Đánh giá trường đại học thành đông hà nội

Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Giáo dục
MST: 0102183602 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 13 tháng 03 năm 2007 Địa chỉ:
- Văn phòng Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà 25T2, Đường Nguyễn Thị Thập, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Văn phòng TP.HCM: 13M đường số 14 khu đô thị Miếu Nổi, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 19006933 – Email:
Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Giang Linh

ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔNG - HÀ NỘI

Lựa chọn mới cho một thế hệ mới năng động

- Tên gọi: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔNG

- Tên viết tắt: ĐHTĐ

- Tên tiếng Anh: THANH DONG UNIVERSITY

- Tên viết tắt tiếng Anh: T.D.U

Địa điểm: SỐ 10 NGUYỄN TRƯỜNG TỘ - BA ĐÌNH - HÀ NỘI

1. Tầm nhìn    

Đại học Thành Đông phấn đấu đến năm 2020 trở thành một cơ sở đào tạo theo hướng ứng dụng, tin cậy, có thương hiệu, uy tín chất lượng ngang tầm với các trường đại học tiên tiến của Việt Nam, dần tiếp cận với trình độ khu vực và thế giới.

2. Sứ  mệnh

Trường Đại học Thành Đông coi trọng tính độc lập sáng tạo, kiến thức và kỹ năng, tính nhân văn và trách nhiệm với xã hội. Đại học Thành Đông luôn tạo điều kiện để sinh viên phát triển toàn diện, cung cấp cơ hội học tập lớn nhất cho người học, chú trọng kỹ năng thực hành, tạo điều kiện thích ứng nhanh với vị trí công việc sau tốt nghiệp.

3. Tôn chỉ

Tôn chỉ, mục đích của Nhà Trường  “CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TOÀN DIỆN" là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của trường.Tôn chỉ này được thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hình thành và phát triển của Trường, trở thành giá trị truyền thống, nét văn hóa của Trường.

Trường Đại học Thành Đông có sứ mệnh cùng với các trường đại học trong Tỉnh và cả nước đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, tổ chức nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Với tôn chỉ "Chất lượng đào tạo toàn diện là trên hết", ngay từ khi thành lập, trường đã xác định tập trung vào ba mũi đột phá, đó là: xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ giảng viên chất lượng cao và giảng dạy theo phương pháp tiên tiến.  

Với mục tiêu  tạo dựng môi trường học tập tốt nhất cho sinh viên, Trường đã và đang xây dựng cơ sở vật chất khang trang trên khuôn viên rộng 17 ha tại số 3 Vũ Công Đán, phường Tứ Minh. Hiện tại nhà trường đã xây dựng khu nhà học chính 5 tầng với 40 phòng học và phòng làm việc, phòng thí nghiệm.Cơ sở trên  có đủ chỗ học cho trên 3000 sinh viên; đến năm 2020, khi các hạng mục hoàn thành, Đại học Thành Đông sẽ là không gian kiến trúc sư phạm hiện đại, đầy đủ tiện ích, đáp ứng nhu cầu  học tập và nghiên cứu cho khoảng 10.000 sinh viên. Trong quần thể này còn có khu ký túc xá sinh viên, khu thể thao đa năng, sân vận động và trung tâm phục vụ sinh viên....

Hiện tại Trường đã trang bị máy vi tính kết nối  Internet phục vụ miễn phí 24/24, thư viện nhà trường có đủ đầu sách và giáo trình phục vụ công tác đào tạo các bài giảng của giảng viên đều được trình bày trên máy chiếu project, đầu video đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu học tập của sinh viên. Nhà trường đã xây dựng được đội ngũ giảng viên giàu tâm huyết với nghề, có trình độ học vấn cao, có nhiều kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy.

Trong số 65 cán bộ, giảng viên của trường đã có hơn  70% có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư. Trong quá trình giảng dạy,  nhà trường coi sinh viên là nhân vật trung tâm, tích cực vận dụng các thành tựu của công nghệ thông tin vào trong việc truyền thụ kiến thức, coi trọng việc tiếp thu ý kiến từ người học, tăng  cường sự đối thoại giữa thày và trò, dành nhiều thời gian cho sinh viên tự nghiên cứu,  rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng thuyết trình, giao tiếp, đàm phán... Rèn luyện cho các em phương pháp học tập có hiệu quả nhất. Trong nhà trường có nhiều câu lạc bộ hoạt động. Ví như câu lạc bộ "Sinh viên ưu tú", CLB "Võ thuật", "Hiphop", văn nghệ thể thao...

Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện, với quan điểm học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội, với sản xuất, Trường đã ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học với các trường đại học có uy tín: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Đại học Nông nghiệp; Đại học Lâm nghiệp đồng thời đã ký kết hợp toàn diện với các doanh nghiệp: Tổng công ty Thương mại Hà Nội, Tổng Công ty May 10, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Hải Dương, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hải Dương. Các đơn vị liên kết với trường sẵn sàng tiếp nhận sinh viên Đại học Thành Đông về thực tập ngắn hạn và thực tập tốt nghiệp.

Trường Đại học Thành Đông đã và đang đào tạo 6 chuyên ngành: Kế toán, Quản trị kinh doanh,Tài chính - Ngân hàng, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật công nghệ xây dựng và Quản lý đất đai. Có thể nói đây là những ngành khoa học có nhiều cái mới, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa quê hương, đất nước. Trong kỳ tuyển sinh năm học 2013 - 2014, nhà trường áp dụng phương thức xét tuyển. Điểm chuẩn lấy bằng điểm sàn của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thuộc các khối A, A1, B, D.

Với chiến lược phát triển rõ ràng và luôn được cập nhật trong quá trình phát triển; với quyết tâm cao và tinh thần đoàn kết, nhất trí trong toàn thể lãnh đạo, cán bộ giảng viên và sinh viên toàn trường, Đại học Thành Đông đang vững bước tiến lên, thực hiện sứ mệnh của mình là trở thành trường đại học có uy tín trong Tỉnh và trong cả nước. Hãy đến với Đại  học Thành Đông! Lựa chọn mới cho một thế hệ năng động.

Trường Đại học Thành Đông.

Báo điện tử Xây dựng nhận được phản ánh từ các học viên ngành Luật Kinh tế Trường Đại học Thành Đông [hình thức liên kết đào tạo giữa Trường Đại học Thành Đông với Trường trung cấp Bách Khoa Yên Bái, được tổ chức học tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái] lo lắng về tính pháp lý trong hình thức đào tạo tại đây.

Trong vai những người có nhu cầu được đào tạo liên thông lên đại học ngành Luật Kinh tế, phóng viên đã tới gặp bà Luyến [theo giới thiệu, bà Luyến đang công tác tại Phòng Đào tạo Trường trung cấp Bách Khoa Yên Bái].

Bà Luyến cho biết: “Học phí 5.000.000/kỳ cộng thêm 1.200.000 đồng tiền lệ phí thi tổng là 6.200.000/học kỳ. Giáo viên của Trường Đại học Thành Đông lên dạy”.

“Trong lúc chờ đợi giấy tờ thì bên mình cũng cho học được một kỳ rồi nhưng là học chui. Các bạn vào học sau chỉ việc làm bài và nộp bài thôi… Đã có lớp học rồi, nhưng muốn vào ngang thì vẫn được”, bà Luyến cho biết thêm.

Khi thắc mắc, không biết lớp học này có được công nhận kết quả hay không? Thì bà Luyến khẳng định: “Khoảng 30.000.000 là xin được hết [công văn - PV ]”. Để chứng minh, bà Luyến đã đọc cho phóng viên nghe Văn bản số 3710/UBND-VX đồng ý về mặt chủ trương của UBND tỉnh Yên Bái...

Phóng viên có đặt câu hỏi về một học kỳ trước đó học ở Văn Chấn thì Trường Đại học Thành Đông có biết không? Bà Luyến khẳng định: “Có biết chứ, danh sách học thể hiện tất cả. Các bạn nộp đủ học phí thì cứ yên tâm”.

Bà Luyến cũng cho biết: “Trường Đại học Thành Đông liên kết lúc đó là đào tạo bằng mồm. Trường Đại học Thành Đông lên tuyển sinh thì lẽ ra là học viên ở trên này phải về dưới đó học, nhưng vì điều kiện học viên không thể về dưới đó học được thì phải mở lớp tại đây. Muốn mở lớp tại địa phương thì Trường Đại học Thành Đông phải tìm trường để liên kết. Vậy cho nên, Trường Đại học Thành Đông mới phải đợi bên Trung cấp Bách Khoa xin giấy tờ. Nhưng Trường Đại học Thành Đông vẫn tiến hành phần giảng dạy trước, còn lúc nào có giấy tờ thì lúc đó tính sau.

Bà Luyến nói thêm: “Yên tâm là học thì sẽ được cấp bằng. Lớp ở Văn Chấn học viên đang theo học toàn Trưởng Công an với Phó Chủ tịch, có cả trên Tú Lệ và Mù Cang Chải cũng xuống tận Văn Chấn học mà”.

Để có thông tin khách quan, phóng viên đã có buổi làm việc với ông Lê Văn Hùng – Hiệu trưởng Trường Đại học Thành Đông. Ông Hùng xác nhận có một lớp liên thông đại học được đào tạo tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Văn Chấn do Trung tâm liên kết đào tạo của trường tổ chức, tuy nhiên chưa báo cáo ông vì vậy ông không biết.

Các phóng viên làm việc với đại diện Trường Đại học Thành Đông [ông Lê Văn Hùng – Hiệu trưởng Trường Đại học Thành Đông áo xanh ngồi giữa].

Ông cũng thẳng thắn thừa nhận: “Hiện nay, tuy chưa xin phép Bộ về hoạt động liên kết đào tạo nhưng họ [Trung tâm liên kết đào tạo của Trường Đại học Thành Đông – PV] vẫn cứ làm…”.

Để khẳng định những điều mình mới trao đổi với phóng viên là chính xác, ông Hùng đã liên hệ điện thoại với ông Thuyên – Hiệu trưởng Trường Trung cấp Bách Khoa Yên Bái nhưng lại nhận được câu trả lời: “Trung cấp Bách Khoa Yên Bái đứng ra xin văn bản của Ủy ban nên bọn em bỏ tiền ra lấy văn bản của Ủy ban xong rồi…trước đó đã học rồi…”.

Ông Hùng cũng gọi cho bà Minh – Giám đốc Trung tâm liên kết đào tạo của Trường Đại học Thành Đông. Bà Minh cũng khẳng định: “Em đã báo cáo thầy và nộp hồ sơ cũng như học phí cho nhà trường...”.

Ông Sơn - Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Văn Chấn cũng khẳng định: “Trong thời gian vừa qua, trung tâm có cho Trường Trung cấp Bách Khoa của Yên Bái và Trường Đại học Thành Đông mượn cơ sở vật chất để thực hiện công tác tuyển sinh chứ trung tâm không liên quan gì đến các vấn đề liên kết phối hợp để đào tạo…”.

Như vậy, việc ông Hùng khẳng định với phóng viên là không hề biết việc đào tạo đó là không chính xác.

Mặc dù đã có những quy định rất chặt chẽ về việc tổ chức liên kết đào tạo bậc đại học của các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo nhưng các đơn vị liên quan vẫn phớt lờ các quy định. Dư luận không khỏi băn khoăn bởi mô hình đào tạo mà Trường Đại học Thành Đông và các đơn vị giáo dục tại Yên Bái đã và đang thực hiện.

Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng liên quan cần thanh tra, kiểm tra, làm rõ hoạt động liên kết đào tạo trên để có câu trả lời chính xác cho các học viên.

Theo Đinh Vũ – Đức Cương /Báo Xây dựng

Chủ Đề