Đánh giá viên chức bổ nhiệm lại

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông trao quyết định công nhận hiệu trưởng Trường đại học Văn hóa TP.HCM và tặng hoa chúc mừng ông Lâm Nhân tháng 12-2023 - Ảnh: L.N.

Chính phủ vừa ban hành nghị định 85/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 115, trong đó quy định chi tiết về trình tự, thủ tục quy trình bổ nhiệm viên chức giữ chức vụ quản lý.

Không hạn chế số lần bổ nhiệm lại hiệu trưởng

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019 quy định: hiệu trưởng chính thức không còn là công chức mà là viên chức được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý trường học hay còn gọi là viên chức quản lý.

Về tính chất của vị trí công tác, cả chủ tịch hội đồng trường và hiệu trưởng trường công phải chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý trực tiếp nên đều phải được cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận; quyền và trách nhiệm của chủ tịch hội đồng trường và hiệu trưởng chỉ phát sinh sau khi có quyết định công nhận này.

Theo quy định mới tại nghị định 85, thời hạn giữ chức vụ quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm là 5 năm, tính từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực, trừ trường hợp thời hạn dưới 5 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Viên chức quản lý có thể được bổ nhiệm lại với số lần không hạn chế để giữ một chức vụ quản lý, trừ trường hợp có quy định khác của Đảng hoặc của pháp luật chuyên ngành.

Đáng chú ý, nghị định 115 quy định thời hạn bổ nhiệm giữ chức vụ viên chức quản lý không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp nhưng nghị định 85 không hạn chế số lần bổ nhiệm lại.

Điều này được hiểu là tại các cơ sở giáo dục công lập, vị trí chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng đều là viên chức quản lý, có thể được bổ nhiệm nhiều nhiệm kỳ, trừ các trường hợp có quy định khác của Đảng.

Quy định mới về tiêu chuẩn, điều kiện, bổ nhiệm

Về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, phải bảo đảm tiêu chuẩn chung theo quy định của Đảng, của pháp luật và tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Có thời gian giữ chức vụ đang đảm nhiệm hoặc chức vụ tương đương tối thiểu là 2 năm [24 tháng], nếu không liên tục thì được cộng dồn [chỉ cộng dồn đối với thời gian giữ chức vụ tương đương], trừ trường hợp được bổ nhiệm lần đầu.

Viên chức được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ quản lý hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý cao hơn thì phải đủ tuổi để công tác trọn thời hạn bổ nhiệm.

Thời điểm tính tuổi bổ nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định…

Viên chức được bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định.

Viên chức bị kỷ luật trong thời gian giữ chức vụ thì không bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức vụ cao hơn trong thời hạn theo quy định của Đảng và của pháp luật.

Quy trình bổ nhiệm viên chức quản lý theo 5 bước

Nghị định 85 đã quy định rõ ràng hơn về trình tự, thủ tục cụ thể quy trình bổ nhiệm viên chức giữ chức vụ quản lý.

Quy trình bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự tại chỗ gồm 5 bước; các hội nghị chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt.

Bước 1: Hội nghị tập thể lãnh đạo [lần 1]: trên cơ sở chủ trương bổ nhiệm, yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị và nguồn nhân sự trong quy hoạch, người đứng đầu chủ trì cùng tập thể lãnh đạo thảo luận, rà soát, thống nhất về cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình nhân sự; đồng thời tiến hành rà soát kết quả đánh giá, nhận xét đối với từng nhân sự trong quy hoạch và thông qua danh sách nhân sự đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định để lấy ý kiến giới thiệu ở bước tiếp theo.

Bước 2: Hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng: căn cứ vào cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện và danh sách nhân sự đã được thông qua ở bước 1, người đứng đầu trao đổi định hướng nhân sự bổ nhiệm phù hợp với yêu cầu của đơn vị để hội nghị thảo luận và tiến hành giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.

Bước 3: Hội nghị tập thể lãnh đạo [lần 2]: trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, tập thể lãnh đạo tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.

Bước 4: Hội nghị cán bộ chủ chốt: tổ chức lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt theo danh sách nhân sự được giới thiệu ở bước 3.

Bước 5: Hội nghị tập thể lãnh đạo [lần 3]: trước khi tiến hành hội nghị, cơ quan, đơn vị có văn bản đề nghị ban thường vụ đảng ủy, chi ủy hoặc đảng ủy, chi bộ [những nơi không có ban thường vụ, chi ủy] đánh giá, nhận xét bằng văn bản về nhân sự; tiến hành xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh [nếu có] đối với nhân sự. Tập thể lãnh đạo thảo luận và biểu quyết nhân sự.

1. Bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác; không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức; bảo đảm đúng thẩm quyền quản lý, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức.

2. Việc đánh giá, xếp loại chất lượng phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể; đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách.

Công tác trong năm chưa đủ 06 tháng thì không thực hiện việc đánh giá, xếp loại

3. Cán bộ, công chức, viên chức có thời gian công tác trong năm chưa đủ 06 tháng thì không thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng nhưng vẫn phải kiểm điểm thời gian công tác trong năm, trừ trường hợp nghỉ chế độ thai sản.

Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ không tham gia công tác theo quy định của pháp luật trong năm từ 03 tháng đến dưới 06 tháng thì vẫn thực hiện đánh giá nhưng không xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật thì kết quả xếp loại chất lượng trong năm là kết quả xếp loại chất lượng của thời gian làm việc thực tế của năm đó.

4. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại Nghị định này được sử dụng làm cơ sở để liên thông trong đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên.

Bị xử lý kỷ luật đảng hoặc kỷ luật hành chính trong năm đánh giá thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ

5. Cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật đảng hoặc kỷ luật hành chính thì đánh giá, xếp loại chất lượng như sau:

  1. Cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật đảng hoặc kỷ luật hành chính trong năm đánh giá thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này.
  1. Trường hợp hành vi vi phạm chưa có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền nhưng đã được dùng làm căn cứ để đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong năm đánh giá thì quyết định xử lý kỷ luật ban hành sau năm đánh giá đối với hành vi vi phạm đó [nếu có] không được tính để đánh giá, xếp loại chất lượng ở năm có quyết định xử lý kỷ luật.
  1. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên, đã bị xử lý kỷ luật đảng và kỷ luật hành chính về cùng một hành vi vi phạm nhưng quyết định kỷ luật đảng và quyết định kỷ luật hành chính không có hiệu lực trong cùng năm đánh giá thì chỉ tính là căn cứ xếp loại chất lượng ở một năm đánh giá.

6. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức tại cùng cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối với từng nhóm đối tượng có nhiệm vụ tương đồng không quá tỷ lệ đảng viên được xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” theo quy định của Đảng.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có thành tích xuất sắc, nổi trội, hoàn thành vượt kế hoạch các công việc được giao, hoàn thành tốt các công việc đột xuất, có đề xuất hoặc tổ chức thực hiện đổi mới, sáng tạo tạo sự chuyển biến tích cực, mang lại giá trị, hiệu quả thiết thực thì cấp có thẩm quyền quyết định tỷ lệ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phù hợp với thực tế, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức.

Ngoài 5 tiêu chí chung về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, như: [1] Chính trị tư tưởng; [2] Đạo đức, lối sống; [3] Tác phong, lề lối làm việc; [4] Ý thức tổ chức kỷ luật; [5] Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, Nghị định còn quy định tiêu chí cụ thể xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.

Theo Nghị định, có 4 tiêu chí xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức gồm: [i] Tiêu chí xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; [ii] Tiêu chí xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ; [ii] Tiêu chí xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức ở mức hoàn thành nhiệm vụ; [iv] Tiêu chí xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.

Thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức

Đối với cán bộ, cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ.

Đối với công chức, việc đánh giá, xếp loại chất lượng người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do người đứng đầu cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp thực hiện. Việc đánh giá, xếp loại chất lượng cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý do người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức thực hiện.

Đối với viên chức Thẩm quyền và trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 43 Luật Viên chức.

Đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được tiến hành trước ngày 15 tháng 12 hàng năm

Việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo từng năm công tác. Đối với cán bộ, công chức, viên chức chuyển công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng.

Trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên thì phải kết hợp với ý kiến nhận xét của cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ, trừ trường hợp không còn cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ.

Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được tiến hành trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, trước khi thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên và tổng kết công tác bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và một số lĩnh vực khác có thời điểm kết thúc năm công tác trước tháng 12 hàng năm thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức.

Tại thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng, trường hợp vắng mặt có lý do chính đáng hoặc nghỉ ốm, nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật, cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm làm báo cáo tự đánh giá, nhận mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác để thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng theo quy định tại Nghị định này.

Căn cứ Khoản 1 và Khoản 2 Điều này và đặc thù của cơ quan, tổ chức, đơn vị, tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị thống nhất với cấp ủy cùng cấp về việc kết hợp tổ chức cuộc họp đánh giá, xếp loại trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, bảo đảm nghiêm túc, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí.

Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá và xếp loại chất lượng đảng viên và thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Tài liệu kết quả đánh giá, xếp loại được lưu giữ bằng hình thức điện tử

Tài liệu kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng được được lưu giữ bằng hình thức điện tử, bao gồm:

1- Biên bản cuộc họp nhận xét, đánh giá;

2- Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức;

3- Nhận xét của cấp ủy nơi công tác [nếu có];

4- Kết luận và thông báo bằng văn bản về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức của cấp có thẩm quyền;

5- Hồ sơ giải quyết kiến nghị về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức [nếu có];

6- Các văn bản khác liên quan [nếu có]. Ngoài việc lưu giữ bằng hình thức điện tử, tài liệu quy định tại [2 ]và [4] nêu trên còn được lưu bằng văn bản trong hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức.

Bãi bỏ các Nghị định sau đây: Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá và phân loại đối với cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27/7/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá và phân loại đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Chủ Đề