Đánh giá rủi ro theo ohsas 18001 năm 2024

OHSAS 18001 là một tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp, tiêu chuẩn OHSAS 18001 được quốc tế công nhận và được các công ty, tập đoàn lớn áp dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Tiêu chuẩn này cung cấp cho các tổ chức (doanh nghiệp, trường học, cơ quan, ...) một khuôn khổ để xác định, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro liên quan đến sức khỏe và an toàn của của người lao động tại nơi làm việc của họ.

Tiêu chuẩn OHSAS 18001 cũng giúp cho tổ chức kiểm soát được việc tuân thủ các yêu cầu của luật định về vấn đề an toàn, sức khỏe nghề nghiệp của người lao động, nhờ đó giúp cho tổ chức giảm được các rủi ro liên quan đến pháp lý, kiện tụng do không thực hiện đúng trách nhiệm về an toàn, sức khỏe nghề nghiệp của mình.

Tiêu chuẩn OHSAS 18001 được ban hành bởi viện tiêu chuẩn Anh Quốc, tiêu chuẩn OHSAS 18001 tên tiếng anh đầy đủ là Occupational Health and Safety Assessment Series, mã hiệu đầy đủ của tiêu chuẩn này là BS OHSAS 18001, từ BS nghĩa là British Standard.

Hiện tại tiêu chuẩn này được ban hành gần đây nhất là năm 2007 vì vậy mã hiệu hiện hành của tiêu chuẩn này là BS OHSAS 18001:2007.

Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 quy định các yêu cầu cho một hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp để giúp cho tổ chức phát triển và thực hiện các chính sách và mục tiêu về an toàn, sức khỏe nghề nghiệp hướng đến đáp ứng yêu cầu pháp luật về an toàn sức khỏe nghề nghiệp và giảm thiểu rủi ro về an toàn, sức khỏe nghề nghiệp. OHSAS 18001:2007 hoàn toàn có thể tích hợp với các hệ thống quản lý khác do ISO ban hành như là ISO 9001 - hệ thống quản lý chất lượng hoặc ISO 14001 - hệ thống quản lý môi trường. Ngày nay đã có nhiều công ty ở Việt Nam đang hoạt động với hệ thống quản lý tích hợp theo 3 tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001 & OHSAS 18001.

Vì sao phải là tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007?

Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 là một tiêu chuẩn được quốc tế thừa nhận, tiêu chuẩn này đề cập đến những yêu cầu liên quan đến xây dựng hệ thống quản lý Sức Khoẻ An toàn. OHSAS 18001:2007 có tên gọi đầy đủ là: Hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp - Các yêu cầu.

Mục đích của phát triển kinh tế là nâng sao đời sống của nhân loại, nếu các hoạt động sản xuất kinh doanh không tạo ra được an toàn cho con người có liên quan đến các hoạt động đó thì việc phát triển sẽ không nhận được sự ủng hộ. Các các nhà đầu tư, khách hàng, các bên hữu quan, nhân viên trong Doanh nghiệp, Chính phủ các nước ngày càng quan tâm nhiều hơn về vấn đề sức khỏe và an toàn của người lao động trong Doanh nghiệp, vì vậy các quy định pháp lý nghiêm ngặt, các chính sách kinh tê, hoạt động quản lý nguồn nhân lực và các biện pháp khác ngày càng được tăng cường triển khai và áp dụng để nâng việc phòng ngừa rủi ro về sức khoẻ và an toàn lao động.

Doanh nghiệp/tổ chức thuộc mọi ngành nghề muốn nhận được sự ủng hộ của công đồng xã hội, của khách hàng thì phải nghĩ đến việc minh chứng được với các nhà đầu tư, với nhân viên, với khách hàng và các bên hữu quan khác về việc Doanh nghiệp đã hoàn tất hoạt động kiểm soát sức khỏe và an toàn trong lao động, thể hiện qua việc quản lý được các rủi ro và cải thiện các ảnh hưởng hữu ích từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, các sản phẩm và dịch vụ của Doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp đã tự triển khai áp dụng một hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp (OHS) để thể hiện sự cam kêt của mình về việc ngăn ngừa rủi ro về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, tuy nhiên những hoạt động này không đảm bảo nhận được sự thừa nhận của khách hàng, các nhà đầu tư, các bên hữu quan. Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 là một tiêu chuẩn Quốc tế, việc áp dụng và triển khai và được chứng nhận hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp phù hợp với tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 sẽ giúp Doanh nghiệp/tổ chức chứng minh được cam kêt của mình về việc ngăn ngừa rủi ro về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

Chức năng của tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

Chức năng thứ nhất: Bảo vệ người lao động: OHSAS 18001:2007 yêu cầu Doanh nghiệp/tổ chức phải đưa ra các phương pháp nhận diện các nguy hiểm một cách có hệ thống (không bỏ sót bất kỳ mối nguy nào có thể có) từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa và và quản lý rủi ro cần thiết để tạo nên một môi trường làm việc khỏe mạnh hơn và an toàn hơn, giảm thiểu tối đa tai nạn và vấn đề về sức khỏe nghề nghiệp, giúp Doanh nghiệp/tổ chức giảm thời gian nghỉ việc do ốm đau và thương bệnh tật của nhân viên, đây cũng là một lợi ích giúp cho Doanh nghiệp ổn định năng suất và chất lượng.

Chức năng thứ hai: tăng lợi ích kinh doanh: OHSAS 18001:2007 đưa ra các yêu cầu một cách khoa học và có hệ thống theo PDCA (Plan, Do, Check, Action), các biện pháp cách quản lý phải căn cứ vào các kết quả của việc đánh giá rủi ro, đánh giá quá trình, kiểm tra, rà soát lại các quy định pháp lý và điều tra tai nạn để lập kế hoạch giảm thiểu rủi ro tai nạn vì vậy sẽ giúp Doanh nghiệp xây dựng và cải tiến để có được những quy trình rõ ràng và hiệu quả hơn.

Chức năng thứ ba: Tăng cường sự tuân thủ luật pháp: việc rà soát lại từng hoạt động, xem xét từng hoạt động có liên quan đến những yêu cầu pháp lý nào, định kỳ phải đánh giá lại việc tuân thủ pháp luật cũng như cập nhật thêm những yêu cầu pháp lý mới, đã giúp cho Doanh nghiệp/tổ chức có một phương tiện để nhận diện các yêu cầu luật pháp và các yêu cầu có liên quan khác, từ đó giúp doanh nghiệp tuân thủ luật pháp. Doanh nghiệp/tổ chức sẽ luôn có đầy đủ thông tin để nhận diện và tuân thủ các yêu cầu luật pháp trong tương lai. Trong một số trường hợp, việc áp dụng OHSAS 18001:2007 cũng có nghĩa là giảm thiểu các khiếu kiện pháp lý và giảm tiền đền bù. Việc luôn tuân thủ luật pháp sẽ tránh được phí tổn và tai tiếng do bị cáo buộc vi phạm luật pháp.

Chức năng thứ tư: Tăng cường năng lực quản lý của hệ thống quản lý hiện tại: OHSAS 18001:2007 cũng giống như các tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý khác (như ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000,…), OHSAS 18001:2007 có cấu trúc nền tảng của là chu trình PDCA: Hoạch định – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động, Doanh nghiệp/tổ chức có thể kết hợp các yêu cầu của tiêu chuẩn này với hệ thống quản lý hiện hữu của mình để giảm các điểm trùng lặp, giảm chi phí.

Phạm vi áp dụng OHSAS 18001:2007

- Mọi ngành công nghiệp, dịch vụ có các nguy cơ, rủi ro về OH&S. - Mọi tổ chức ở bất kỳ qui mô nào. - Không phân biệt phạm vi địa lý.

Sơ lược về tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

Tưong tự tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và tiêu chuẩn ISO 14001:2004, OHSAS 18001:2007 cũng được xây dựng dựa trên phương pháp luận là Lập kế hoạch - Thực hiện - Kiểm tra - Hành động khắc phục (Plan – Do – Check – Act), có thể được mô tả như sau:

- Lập kế hoạch - Plan (P): Thiết lập các mục tiêu và các quá trình cần thiết để đạt được các kết quả phù hợp với chính sách an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của tổ chức.

- Thực hiện – DO (D): Thực hiện các quá trình.

- Kiểm tra – Check (C): Giám sát và đo lường các quá trình dựa trên chính sách OH&S, mục tiêu OH&S, các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác, và báo cáo kết quả.

- Hành động – Act (A): Thực hiện các hành động để cải tiến liên tục hiệu quả hoạt động kiểm soát an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

Về cấu trúc của tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 có cấu trúc tương tự như tiêu chuẩn ISO 14001:2004, vì vậy những doanh nghiệp đã áp dựng ISO 14001:2004 sẽ dễ dàng nắm bắt được các yêu cầu của tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 hơn.

Giải thích tại sao OHSAS 18001 giúp doanh nghiệp xác định đánh giá và kiểm soát rủi ro liên quan đến an toàn và sức khỏe nghề nghiệp?

OHSAS 18001 giúp cho tổ chức doanh nghiệp có thể kiểm soát và lường trước được các mối nguy có thể xảy ra từ các hoạt động vận hành thông thường và trong những tình huống đặc biệt và để cải tiến các hoạt động đó. OHSAS 18001:2007 (tên đầy đủ là BS OHSAS 18001:2007) là phiên bản hiện hành.

Nhận diện mối nguy là gì?

Nhận diện mối nguy là quá trình tìm ra sự tồn tại và tiềm ẩn của các mối nguy liên quan tới an toàn và sức khỏe của người lao động. Quá trình này cũng xác định các đặc trưng của mối nguy (đặc tính, nguồn gốc, điều kiện, tính chất,…).

Khái niệm nguy cơ là gì?

Mối nguy (hay nguy cơ) là tác nhân (tức là nguyên nhân) có khả năng gây hại cho các mục tiêu dễ bị tổn thương. Các thuật ngữ "Mối nguy" và "rủi ro" thường được sử dụng thay thế cho nhau.

Nhận diện rủi ro là gì?

Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định và đánh giá các mối đe dọa đối với một tổ chức. Chẳng hạn như việc đánh giá các mối đe dọa bảo mật CNTT như phần mềm độc hại, mã độc tống tiền, các sự kiện có hại tiềm ẩn khác có thể làm gián đoạn hoạt động kinh doanh.