việc của nhân viên

Sau “thái độ” thì năng lực làm việc là yếu tố quan trọng thứ 2 mà mỗi doanh nghiệp cần chú trọng để có những biện pháp đào tạo và chế độ đãi ngộ phù hợp với vị trí, công việc của nhân viên.

  • Mức độ làm việc của nhân viên: Mức độ làm việc của nhân viên được đánh giá dựa trên công việc và thời hạn làm việc của nhân viên. Nhà quản lý dễ dàng đánh giá được hiệu quả công việc của nhân viên dựa vào KPI mà họ đã đặt ra phù hợp với từng vị trí, công việc của mỗi nhân viên khác nhau
  • Mức độ thăng tiến của nhân viên: Đối với mỗi một nhân viên khi làm việc ở một doanh nghiệp sẽ đều có lộ trình thăng tiến rõ ràng. Chẳng hạn như, nhà quản trị sẽ dùng bảng đánh giá nhân viên thử việc để đánh giá nhân viên thử việc, sau đó quyết định xem nhân viên đó có lên được vị trí chính thức của doanh nghiệp hay không? Từ đó, đặt ra KPI và đánh giá mức độ làm việc của nhân viên dựa trên hiệu suất công việc đã làm. Sự phát triển của nhân viên chính là sự phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp đào tạo được nhiều nhân viên giỏi thì doanh nghiệp đó sẽ phát triển được lâu dài và bền vững.
  • Mức độ hoàn thành công việc: Đây là tiêu chí rõ ràng nhất để nhà quản trị đánh giá được năng lực của nhân viên. Việc hoàn thành công việc của nhân viên không chỉ ảnh hưởng đến mục tiêu chung của phòng ban mà còn ảnh hưởng đến những phòng ban khác. Từ đó, ảnh hưởng đến cả doanh thu của doanh nghiệp. Vì vậy việc đo lường mức độ hoàn thành công việc của nhân viên sẽ giúp nhà quản trị có những kế hoạch đào tạo cũng như nâng cao kỹ năng của nhân viên lên một tầm cao mới.

Để quy trình tuyển dụng, đào tạo và đánh giá nhân viên đạt hiệu quả thì nhà quản lý cần phải có những công cụ đo lường chất lượng công việc sau quá trình đào tạo. HrOnline - phần mềm quản lý nhân sự ra đời chuyên cung cấp các giải pháp nhân sự dành cho doanh nghiệp.

Đánh giá năng lực nhân viên hiệu quả cùng phần mềm HrOnline

Dùng bảng đánh giá năng lực nhân viên trong doanh nghiệp là một giải pháp miễn phí và hiệu quả. Tuy nhiên đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn với lượng nhân viên khổng lồ, thì việc dùng bảng đánh giá sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức. Bên cạnh đó, không phải bất kỳ một nhà quản lý nào cũng đều có nhiều thời gian “trống” để theo dõi bảng đánh giá của tất cả nhân viên trong doanh nghiệp. Vì vậy, việc dùng một phần mềm quản lý nhân sự thay thế là một biện pháp hiệu quả và tối ưu đối với doanh nghiệp.

Đánh giá năng lực nhân viên hiệu quả cùng phần mềm HrOnline

HrOnline ra đời với sứ mệnh giải quyết mọi vấn đề khó khăn liên quan đến nhân sự mà nhà quản trị gặp phải. Với tính năng “đánh giá KPI, ASK”, HrOnline giúp doanh nghiệp đánh giá năng suất, hiệu quả làm việc của nhân viên một cách dễ dàng thông qua một số ưu điểm dưới đây:

Phần mềm giúp doanh nghiệp xây dựng bộ tiêu chí đánh giá nhân viên

HrOnline cho phép doanh nghiệp có thể điều chỉnh trạng thái thêm, sửa và xóa tiêu chí đánh giá tại doanh nghiệp một cách linh hoạt. Đồng thời, cho phép tạo thông tin liên quan đến nhóm đánh giá và hệ số đánh giá. Ngoài ra, phần mềm còn cập nhật những ghi chú liên quan đến nội dung đánh giá nhân sự một cách nhanh chóng.

Lên kế hoạch cụ thể, rõ ràng để đánh giá nhân viên

Từ việc hỗ trợ xây dựng kế hoạch đánh giá nhân sự tại doanh nghiệp đến hiển thị trạng thái liên quan đến kế hoạch đánh giá như: tạo mới, đã duyệt, chờ duyệt… Thông qua đó, cập nhật chi tiết số đối tượng, số người và số tiêu chí đánh giá giúp doanh nghiệp dễ dàng trong việc xem xét, đánh giá nhân sự. Ngoài ra, phần mềm còn hiển thị chi tiết thời gian và tiến độ của việc hoàn thành kế hoạch đánh giá giúp doanh nghiệp theo dõi nhanh chóng, chính xác.

Tạo phiếu đánh giá linh hoạt và trả kết quả đánh giá nhanh chóng

Thông qua tính năng tạo phiếu đánh giá, mọi thông tin về mã phiếu, kỳ đánh giá, số đối tượng… sẽ được hiển thị chi tiết đầy đủ. Thông qua đó, doanh nghiệp dễ dàng theo dõi, cập nhật chi tiết về kết quả của từng nhân viên để chấm điểm trung bình và xếp loại kết quả đánh giá theo từng tiêu chí.

Để đạt được hiệu quả tối đa trong việc đánh giá nhân viên một cách chính xác, việc kết hợp giữa bảng đánh giá năng lực nhân viên và phần mềm HrOnline sẽ là biện pháp tối ưu nhất dành cho doanh nghiệp. Ngoài tính năng đánh giá KPI, ASK, HrOnline còn cung cấp rất nhiều giải pháp nhân sự chuyên nghiệp khác cho doanh nghiệp với chi phí cực kỳ hợp lý. Liên hệ HrOnline để được tư vấn thêm thông tin nhé!

Đánh giá năng lực của nhân viên là gì?

Đánh giá năng lực là đánh giá các khía cạnh về thái độ, kỹ năng, kiến thức làm việc và những giá trị tiềm ẩn bên trong nhân viên. Nếu một nhân viên có năng lực làm việc tốt, được đặt đúng vị trí, yêu cầu công việc với điều kiện làm việc phù hợp thì sẽ có hiệu quả công việc cao.

Năng lực của nhân viên gồm những tiêu chí gì?

Năng lực của nhân viên bao gồm ba yếu tố của A-S-K, tức là thái độ [Attitude], kỹ năng [Skills] và kiến thức [Knowledge]. Thái độ: Mô tả quan điểm của cá nhân về công việc, nhiệm vụ, đồng nghiệp, cộng đồng, doanh nghiệp. Thái độ ảnh hưởng đến cách ứng xử, hành vi và trách nhiệm của đội ngũ nhân viên.

Tại sao doanh nghiệp cần đánh giá hiệu quả nhân viên?

Đánh giá nhân viên cũng chính là cơ hội để mỗi người phát triển hơn nữa sự nghiệp của mình. Thúc đẩy các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, làm cơ sở để bộ phận nhân sự phát triển các kế hoạch kế nhiệm trong tương lai. Ngoài ra, việc đánh giá nhân sự cũng giúp: Làm cơ sở xác định mức lương phù hợp với mỗi cá nhân.

Đánh giá nguồn nhân lực là gì?

Đánh giá nhân sự là công việc của nhà quản lý hoặc bộ phận nhân sự nhằm giám sát, kiểm tra nhân viên về nhiều mặt khác nhau: Thái độ làm việc, mối quan hệ nơi làm việc, kỹ năng lên kế hoạch làm việc, kết quả công việc,…

Chủ Đề