Đau đầu chóng mặt nên khám ở đâu

Đau đầu, chóng mặt là triệu chứng về sức khỏe mà bạn rất hay gặp phải trong đời sống hằng ngày. Có lẽ vì quá quen thuộc nên nhiều người bắt đầu cho rằng nó như là một dấu hiệu sinh lý bình thường do căng thẳng quá mức hay thiếu ngủ,… Tuy nhiên, đau đầu, chóng mặt cũng có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vậy hay đau đầu chóng mặt nguyên nhân do đâu và nó có nguy hiểm cho sức khỏe không?

1. Tình trạng đau đầu xuất hiện khi nào?

Đây là triệu chứng rất quen thuộc xảy ra khi ta kích thích các thụ thể giữ vai trò cảm giác của hệ thần kinh trung ương. Có đa dạng các loại kích thích khác nhau, nhưng chung quy lại thì ta có thể chia các kích thích này ra làm hai nhóm chính:

  • Kích thích cơ học: bao gồm thiếu máu, phù nề, chèn ép do khối u, viêm nhiễm hoặc tình trạng giãn mạch máu.

  • Kích thích hóa học: bao gồm các chất hóa học mang tính trung gian được tạo ra từ phản ứng viêm nhiễm độc.

Đau đầu là tình trạng gần như ai cũng đã gặp phải

Hay đau đầu chóng mặt có thể sẽ tự khỏi nhờ vào chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hoặc dùng tới thuốc giảm đau. Tuy nhiên, nếu tình trạng này lặp lại thường xuyên, cơn đau ngày càng dữ dội và không giảm đi khi đã uống thuốc cùng với nghỉ ngơi thì bạn nên theo dõi kỹ càng tình hình bệnh và đến ngay cơ sở y tế để khám.

2. Nguyên nhân gây đau đầu

Thường thì bạn sẽ không quá để ý đến nguyên nhân cơn đau đầu đến từ đâu. Tuy nhiên, việc này sẽ rất quan trọng trong việc tìm ra mấu chốt căn bệnh và có được phương pháp điều trị đúng đắn nhất. Cơ bản thì đâu đầu bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính. Cụ thể như sau:

2.1. Đau đầu nguyên phát

Những ai có cơn đau đầu xuất phát từ nguyên nhân này thì thường não bộ đang trong tình trạng bị hoạt động quá mức hoặc có những thay đổi bất thường về mặt cấu trúc dẫn đến cảm giác bị đau nhức. Nhóm nguyên nhân này gồm có các kiểu đau đầu thường gặp như: đau nửa đầu, đau theo từng chuỗi/cụm hoặc là đau đầu do căng thẳng,…

Sự hoạt động quá mức của não bộ dẫn đến đau đầu nguyên phát

2.2. Đau đầu thứ phát

Việc nhận biết được chính xác nguyên nhân gây ra chứng đau đầu của bạn sẽ góp phần giúp bạn tìm được phương pháp chữa trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Hay đau đầu chóng mặt xuất phát từ nhóm nguyên nhân thứ phát sẽ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố phát sinh từ bệnh lý, đơn cử như:

  • U não.

  • Đột quỵ.

  • Dị tật động tĩnh mạch.

  • Sợ hãi, hoảng loạn, chấn động thần kinh.

  • Cúm.

  • Căng thẳng tâm lý, động kinh.

  • Lạm dụng thuốc giảm đau nhanh.

  • Rối loạn trầm cảm mạnh.

  • Ngộ độc khí CO,...

3. Chóng mặt nhận biết như thế nào?

Hay đau đầu chóng mặt là một triệu chứng hay gặp ở nhiều người. Chóng mặt thường xảy ra khi tế bào thần kinh thiếu oxy và dưỡng chất cần có để cung cấp cho các hoạt động, lượng máu lên não không đủ. Tuy là một dấu hiệu tưởng chừng như rất bình thường nhưng nếu bị trong khoảng thời gian dài thì bạn nên tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát và thực hiện thêm vài xét nghiệm chuyên khoa để biết kết quả chính xác.

Chóng mặt diễn ra khi lượng máu lên não không đủ để cung cấp cho các hoạt động

Nhiều người khi gặp phải tình trạng chóng mặt có thói quen chạy ngay ra hiệu thuốc để mua vài liều thuốc về uống hoặc để đó bệnh tự giảm đi, chứ ít khi nào đến bệnh viện khám xem chính xác mình bị bệnh gì. Việc hay đau đầu chóng mặt kết hợp với các triệu chứng khác như ù tai bất chợt có thể là dấu hiệu nhận biết các bệnh thiếu máu, huyết áp thấp, rối loạn tiền đình,… Ngoài ra, đây còn là triệu chứng của một số bệnh như u não, dị dạng mạch máu,…

4. Phân loại chóng mặt

Dựa vào mô tả của những bệnh nhân đã từng mắc chứng chóng mặt trước đó, ta có thể chia nó thành 3 nhóm sau đây:

  • Chóng mặt kiểu xoay vòng: khi mắc phải kiểu chóng mặt này, bạn sẽ có cảm giác mọi vật xung quanh dường như xoay vòng quanh mình, khiến bạn dễ bị mất thăng bằng dẫn đến té ngã. Chóng mặt ảnh hưởng rất nhiều đến các sinh hoạt hằng ngày của bạn vì chúng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

  • Chóng mặt kiểu choáng váng: là kiểu dễ làm cho bạn bị ngất nhất, gây cảm giác chóng mặt đột ngột.

  • Chóng mặt kiểu mất thăng bằng: Nếu hay đau đầu chóng mặt theo kiểu này thì bạn sẽ không thể đi đứng một cách vững chắc như ban đầu, thậm chí ngay cả đứng yên cũng khó khăn.

Hay đau đầu chóng mặt và những tác hại kéo theo của chúng đối với bệnh nhân

Bạn nên ghi nhớ kỹ từng chi tiết về cơ đau và mô tả lại với bác sĩ. Nhờ đó, việc chẩn đoán và xác định chính xác nguyên nhân sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp cho bạn.

5. Hay đau đầu chóng mặt cần lưu ý điều gì?

Khi bạn thường xuyên gặp phải những cơn đau đầu, chóng mặt thì bạn nên uống thuốc đầy đủ và đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, bạn cần phải lưu ý các vấn đề sau đây.

  • Thay đổi tư thế chậm rãi để chúng có thể từ từ thích nghi với tư thế mới, không được chuyển tư thế đột ngột.

  • Khi có dấu hiệu sắp bị đau đầu chóng mặt, không nên chạy xe hoặc vẫn hành bất kỳ máy móc, thiết bị nào.

  • Tránh xa các chất kích thích, kể cả rượu bia, thuốc lá,…

  • Ăn nhiều rau xanh và uống nhiều nước.

  • Khẩu vị không nên quá ngọt hay quá mặn.

  • Dành cho bản thân khoảng thời gian để nghỉ ngơi, giữ đầu óc luôn trong trạng thái thư giãn, không căng thẳng.

Ăn nhiều rau xanh mỗi ngày để tránh tình trạng hay đau đầu chóng mặt

Trên đây là các thông tin về tình trạng hay đau đầu chóng mặt thường gặp ở nhiều người. Triệu chứng này hoàn toàn có thể được chữa khỏi nhờ vào lối sinh hoạt cũng như việc dùng thuốc hằng ngày của bạn. Nếu nhận ra bản thân mình có những dấu hiệu đau đầu chóng mặt thường xuyên, hãy đến cơ sở y tế tiến hành thăm khám để có được cách điều trị phù hợp nhất.

Bệnh sử của bệnh hiện mắc bao gồm các câu hỏi về các đặc điểm của đau đầu:

  • Có thể khởi phát đột ngột hoặc từ từ.

  • Chất lượng [ví dụ, nhói, liên tục, ngắt quãng, giống như áp lực]

Cần lưu ý các yếu tố làm trầm trọng thêm hoặc làm giảm đau đầu [ví dụ: vị trí đầu, thời điểm trong ngày, giấc ngủ, ánh sáng, âm thanh, hoạt động thể lực, mùi hôi, hoạt động nhai]. Nếu bệnh nhân bị đau đầu trước đây hoặc tái phát, cần xác định chẩn đoán trước đó [nếu có] và liệu cơn đau đầu hiện tại có giống như vậy không. Đối với những cơn đau đầu tái phát, cần lưu ý những điều sau:

  • Kiểu hình thời gian [bao gồm bất kỳ mối quan hệ nào với giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt]

  • Đáp ứng với điều trị [bao gồm cả điều trị không kê đơn]

Đánh giá toàn diện nên tìm kiếm các triệu chứng gợi ý nguyên nhân, bao gồm:

  • Nôn: Đau nửa đầu Đau nửa đầu hoặc tăng áp lực nội sọ

  • Chảy nước mắt và đỏ mặt: Đau đầu chùm Đau đầu chùm

  • Chảy nước mũi: Viêm xoang

  • Ù tai kiểu mạch đập: Tăng áp lực nội sọ nguyên phát

  • Động kinh: Viêm não, khối u, hoặc khối choán chỗ khác

  • Ngất khi khởi phát đau đầu: Xuất huyết dưới nhện Chảy máu dưới nhện [SAH]

Tiền sử nên xác định các yếu tố nguy cơ đối với đau đầu, bao gồm tiếp xúc với ma túy, chất gây nghiện [đặc biệt là caffein] và chất độc [xem bảng Các nguyên nhân đau đầu thứ phát Bệnh Lý Gây Đau Đầu Thứ phát ]; chọc dò dịch não tủy gần đây; bệnh lý suy giảm miễn dịch hoặc sử dụng ma túy đường tĩnh mạch [nguy cơ nhiễm trùng]; tăng huyết áp [nguy cơ xuất huyết não]; ung thư [nguy cơ di căn não]; và sa sút trí tuệ, chấn thương, bệnh rối loạn đông máu, hoặc sử dụng thuốc chống đông hoặc ethanol [nguy cơ tụ máu dưới màng cứng].

Tiền sử gia đình và xã hội nên bao gồm tất cả tiền sử về đau đầu, nhất là do đau đầu migraine có thể không được chẩn đoán trong các thành viên trong gia đình.

Để sắp xếp các dữ liệu được thu thập, thầy thuốc lâm sàng có thể yêu cầu bệnh nhân điền vào một bảng câu hỏi về đau đầu đề cập hầu hết đến các tiền sử có liên quan đến chẩn đoán đau đầu. Bệnh nhân có thể hoàn thành bảng câu hỏi trước khi họ đến khám và mang phần trả lời theo.

Video liên quan

Chủ Đề