Photo công chứng tiếng anh là gì năm 2024

Hiện nay có rất nhiều người không công chứng tiếng Anh tại ubnd xã/phường. Cũng như rất nhiều anh/chị không phân biệt được các hình thức công chứng tiếng Anh. Bài với dưới đây sẽ chỉ rõ để nắm bắt được thông tin cho chính xác khi thực hiện công việc liên quan đến giấy tờ nước ngoài.

Đối với luật công chứng hiện hành thì công chứng tiếng Anh đang tồn tại hai hình thức đó là: Công chứng bản dịch và công chứng bản sao. Các cơ quan công chứng tiếng Anh là các tổ chức hành nghề công chứng bao gồm [phòng công chứng, văn phòng công chứng] và phòng tư pháp quận/huyện. Lưu ý: UBND xã/phương không có chức năng công chứng bản dịch hay bản sao tiếng Anh nói riêng cả văn bản tiếng nước ngoài nói chung.

Công chứng bản dịch tiếng Anh sẽ bao gồm hai loại phí là phí dịch thuật và phí công chứng bản dịch. Phí dịch thuật tiếng Anh sang tiếng Việt sẽ từ 45.000 vnđ/trang – 65.000 vnđ/trang. Phí công chứng giao động từ 15.000 vnđ/dấu – 50.000 vnđ/dấu. Phí trên chưa bao gồm khách hàng cần làm dịch vụ gấp.

Các từ thuộc "family word" của "notarize" bao gồm: - Notary [public] [noun]: Người công chứng Ví dụ: The notary public verified the authenticity of the documents. [Người công chứng xác nhận tính xác thực của các tài liệu.] - Notarization [noun]: Sự công chứng Ví dụ: The notarization of the contract took place yesterday. [Sự công chứng hợp đồng đã diễn ra vào ngày hôm qua.] - Notarial [adjective]: Thuộc về công chứng Ví dụ: The document requires a notarial seal to be considered valid. [Tài liệu yêu cầu con dấu công chứng để được coi là hợp lệ.] - Notarize [verb]: Công chứng Ví dụ: The lawyer will notarize the power of attorney for her client. [Luật sư sẽ công chứng giấy ủy quyền cho khách hàng của mình.]

cho sở Di Trú, sở Passport, trường học, công ty, v.v... ở Hoa Kỳ, thì tất cả các văn bản nêu trên phải dược dịch ra tiếng Anh chính xác và phải được xác nhận hữu thệ bởi Công Chứng Viên ở Hoa-Kỳ.

Nếu những văn bản này đã được dịch ra từ bên Việt Nam, có đóng dấu công chứng viên của Việt Nam, đều không hợp lệ.

Ngay cả khi quý vị tự dịch lấy, hay nhờ người thân bạn bè giỏi tiếng Anh dịch dùm, và sau đó đem đi công chứng, vẫn có thể bị thiếu sót và mất rất nhiều thời gian đi tới đi lui để hoàn tất 1 bản dịch thuật.

Và Sở Di Trú hay nhiều Cơ Quan chính phủ của Hoa Kỳ không cho phép chúng ta tự dịch lấy các giấy tờ liên quan đến chính hồ sơ của mình, nên dù quý vị có giỏi tiếng Anh và tự dịch lấy, sẽ không hợp lệ để nộp hồ sơ.

Vì vậy, nếu quý vị có nhu cầu phiên dịch các loại giấy tờ từ Việt Nam, để tiết kiệm thời gian quý báu, để tránh hồ sơ bị trả về, để khỏi mất tiền làm lại, xin liên lạc ngay với ABC COPY.

Chúng tôi sẽ hoàn tất các dịch vụ này trong thời gian sớm nhất cho quý khách, có lúc chỉ trong vòng 1 giờ. Có luôn cả dấu mộc [stamp] của Công Chứng Viên Hữu Thệ của Hoa Kỳ [Notary Public]. Chúng tôi sẽ email cho quý khách bản PDF file màu rất rõ ràng. Quý vị có thể thanh toán bằng Zelle hay Venmo. Quý khách ở bất cứ nơi đâu trên thế giới chúng tôi đều phục vụ nhanh chóng được. Xin email : abccopycustomer@gmail.com

Công chứng là thuật ngữ mọi người thường sử dụng trong cuộc sống thường ngày nhưng hiện còn khá nhiều người nhầm lẫn giữa công chứng và chứng thực. Vậy thực chất công chứng là gì?

1. Công chứng là gì? Photo công chứng là gì?

1.1 Công chứng là gì?

Công chứng là hình thức mà ở đó, công chứng viên sẽ chứng nhận:

- Tính xác thực cũng như hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự bằng hình thức văn bản.

- Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch văn bản, giấy tờ từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại, từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà luật quy định giấy tờ, tài liệu này phải công chứng hoặc do các bên tự nguyện muốn thực hiện công chứng khi luật không bắt buộc.

Theo đó, có một số loại hợp đồng liên quan đến bất động sản như hợp đồng mua bán, tặng cho, thế chấp… bất động sản bắt buộc phải thực hiện công chứng và nếu các bên không thực hiện công chứng thì hợp đồng, giao dịch đó sẽ bị vô hiệu, không có giá trị pháp lý.

Với các hợp đồng, giao dịch không bắt buộc phải công chứng, trong nhiều trường hợp, các bên có nhu cầu công chứng bởi khi đã có công chứng sẽ đảm bảo hơn cho các bên về mặt pháp lý, hạn chế những rủi ro khi không thực hiện công chứng.

Công chứng là gì theo định nghĩa tại Luật Công chứng năm 2014? [Ảnh minh hoạ]

1.2 Công chứng là gì trong tiếng Anh?

Trong tiếng Anh, công chứng được định nghĩa là Notaried, công chứng viên là Notary và Văn phòng công chứng là Notary Office, Phòng công chứng là Notary.

1.3 Photo công chứng là gì?

Từ định nghĩa công chứng là gì nêu tại khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014, công chứng chỉ áp dụng với các văn bản là hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng bản dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài.

Theo quy định của luật, không có định nghĩa photo công chứng. Đây là cách gọi thông thường trong đời sống hằng ngày chỉ việc chứng thực giấy tờ, tài liệu nhằm đảm bảo tính chính xác giữa bản gốc và bản photocopy.

Theo đó, photo công chứng là việc chứng thực bản sao từ bản chính, là việc công chứng viên căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính. Việc chứng thực bảo sao từ bản chính có thể được thực hiện bảo công chứng viên hoặc Chủ tịch/Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã…

2. Thủ tục công chứng thực hiện thế nào?

Sau khi đã nắm được định nghĩa công chứng là gì, bài viết sẽ tiếp tục giải đáp chi tiết về thủ tục công chứng căn cứ vào Mục 1, Chương V từ Điều 40 đến Điều 52 Luật Công chứng. Cụ thể:

2.1 Đi công chứng cần những giấy tờ gì?

Hồ sơ công chứng cần được chuẩn bị 01 bộ gồm các loại giấy tờ nêu tại Điều 40 Luật Công chứng sau đây:

- Phiếu yêu cầu công chứng. Phiếu này thường được tổ chức hành nghề công chứng chuẩn bị trước. Người yêu cầu công chứng điền đầy đủ thông tin về họ tên, giấy tờ tuỳ thân của mình cùng với yêu cầu công chứng chi tiết, cụ thể.

- Dự thảo hợp đồng [nếu có]. Thông thường dự thảo sẽ do công chứng viên soạn thảo căn cứ vào sự trình bày của người yêu cầu công chứng hoặc chính người yêu cầu công chứng có thể tự soạn dự thảo hợp đồng để công chứng viên kiểm tra nội dung, hình thức không trái pháp luật, đạo đức xã hội.

- Giấy tờ tuỳ thân của người yêu cầu công chứng và người có quyền, lợi ích liên quan được đề cập đến trong hợp đồng, giao dịch. Trong đó có thể kể đến Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân…

- Giấy tờ về tài sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ tiết kiệm, giấy đăng ký xe…

- Giấy tờ khác.

Trong đó, giấy tờ cần nộp có thể là bản in, bản chụp hoặc bản đánh máy và không phải chứng thực. Tuy nhiên, khi nộp các giấy tờ này, người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản chính để công chứng viên tiến hành kiểm tra, xác minh.

2.2 Đi công chứng ở đâu?

Để thực hiện việc công chứng, người yêu cầu có thể đến tổ chức hành nghề công chứng. Trong đó, công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng sẽ thực hiện việc công chứng hợp đồng.

Hiện nay, có hai hình thức tổ chức hành nghề công chứng là Phòng công chứng và Văn phòng công chứng. Trong đó:

- Phòng công chứng do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập, trực thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng. Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng - công chứng viên, do Chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm.

- Văn phòng công chứng phải có từ 02 công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng phòng - là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng.

Như vậy, việc công chứng giấy tờ được thực hiện tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng.

Công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng [Ảnh minh hoạ]

2.3 Thời hạn công chứng là bao lâu?

Thời hạn thực hiện việc công chứng được nêu tại Điều 43 Luật Công chứng là không quá 02 ngày làm việc. Riêng các vụ việc phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.

Ngoài ra, với các hồ sơ công chứng thừa kế liên quan đến Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế, Văn bản khai nhận di sản thừa kế… thì thời gian xác minh, giám định, niêm yết thông báo… không thuộc thời hạn công chứng.

2.4 Chi phí công chứng gồm những gì?

Chi phí công chứng gồm hai loại là phí công chứng và thù lao công chứng. Trong đó:

- Phí công chứng gồm: Phí công chứng hợp đồng giao dịch; phí công chứng bản dịch; phí lưu trữ di chúc; phí cấp bản sao văn bản công chứng. Phí công chứng hiện đang được quy định tại Thông tư số 257/2016/TT-BTC gồm hai loại:

  • Theo giá trị của hợp đồng hoặc giá trị của tài sản gồm các việc công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế… quyền sử dụng đất; hợp đồng vay tiền; hợp đồng thế chấp…
  • Không theo giá trị của tài sản hoặc hợp đồng: Có thể kể đến công chứng hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng uỷ quyền, giấy uỷ quyền, sửa đổi hợp đồng không làm tăng/giảm giá trị tài sản hoặc hợp đồng; d chúc…

- Thù lao công chứng: Là các khoản chi phí khác liên quan đến việc công chứng ngoài phí công chứng như soạn thảo hợp đồng; đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ…

Thù lao công chứng được thực hiện theo thoả thuận giữa người yêu cầu công chứng và tổ chức hành nghề công chứng nhưng không được vượt quá mức trần thù lao công chứng do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.

3. Những giao dịch nào bắt buộc phải công chứng?

Giao dịch về bất động sản nào bắt buộc phải công chứng? [Ảnh minh hoạ]

Theo quy định của Luật Công chứng, Luật Nhà ở và Luật Đất đai, dưới đây là tổng hợp các loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng gồm:

STT

Loại hợp đồng/văn bản

Căn cứ pháp lý

Hợp đồng về nhà ở

1

Hợp đồng mua bán nhà ở

Khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở

2

Hợp đồng tặng cho nhà ở

3

Hợp đồng đổi nhà ở

4

Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở

5

Hợp đồng thế chấp nhà ở

Hợp đồng về quyền sử dụng đất

6

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai

7

Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

8

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

9

Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất

10

Hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất

Điểm b khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai

11

Hợp đồng cho thuê lại quyền sử dụng đất

Các văn bản khác

12

Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ

Khoản 3 Điều 630 Bộ luật Dân sự

13

Di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài

Khoản 5 Điều 647 Bộ luật Dân sự

14

Văn bản thừa kế về nhà ở

Khoản 3 Điều 122 Luật Nhà ở

15

Văn bản thừa kế về quyền sử dụng đất

Điểm c khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai

16

Văn bản về lựa chọn người giám hộ

Khoản 2 Điều 48 Bộ luật Dân sự

4. Công chứng và chứng thực khác gì nhau?

Công chứng và chứng thực là hai khái niệm mà khá nhiều người nhầm lẫn. Thông thường, mọi người sẽ nhầm công chứng là chứng thực. Vậy sự khác nhau giữa chứng thực và công chứng là gì?

Tiêu chí

Công chứng

Chứng thực

Căn cứ

Luật Công chứng

Khái niệm

Công chứng là hình thức mà ở đó, công chứng viên sẽ chứng nhận:

- Tính xác thực cũng như hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự bằng hình thức văn bản.

- Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch văn bản, giấy tờ từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại.

- Các giao dịch do các bên tự nguyện muốn thực hiện công chứng khi luật không bắt buộc.

Chứng thực là việc cơ quan có thẩm quyền chứng nhận tính đúng của bản sao đúng với bản chính.

Người thực hiện

Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng [Văn phòng công chứng và Phòng công chứng].

- Trưởng phòng tư pháp;

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường;

- Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài;

- Công chứng viên.

Giá trị pháp lý

- Có hiệu lực từ ngày được chứng nhận và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

- Có hiệu lực thi hành với các bên.

- Có giá trị chứng cứ.

- Không phải chứng minh tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch trừ trường hợp bị Toà án tuyên vô hiệu.

- Bản sao chứng thực có giá trị sử dụng thay cho bản chính.

- Chứng thực chữ ký có giá trị chứng minh chủ thể đã ký chữ ký đó; là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký vào văn bản, giấy tờ đó.

- Chứng thực hợp đồng, giao dịch có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm đã thực hiện việc ký hợp đồng; năng lực hành vi dân sự, sự tự nguyện của các bên; chữ ký/điểm chỉ của các bên trong hợp đồng, giao dịch.

5. Những câu hỏi thường gặp về công chứng là gì?

Dưới đây là giải đáp liên quan đến công chứng mà độc giả thường hay thắc mắc, gồm:

5.1 Hồ sơ công chứng có thời hạn bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không quy định thời hạn của hồ sơ công chứng. Theo đó, giá trị của hợp đồng, văn bản công chứng được thực hiện theo thoả thuận của các bên.

Đặc biệt, theo quy định tại Điều 563 Bộ luật Dân sự năm 2015, có trường hợp ngoại lệ quy định về thời hạn uỷ quyền. Theo đó, thời hạn uỷ quyền do các bên thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Nếu không có thì hợp đồng uỷ quyền sẽ có hiệu lực trong thời hạn 01 năm kể từ ngày xác lập uỷ quyền.

5.2 Phường có công chứng không?

Căn cứ Luật Công chứng, việc công chứng hợp đồng là hình thức áp dụng với các tổ chức hành nghề công chứng gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng. Với Uỷ ban nhân dân xã, phường, luật quy định cơ quan này thực hiện chứng thực hồ sơ, giấy tờ, hợp đồng.

Do đó, chính xác thì phường không thực hiện chứng năng công chứng mà chỉ thực hiện chức năng chứng thực hợp đồng, hồ sơ, giấy tờ, tài liệu.

Công chứng tại phường thực chất tên gọi chính xác là chứng thực [Ảnh minh hoạ]

5.3 Đi công chứng có cần photo trước không?

Một trong các giấy tờ cần chuẩn bị khi thực hiện việc công chứng hợp đồng là xuất trình bản chính cùng với nộp bản sao. Do đó, theo quy định thì cần phải có bản photo trước khi thực hiện các thủ tục công chứng.

Tuy nhiên, hiện nay, để thuận lợi thì tại bất kỳ tổ chức hành nghề công chứng nào cũng sẽ có máy photo. Do đó, người yêu cầu có thể chỉ cần mang theo bản chính [bản gốc] hồ sơ, giấy tờ khi đến làm việc tại các tổ chức hành nghề công chứng.

5.4 Có công chứng online được không?

Căn cứ khoản 1 Điều 48 Luật Công chứng, để công chứng hợp đồng, người yêu cầu công chứng phải ký vào hợp đồng trước mặt công chứng viên. Do đó, khi muốn yêu cầu công chứng, người yêu cầu phải thực hiện ký, điểm chỉ trước mặt công chứng viên nên không thể thực hiện công chứng online.

5.5 Đi công chứng hộ được không?

Mặc dù luật quy định, các bên giao kết hợp đồng phải ký/điểm chỉ trước mặt công chứng viên nhưng các bên hoàn toàn có thể uỷ quyền cho người khác thực hiện việc ký kết hợp đồng thay mình trừ trường hợp công chứng di chúc bởi theo Điều 633 Bộ luật Dân sự năm 2015 người lập di chúc phải tự viết, tự ký vào bản di chúc.

Khi không thể tự mình viết di chúc thì có thể đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc nhưng khi yêu cầu công chứng thì bắt buộc người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng, không uỷ quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc [căn cứ khoản 1 Điều 56 Luật Công chứng năm 2014].

Do đó, trừ công chứng di chúc, các loại công chứng khác, người yêu cầu công chứng có thể uỷ quyền cho người khác thực hiện thay thông qua hợp đồng/giấy uỷ quyền. Tuy nhiên, việc uỷ quyền này các bên cũng phải tự mình thực hiện trước mặt công chứng viên mà không thể thực hiện online được.

Lưu ý: Công chứng hợp đồng uỷ quyền có thể không thực hiện tại cùng một tổ chức hành nghề công chứng.

Chủ Đề