Đánh giá phim the man from nowhere năm 2024

Theo tin mới nhất từ Deadline, hãng New Line đã giành được quyền làm lại bộ phim hành động The Man From Nowhere của Hàn Quốc. Ra mắt vào năm 2010, tác phẩm của đạo diễn Lee Jeong Beom được giới phê bình đánh giá cao, đồng thời cũng trở thành hiện tượng phòng vé. Phim đứng đầu bảng xếp hạng tại Hàn Quốc trong 5 tuần và là tác phẩm ăn khách nhất năm với doanh thu 41 triệu USD.

Đánh giá phim the man from nowhere năm 2024

Câu chuyện trong The Man From Nowhere xoay quanh một chủ hiệu cầm đồ tên Tae Shik, mang thân phận thật là một sát thủ giải nghệ. Khi cô bé hàng xóm và cũng là người bạn thân nhất của anh bị bắt cóc, Tae Shik phải xuất đầu lộ diện để đối đầu với cả một đường dây buôn người và nội tạng. Trong vai chính, Won Bin có màn trình diễn xuất sắc và giành giải Nam chính tại Grand Bell Awards và Korean Film Awards năm đó.

Đánh giá phim the man from nowhere năm 2024

Thành công của bộ phim ngay lập tức khiến các nhà sản xuất Hollywood chú ý. Hãng Dimension từng muốn thực hiện một phiên bản làm lại vào năm 2012, trước khi bản quyền trở về với chủ cũ là CJ Entertainment. Giờ đây, nó đã tới tay hãng New Line. Hiện vẫn chưa có thông tin gì về đạo diễn và diễn viên của bản remake này.

Hiện tại, ngoài The Man From Nowhere thì Hollywood cũng đang thương thảo để mua lại bộ ba tác phẩm hành động của đạo diễn Na Hong Jin gồm The Chaser, The Yellow Sea và The Wailing. Trong số đó, bộ phim vừa ra mắt là The Wailing đã thu đến 46 triệu USD, chỉ xếp sau Captain America: Civil War và A Violent Prosecutor tại phòng vé Hàn Quốc năm nay.

Đánh giá phim the man from nowhere năm 2024

Oldboy, một nỗ lực remake thất bại của người Mỹ

Trong quá khứ, từng có nhiều bộ phim của Hàn Quốc được Hollywood làm lại như The Lake House (Ngôi Nhà Bên Hồ) hay My Sassy Girl (Cô Nàng Ngổ Ngáo). Đình đám nhất phải kể đến dự án Oldboy năm 2013 của đạo diễn Spike Lee. Tuy nhiên, phiên bản Mỹ có Josh Brolin và Elizabeth Olsen thủ vai chính đã nhận nhiều phản hồi tiêu cực và bị cho là kém xa tác phẩm kinh điển của Park Chan Wook.

Nếu phải bình chọn ra phim dòng hình sự hay nhất của Hàn, tôi sẽ không do dự mà chọn ngay “Oldboy”. Nhưng, “The man from nowhere” mới là tác phẩm mang lại cho tôi nhiều cảm xúc nhất.

Đánh giá phim the man from nowhere năm 2024

Cốt truyện không mới, nhưng vẫn cuốn hút lạ thường.

The man from nowhere là câu chuyện kể về mối lương duyên kì lạ giữa anh chàng đặc vụ giải ngũ Cha Tae-sik (Won Bin) và cô bé hàng xóm gần nhà So Mi. Tea-sik tinh thông thập bát ban võ nghệ, giết người dễ như cứa cổ một con gà, đã từng thực hiện nhiều nhiệm vụ được cho là “bất khả thi” để đóng góp cho đất nước. Thế nhưng, mỉa mai thay, anh lại chẳng bảo vệ được người vợ và đứa con còn chưa thành hình của mình trong một vụ tai nạn giao thông có sắp đặt. Từ đó, anh suy sụp, chọn cuộc sống “quy ẩn”, mở một tiệm cầm đồ nhỏ, sống cách xa với mọi người mà theo như cái ánh nhìn ngây thơ của So Mi thì “đó là một cuộc sống chẳng khác gì trong chốn ngục tù”.

Còn So Mi? Đó là một cô bé cá tính, sinh ra trong gia đình thuộc tầng đáy của xã hội Hàn Quốc, mất cha, có một bà mẹ làm gái điếm và “vô tình” nghiện chất trắng. Vì thế, lẽ rõ ràng “yêu thương” chưa bao giờ là thứ So Mi cảm nhận được trong gia đình của mình. Buồn chán, cô đơn, nó sinh ra tật ăn cắp vặt cũng như có nhu cầu tìm đến những người lạ, những người có cùng một “màu cô đơn” như nó để tâm sự, trải lòng. Hai người, một già một trẻ, không thân không thích nhưng lại hình thành sợi dây liên kết vô hình, tựa vào nhau để vỗ về cái tinh thần trống rỗng, tổn thương đến tột cùng của chính mình. Viết đến đây, tôi chợt nhớ ra cũng có một bộ phim có sợi dây liên kết kì lạ như thế, đó là Leon Professional với tình bạn giữa một sát thủ già và một cô bé tuổi vị thành niên đột nhiên mất hết chỗ dựa vì cả gia đình bị bọn mafia đồ sát. Cái tứ là vậy, nhưng về ý nghĩa thì hai phim khác nhau xa lắm, nên xin lạm bàn về Leon Professional trong một bài viết khác.

Cuộc sống lẽ ra cứ thế lặng lẽ trôi, nếu như mẹ So Mi trong cơn phê thuốc không liều lĩnh “bứng” luôn cả một kiện hàng ma tuý của lũ mafia. Và thứ kinh khủng hơn là, bọn mafia này không chỉ buôn ma tuý, chúng còn buôn luôn cả nội tạng và kết quả là cả mẹ và con đều bị chúng bắt đi chờ ngày xẻ thịt đem bán. Và, để cứu người bạn nhỏ của mình, Tae-sik lại một lần nữa phải để đôi bàn tay mình nhuốm máu.

3 điểm ấn tượng khiến bộ phim toát được chất rất riêng.

Đầu tiên, đó là cách kể chuyện của đạo diễn. Những góc máy cận và trung cảnh được sử dụng rất nhiều, mang đến cho người xem cảm giác hồi hộp, cuốn cả tâm trí vào trong từng frame hình mà theo như chính đạo diễn thừa nhận: “Đó là một cuộc hành trình thưởng thức thú vị như một chuyến tàu lượn”. Cắt cảnh của bộ phim rất nhanh, nhanh như lật sách vậy, nhưng không vì thế mà có sự cẩu thả trong đó. Mỗi một lần cắt cảnh là một lần Lee jeong-beom toan tính, và sự toan tính ấy rõ ràng là có lợi cho những khán giả xem phim. Phân cảnh mà tôi thấy đỉnh cao nhất trong phim có lẽ là màn đấu dao tay đôi của Tae-sik và một sát thủ khác trong phim. Ngoài những ngón đòn không khoan nhượng, ngoài những chi tiết nhỏ đẩy không khí hận thù của hai bên lên tới mức “nộ khí xung thiên” thì góc quay đóng vai trò rất lớn trong việc truyền tải cảm xúc đến cho người xem. Không giống những cảnh đấu nhau bình thường được nhìn ở góc nhìn thứ ba, ở đây đạo diễn đã sử dụng góc nhìn thứ nhất cho phân cảnh đấu dao, bằng những cú cắt cảnh nhanh, mạnh, tôi đã hoàn toàn bị hút vào cuộc đấu bi hùng đó. “Đó gần như là một cuộc đấu dao do chính mình tham gia vậy”.

Đánh giá phim the man from nowhere năm 2024

Điểm thứ hai, đó là lời thoại của phim. Có lẽ đã hơi ngán ngẩm với những câu thoại sáo rỗng, sến rện và xa rời thực tế thường thấy ở những bộ phim thần tượng, ngôn tình Hàn Quốc nên tôi rất có cảm tình với lối thoại ngắn nhưng sâu của phim. Đặc biệt, có một câu thoại của nhân vật So Mi khiến tôi cũng phải sững người lại sau khi xem đến, đó là lúc Tae-sik bỏ rơi So Mi khi cô bé gặp rắc rối với cảnh sát, nhưng lúc gặp lại, So Mi vẫn nói “Em không giận anh đâu, vì nếu giận anh rồi, em đâu còn ai để mà thích nữa”! Rất thật, rất “đời” mà hoàn toàn không bị khiên cưỡng.

Điểm cuối cùng, chắc chắn là cái chất đàn ông của Won Bin. Thú thực, tôi chỉ biết đến Won Bin qua bộ phim “Trái tim mùa thu” từ thuở lâu lắc, và những ấn tượng về anh lúc ấy không hề có nhiều, có chăng cũng là một nam diễn viên đẹp trai, thích hợp đóng mấy vai “kẹo ngọt” ngôn tình mà ta có thể nhìn thấy nhan nhản trong nền điện ảnh xứ củ sâm. Nhưng không, Won Bin trong “the man from nowhere” khác, rất khác. Từ ánh mắt, cách hành động, lời thoại hay cảnh cắt tóc kinh điển trước khi hành động đều toả ra một thứ khí khái, khí chất rất đàn ông. Có lẽ, việc được đóng một mẫu nhân vật đã luôn là ước mơ từ tấm bé đã giúp Won Bin lột xác được đến thế.

Đánh giá phim the man from nowhere năm 2024

Với từng đấy ưu điểm, dễ hiểu vì sao “The men from no where” hay tựa Hàn là “Ajeossi” lại được đón chào mạnh mẽ đến thế khi phim ra mắt công chúng. Đứng nhất năm tuần liên tiếp khi ra mắt tại Hàn, đạt 100% điểm trên trang review phim uy tín Rotten Tomatoes cùng vô số giải thưởng điện ảnh trong và ngoài nước. Bạn còn mong đợi gì hơn ở một siêu phẩm hành động nữa đây?