Sự hình thành hòa khí diễn ra như thế nào

Sách giải bài tập công nghệ 11 – Bài 21: Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 11

Lời giải:

Áp suất nhiên liệu phun vào xi lanh cao .Vì vào thời điểm phun áp, suất khí trong xi lanh cao.

Lời giải:

– Vị trí mà tại đó pit-tông đổi chiểu chuyên động gọi là điểm chết.

– Quãng đường mà pit-tông đi được giữa hai điểm chết gọi là hành trình pittong.

– Thể tích xilanh giới hạn bởi hai điểm chết gọi là thể tích công tác.

– Chu trình làm việc của động cơ đốt trong là tổng hợp bốn quá trình nạp, nén, cháy – dãn nở và thải.

Lời giải:

– Kì 1 [Nạp]: Pittong đi từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới, xupáp nạp mở, xupáp thải đóng, Pittong được trục khuỷu dẫn động đi xuống. Do sự chênh lệch áp suất giữa bên trong và bên ngoài xilanh nên hòa khí được nạp vào xilanh động cơ.

– Kì 2 [Nén]: Pittông đi từ ĐCD lên ĐCT nhờ trục khuỷu dẫn động, cả hai xupáp đều đóng. Pittong được trục khuỷu dẫn động đi lên.Cuối kì nén bugi bật tia lửa điện châm cháy hòa khí.

– Kì 3 [Cháy – Dãn nở]: Pít-tông đi từ ĐCT xuống ĐCD, hai xupáp đều đóng.Trong điều kiện áp suất và nhiệt độ trong xilanh cao, hòa khí tự bốc cháy tạo ra áp suất cao đẩy pít-tông đi xuống, qua thanh truyền làm trục khuỷu quay và sinh công.

– Kì 4 [Thải]: Pittông đi từ ĐCD lên ĐCT nhờ trục khuỷu dẫn động, xupáp nạp đóng, xupáp thải mở. Do sự chênh lệch áp suất giữa bên trong và bên ngoài xilanh nên không khí được thải ra cửa thải.

– Khi pittong đi đến DCT, xupap thải đóng, xupap nạp lại mở, trong xi lanh lại diễn ra kì 1 của chu trình mới.

Lời giải:

– Kì 1 [Nạp]: Pittong đi từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới, xupáp nạp mở, xupáp thải đóng, Pittong được trục khuỷu dẫn động đi xuống. Do sự chênh lệch áp suất giữa bên trong và bên ngoài xilanh nên không khí được nạp vào xilanh động cơ.

– Kì 2 [Nén]: Pittông đi từ ĐCD lên ĐCT nhờ trục khuỷu dẫn động, cả hai xupáp đều đóng. Pittong được trục khuỷu dẫn động đi lên.Cuối kì nén vòi phun phun một lượng nhiên liệu diezen với áp suất cao vào buồng cháy.

– Kì 3 [Cháy – Dãn nở]: Pít-tông đi từ ĐCT xuống ĐCD, hai xupáp đều đóng.Trong điều kiện áp suất và nhiệt độ trong xilanh cao, hòa khí tự bốc cháy tạo ra áp suất cao đẩy pít-tông đi xuống, qua thanh truyền làm trục khuỷu quay và sinh công.

– Kì 4 [Thải]: Pittông đi từ ĐCD lên ĐCT nhờ trục khuỷu dẫn động, xupáp nạp đóng, xupáp thải mở. Do sự chênh lệch áp suất giữa bên trong và bên ngoài xilanh nên không khí được thải ra cửa thải.

– Khi pittong đi đến DCT, xupap thải đóng, xupap nạp lại mở, trong xi lanh lại diễn ra kì 1 của chu trình mới.

Lời giải:

a. Kì 1:

– Pít-tông đi từ ĐCT xuống ĐCD, trong xi lanh xẩy ra các quá trình cháy dãn nở, thải tự do, quét và thải khí.

– Đầu kì 1, pit-tông ở ĐCT, khí cháy có áp suất cao đẩy pit-tông

– Đi xuống làm trục khuỷu quay và sinh công, quá trình cháy dãn nở kết thúc khi pit-tông bắt đầu mở cửa quét 3.

– Từ khi pit-tông mở cửa thải cho đển khi bắt đầu mở cửa quét . Khí thải trong xi lanh có áp suất cao qua cửa thải thoát ra ngoài, giai đoạn này còn gọi là giai đoạn thải tự do.

– Từ khi pit-tông mở cửa quét cho tới khi tới ĐCD hoà khí có áp suất cao từ cacte qua đường thông 8 và cửa quét đi vào xi lanh đẩy khí thải trong xi lanh qua cửa thải ra ngoài, giai đoạn này được gọi là giai đoạn quét thải khí.

– Đồng thời khi pit-tông đi xuống đóng cửa nạp cho tới khi pit-tông đến ĐCD, hoà khí trong cacte được nén nên áp suất và nhiệt độ hoà khí tăng lên.

– Pit-tông được bố trí đóng cửa nạp trước khi mở cửa quét nên hoà khí trong cacte có áp suất cao.

b. Kì 2:

– Pít-tông được trục khuỷu dẫn động đi từ ĐCD lên ĐCT, trong xi lanh diễn ra các quá trìng quét-thải khí, lọt khí, nén, và cháy-dãn nở.

– Lúc đầu cửa quét và cửa thải vẫn mở hoà khí có áp suất cao từ cạcte qua đường thông 8 và cửa quét 9 vẫn tiếp tục đi vào xi lanh. Khí thải trong xi lanh qua cửa thải ra ngoài. Quá trình quét thải khí chỉ kết thúc khi pít-tông đóng cửa quét

– Từ khi pit-tông đóng cửa quét đến khi đóng cửa thải thì một phần hoà khí trong xi lanh bị lọt ra cửa thải ra ngoài. Giai đoạn này gọi là giai đoạn lọt khí.

– Từ khi pit-tông đóng cửa thải tới khi đến ĐCT quá trình nén mới thực sự diễn ra. Cuối kì 2 bugi bật tia lửa điện châm cháy hoà khí. Quá trình cháy bắt đầu.

– Khi pit-tông đi từ ĐCD lên đóng cửa quét và cửa nạp vẫn còn đóng → áp suất trong cạcte giảm, pit-tông tiếp tục đi lên mở cửa nạp 4, hoà khí trên đường ống nạp đi vào cacte nhờ sự chênh lệch áp suất.

Lời giải:

a. Kì 1:

– Pít-tông đi từ ĐCT xuống ĐCD, trong xi lanh xẩy ra các quá trình cháy dãn nở, thải tự do, quét và thải khí.

– Đầu kì 1, pit-tông ở ĐCT, khí cháy có áp suất cao đẩy pit-tông

– Từ khi pit-tông mở cửa thải cho đển khi bắt đầu mở cửa quét. Khí thải trong xi lanh có áp suất cao qua cửa thải thoát ra ngoài, giai đoạn này còn gọi là giai đoạn thải tự do.

– Từ khi pit-tông mở cửa quét cho tới khi tới ĐCD không khí có áp suất cao từ cacte qua đường thông 8 và cửa quét đi vào xi lanh đẩy khí thải trong xi lanh qua cửa thải ra ngoài, giai đoạn này được gọi là giai đoạn quét thải khí.

– Đồng thời khi pit-tông đi xuống đóng cửa nạp cho tới khi pit-tông đến ĐCD, hoà khí trong cacte được nén nên áp suất và nhiệt độ hoà khí tăng lên.

– Pit-tông được bố trí đóng cửa nạp trước khi mở cửa quét nên hoà khí trong cacte có áp suất cao.

b. Kì 2:

– Pít-tông được trục khuỷu dẫn động đi từ ĐCD lên ĐCT, trong xi lanh diễn ra các quá trìng quét-thải khí, lọt khí, nén, và cháy-dãn nở.

– Lúc đầu cửa quét và cửa thải vẫn mở hoà khí có áp suất cao từ cạcte qua đường thông 8 và cửa quét 9 vẫn tiếp tục đi vào xi lanh. Khí thải trong xi lanh qua cửa thải ra ngoài. Quá trình quét thải khí chỉ kết thúc khi pít-tông đóng cửa quét.

– Từ khi pit-tông đóng cửa quét đến khi đóng cửa thải thì một phần hoà khí trong xi lanh bị lọt ra cửa thải ra ngoài. Giai đoạn này gọi là giai đoạn lọt khí.

– Từ khi pit-tông đóng cửa thải tới khi đến ĐCT quá trình nén mới thực sự diễn ra. Cuối kì 2 vòi phun phun nhiên liệu vào buồng cháy, trộn với khí nóng tạo thành hòa khí, trong điều kiện áp suất và nhiệt độ trong xi lanh cao, hòa khí sẽ tự bốc cháy. Quá trình cháy bắt đầu.

– Khi pit-tông đi từ ĐCD lên đóng cửa quét và cửa nạp vẫn còn đóng → áp suất trong cạcte giảm, pit-tông tiếp tục đi lên mở cửa nạp 4, hoà khí trên đường ống nạp đi vào cacte nhờ sự chênh lệch áp suất.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 11 – Bài 28: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 11

    Trả lời câu hỏi Bài 28 trang 123 Công nghệ 11: So sánh đặc điểm sự hình thành hòa khí ở động cơ diezen và động cơ xăng.

    Lời giải:

    – Ở động cơ diezen: Không khí được hút vào buồn cháy ở kỳ nạp, kỳ nén không khí bị nén lại, cuối kỳ nén, nhiên liệu được phun vào buồng cháy dưới áp suất cao, tạo thành dạng các hạt sương nhiên liệu, không khí trong buồng cháy lúc này bị nén cực đại, chuyển động xoáy lốc gặp tia nhiên liệu phun vào nên hòa trộn tạo thành hòa khí. Như vậy hòa khí được tạo thành trong xi lanh ở cuối kì nén.

    – Ở động cơ xăng: Hỗn hợp ko khí và nhiên liệu đựoc chuẩn bị sẵn, hòa trọn sẵn ở bộ chế hòa khí tạo thành hỗn hợp ko khí va nhiên liệu mà ta gọi là hòa khí. Hòa khí được hình thành từ bên ngoài sau đó đưa vào xilanh.

    Trả lời câu hỏi Bài 28 trang 125 Công nghệ 11: Hãy xác định các đường nhiên liệu, đường không khí và đường hồi nhiên liệu trên sơ đồ 28.1

    Lời giải:

    Câu 1 trang 125 Công nghệ 11: Trình bày nhiệm vụ và nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ điêzen.

    Lời giải:

    – Nhiệm vụ của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ diezen [còn gọi là hệ thống nhiên liệu]: Cung cấp nhiên liệu và không khí sạch vào xilanh phù hợp với yêu cầu các chế độ làm việc của động cơ.

    – Nguyên lí làm việc: Khi động cơ làm việc, ở kì nạp, không khí được hút qua bầu lọc khí nạp vào xilanh; ở kì nén chỉ có khí trong xilanh bị nén. Nhiên liệu từ thùng nhiên liệu được bơm hút lên, được lọc qua bầu lọc thô, bầu lọc tinh rồi vào bơm cao áp. Tại bơm cao áp nhiên liệu được nén đến áp suất cao. Cuối kì nén, bơm cao áp bơm một lượng nhiên liệu nhất định với áp suất cao vào vòi phun để phun vào xilanh của động cơ. Nhiên liệu hòa trộn với khí nén tạo thành hòa khí rồi tự bốc cháy.

    Câu 2 trang 125 Công nghệ 11: Tại sao nhiên liệu phun vào xilanh lại phải có áp suất cao?

    Lời giải:

    Nhiên liệu được phun vào xilanh có áp suất cao để nhiên liệu cháy sẽ kích nổ, giãn nở không khí trong xilanh làm đầy pittong. Động cơ sẽ nén khí với nhiên liệu ở áp suất cao để kích nổ đối với động cơ không dung bugi để đánh lửa.

    Câu 3 trang 125 Công nghệ 11: Tại sao trong hệ thống lại có thêm bầu lọc tinh?

    Lời giải:

    Vì buồng đốt cần lượng nhiên liệu sạch cho quá trình hoạt động của mình, nếu không sẽ sớm làm hỏng động cơ. Vì vậy cần bầu lọc tinh trước khi nhiên liệu được bơm vào bơm cao áp.

    Video liên quan

    Chủ Đề