Danh mục hàng hóa không phải kiểm dịch động vật năm 2024

Thông tư 06/2022/TT-BNNPTNT được ban hành ngày 28/7 có sửa đổi, bổ sung danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản miễn kiểm dịch, cụ thể, danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản miễn kiểm dịch gồm: Động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu thuộc diện ngoại giao; sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu làm nguyên liệu để gia công xuất khẩu, sản xuất xuất khẩu; sản phẩm động vật thủy sản làm hàng mẫu thử nghiệm; sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để trưng bày hội chợ, triển lãm; sản phẩm động vật thủy sản làm thực phẩm xuất khẩu bị triệu hồi hoặc trả về.

Theo Thông tư mới, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch gồm: Sản phẩm động vật thủy sản (bao gồm cả phôi, trứng, tinh dịch và ấu trùng của các loài thủy sản) ở dạng tươi sống, ướp lạnh, đông lạnh; các đối tượng sản phẩm động vật thủy sản khác thuộc diện phải kiểm dịch theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc theo quy định của các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

Trước đó, ngày 29/4/2022, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có công văn 24/CV-VASEP góp ý dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thuỷ sản.

Ngày 7/6/2022, Cục Thú y đã tổ chức cuộc họp lấy ý kiến thẩm định dự thảo Thông tư sửa đổi này. Ngay sau đó, ngày 9/6/2022, VASEP đã có Công văn đề nghị Cục Thú y bổ sung vào Dự thảo quy định kiểm dịch đối với hàng thủy sản chuyển mục đích sử dụng sang tiêu thụ nội địa có nguồn gốc nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu hoặc gia công xuất khẩu, vì đây là nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; đồng thời góp phần đáp ứng yêu cầu về kiểm soát và quản lý Nhà nước hiện hành trong công tác kiểm tra thủy sản có nguồn gốc nhập khẩu.

VASEP cho biết Hiệp hội này đánh giá cao sự điều chỉnh kịp thời này của Cục Thú y, Bộ NN&PTNT. Theo ghi nhận của Hiệp hội thì đây là một sự tiếp thu rất tích cực các kiến nghị của doanh nghiệp ngành thủy sản.

VASEP đánh giá: "Thông tư 06/2022 của Bộ NN&PTNT thực sự tháo gỡ một gánh nặng về thủ tục cho doanh nghiệp thuỷ sản, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để gia công, sản xuất xuất khẩu trong bối cảnh nguồn nguyên liệu trong nước không ổn định và thiếu hụt theo mùa vụ, trong khi nhu cầu nhập khẩu của thị trường thế giới gia tăng".

Nội dung Thông tư số 11/2021/TT-BNNPTNT và các Phụ lục kèm theo.

Phụ lục I. Danh sách từ Mục 1 đến Mục 26

Mục 1. Bảng mã số HS đối với danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch.

Mục 2. Bảng mã số HS đối với danh mục động vật khác trong chăn nuôi

Mục 3. Bảng mã số HS đối với danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu.

Mục 4. Bảng mã số HS đối với danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn

Mục 5. Bảng mã số HS đối với danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch.

Mục 6. Bảng mã số HS đối với danh mục loài thủy sản được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.

Mục 7. Bảng mã số HS đối với danh mục các loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện.

Mục 8. Bảng mã số HS đối với danh mục các loài thủy sản cấm xuất khẩu.

Mục 9. Bảng mã số HS đối với danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của Việt Nam.

Mục 10. Bảng mã số HS đối với danh mục thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhập khẩu

Mục 11. Bảng mã số HS đối với danh mục giống cây trồng

Mục 12. Bảng mã số HS đối với danh mục nguồn gen cây trồng cấm xuất khẩu.

Mục 13. Bảng mã số HS đối với danh mục muối (kể cả muối ăn và muối bị làm biến tính).

Mục 14. Bảng mã số HS đối với danh mục các sản phẩm thức ăn chăn nuôi thương mại được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Mục 15. Bảng mã số HS đối với danh mục hóa chất, sản phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi

Mục 16. Bảng mã số HS đối với danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam và thức ăn thủy sản, sản phảm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản thành phẩm.

Mục 17. Bảng mã số HS đối với danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.

Mục 18. Bảng mã số HS đối với danh mục thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y được phép nhập khẩu lưu hành tại Việt Nam.

Mục 19. Bảng mã số HS đối với danh mục phân bón.

Mục 20. Bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu là gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ gỗ rừng tự nhiên trong nước.

Mục 21. Bảng mã HS đối với danh mục gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ khi xuất khẩu phải có hồ sơ lâm sản hợp pháp.

Như vậy, đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch trước khi xuất khẩu thì phải được kiểm dịch.

Danh mục hàng hóa không phải kiểm dịch động vật năm 2024

Thay đổi quy định về thành phần hồ sơ đăng ký kiểm dịch xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản không dùng làm thực phẩm?

Thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu không dùng làm thực phẩm như thế nào?

Căn cứ vào (được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 và sửa đổi bởi ) quy định như sau:

Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu không dùng làm thực phẩm
1. Đăng ký kiểm dịch
Trước khi xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản có yêu cầu kiểm dịch, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 5 Điều 4 của Thông tư này đến Chi cục Thú y vùng hoặc Chi cục Kiểm dịch động vật vùng trực thuộc Cục Thú y hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh được Cục Thú y ủy quyền (sau đây gọi là cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu). Hình thức gửi hồ sơ: Gửi qua đường bưu điện hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp.
2. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiến hành kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ, nếu chưa hợp lệ thì đề nghị chủ hàng hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
3. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch như sau
a) Kiểm tra số lượng, chủng loại, bao gói động vật, sản phẩm động vật thủy sản;
b) Kiểm tra lâm sàng đối với động vật thủy sản; kiểm tra cảm quan, Điều kiệu bảo quản, thực trạng hàng hóa đối với sản phẩm động vật thủy sản;
c) Lấy mẫu kiểm tra, xét nghiệm các chỉ tiêu theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc của chủ hàng (nếu có), trừ các chỉ tiêu bệnh đã được công nhận an toàn dịch đối với cơ sở nuôi nơi xuất xứ của động vật thủy sản;
d) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 42 của Luật thú y.
4. Trường hợp chủ hàng hoặc nước nhập khẩu không yêu cầu kiểm dịch: Chủ hàng phải thực hiện kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 của Thông tư này.
5. Kiểm soát động vật, sản phẩm động vật tại cửa khẩu xuất, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện như sau:
a) Kiểm tra Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu;
b) Kiểm tra triệu chứng lâm sàng đối với động vật thủy sản, thực trạng hàng hóa, Điều kiện bao gói, bảo quản đối với sản phẩm động vật thủy sản;
c) Xác nhận hoặc thực hiện cấp đổi Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu theo yêu cầu của chủ hàng.
6. Chủ hàng chịu trách nhiệm về việc kiểm dịch đối với hàng hóa xuất khẩu, không phải nộp cho cơ quan hải quan Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với lô hàng xuất khẩu để thông quan hàng hóa.”

Theo đó, hiện nay việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu không dùng làm thực phẩm sẽ được thực hiện theo trình tự của quy định như trên.

Hồ sơ đăng ký kiểm dịch xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản không dùng làm thực phẩm gồm có những thành phần nào?

Căn cứ vào quy định như sau:

Hồ sơ đăng ký, khai báo kiểm dịch
5. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản không dùng làm thực phẩm:
a) Đơn theo mẫu 03 TS Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Yêu cầu vệ sinh thú y của nước nhập khẩu hoặc chủ hàng (nếu có);
c) Bản sao Giấy phép xuất khẩu thủy sản của Tổng cục Thủy sản có xác nhận của doanh nghiệp (đối với các loài thủy sản xuất khẩu phải đề nghị cấp phép theo quy định tại Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).”

Theo đó, hiện nay khi đăng ký kiểm dịch xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản không dùng làm thực phẩm thì cần phải chuẩn bị hồ sơ theo quy định như trên.

Tuy nhiên, trong thời gian tới sẽ có những thay đổi về thành phần hồ sơ kiểm dịch xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản không dùng làm thực phẩm. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 06/2022/TT-BNNPTNT quy định như sau:

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản
2. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 5 Điều 4 như sau:
“c) Bản chụp Giấy phép xuất khẩu thủy sản do Tổng cục Thủy sản cấp, có xác nhận của doanh nghiệp (đối với các loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện theo quy định tại Phụ lục IX, Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản).”

Như vậy, trong thời gian tới thay vì nộp bản sao giấy phép xuất khẩu thủy sản thì doanh nghiệp chỉ cần nộp bản chụp Giấy phép xuất khẩu thủy sản theo các quy định nêu trên.

Thông tư 06/2022/TT-BNNPTNT sẽ có hiệu lực kể từ ngày 11/9/2022.

Lê Nhựt Hào

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];