Dấu hiệu dịch tả lợn châu phi như thế nào năm 2024

Dấu hiệu dịch tả lợn châu phi như thế nào năm 2024

1. Đặc điểm, tính chất, triệu chứng, đường lây truyền của Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP)

- Là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do Virus gây ra. Không có thuốc điều trị đặc hiệu.

- Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh và xảy ra ở mọi lứa tuổi ở lợn, Tỷ lệ chết cao lên đến 100%.

- Virus DTLCP có sức đề kháng cao, tồn tại lâu ở ngoài môi trường và trong các sản phẩm của lợn, có khả năng chịu được nhiệt độ thấp, virus bị chết ở 700C. Chính vì sức đề kháng của virus nên khả năng lây lan trên phạm vi rộng và kéo dài.

- Triệu chứng của bệnh: Sốt rất cao trên 400C, lợn bỏ ăn, lười vận động, nằm ủ rũ, một số vùng da trắng ở vùng ngực và bụng chuyển sang màu đỏ. Vành tai, đuôi, cẳng chân có thể có màu sẫm xanh tím hay da bị hoại tử, viêm loét.

- Bệnh lây nhiễm lan qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Thông qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật nhiễm virus như: lợn nhiễm bệnh, chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo nhiễm virus và thức ăn nhiễm bệnh…vv.

2. Các biện pháp phòng, tránh bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

- Thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học; Không cho lợn ăn thức ăn thừa từ quán ăn, nhà hàng, khách sạn…; hạn chế khách tham quan, thương lái vào khu vực chăn nuôi.

- Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, cung cấp thức ăn có đầy đủ các chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng

- Thường xuyên vệ sinh, sát trùng tại khu vực chăn nuôi, các phương vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi bằng vôi bột hoặc hóa chất.

- Không mua, bán thịt lợn, sử dụng con giống không rõ nguồn gốc. không sử dụng thức ăn thừa hay chưa được nấu chín từ sản phẩm của lợn.

- Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin như tụ huyết trùng, dịch tả lợn,…vv phòng tránh cho lợn bị nhiễm bệnh và dễ ghép bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

- Thực hiện 05 không trong chăn nuôi:

+ Không giấu dịch;

+ Không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết;

+ Không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết;

+ Không vứt xác lợn chết ra môi trường;

+ Không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt.

- Khi phát hiện đàn gia súc có những biểu hiện bất thường, lợn chết không rõ nguyên nhân thì phải báo cáo kịp thời cho UBND xã, Thú y xã và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện để kiểm tra, xác minh và xử lý kịp thời.

* Lưu ý: Tất cả người dân cần chủ động giám sát, phát hiện, đấu tranh, không tham gia, không tiếp tay cho các hoạt động buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn trái phép vào địa bàn tiêu thụ. Không chăn nuôi, mua bán lợn, sản phẩm lợn không có nguồn gốc rõ ràng. Khi phát hiện các hành vi buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn trái phép; giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết hoặc các hành vi vi phạm làm lây lan dịch bệnh cần báo ngay cho UBND xã, thị trấn xử lý nghiêm theo Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện rất mong được sự quan tâm của UBND các xã, thị trấn trong việc tăng cường thời lượng thông tin, tuyên truyền về dịch bệnh DTLCP trong giai đoạn hiện nay./.

Tùy thuộc vào độc lực của mỗi chủng và con đường nhiễm bệnh, dịch tả châu Phi (ASF) có thể có bốn biểu hiện khác nhau và việc phát hiện sớm là một thách thức do thiếu các dấu hiệu lâm sàng cụ thể. Dịch tả heo châu Phi (ASF) là một bệnh truyền nhiễm tái phát, chỉ gây bệnh trên heo và là một dịch bệnh đang gây ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới.

Do không có vắc-xin hiệu quả chống lại ASF, các biện pháp kiểm dịch và tiêu hủy tại chỗ là những lựa chọn duy nhất lúc này cho các trang trại được chẩn đoán dương tính với ASF. Trong trường hợp không may trang trại bị nhiễm ASF, việc phát hiện sớm và loại bỏ nguồn lây nhiễm là ưu tiên hàng đầu để tránh lây lan virus sang các trang trại khác.

Liệu chúng ta có thể phát hiện virus trước khi quá muộn để tránh lây lan sang các trang trại khác không?

Các biểu hiện lâm sàng của dịch ASF

Tùy thuộc vào độc lực của chủng và con đường nhiễm bệnh, thời gian ủ bệnh nằm trong khoảng từ 4 đến 19 ngày và có bốn biểu hiện lâm sàng khác nhau:

  • Nghiêm trọng: Tỷ lệ tử vong cao có thể đạt tới 100% trong tuần đầu tiên bị nhiễm bệnh. Trường hợp này xảy ra khi bị nhiễm các chủng virus có độc lực cao và heo đột tử bất thường. Bệnh tiến triển nhanh chóng và hầu hết heo bệnh sẽ không có biểu lâm sàng rõ ràng trước khi chết.
  • Cấp tính: Đây là dấu hiệu mà các bác sĩ thú y mong muốn nhất khi phải đối mặt với sự bùng phát của ASF. Tỷ lệ chết cao cũng có thể lên tới 100% nhưng bệnh tiến triển chậm hơn so trường hợp nghiêm trọng, có thể phải mất đến 3 tuần để tỷ lệ chết đạt 100%. Các dấu hiệu lâm sàng được quan sát thấy rất rõ ràng và nghiêm trọng. Cụ thể hơn, chúng ta có thể thấy biểu hiện sốt, xuất huyết ngoài da, suy hô hấp, xuất huyết vùng mũi trước khi heo bị chết. Khi mổ khám, chúng ta có thể thấy các tổn thương xuất huyết ở nhiều cơ quan, thường là thận, hạch bạch huyết và lá lách sưng to, tất nhiên những tổn thương này không xuất hiện giống nhau trên tất cả những con heo bị nhiễm bệnh.
  • Bán cấp tính: Các dấu hiệu lâm sàng tương tự như đã thấy ở dạng cấp tính nhưng ít nghiêm trọng hơn. Tỷ lệ tử vong có thể đạt từ 30-70% trong vòng 3-4 tuần đầu sau nhiễm bệnh. Tiến triển bệnh sẽ chậm hơn đáng kể so với biểu hiện cấp tính và các dấu hiệu lâm sàng có thể không rõ ràng như lý thuyết.
  • Mạn tính: Dấu hiệu lâm sàng rất đa dạng, chán ăn, sụt cân, tiêu chảy ra máu, suy hô hấp và viêm khớp. Tỷ lệ tử vong ở mức dưới 20%, hầu hết các con heo sống sót và mang trên mình virus trong nhiều tháng.

Phát hiện sớm ASF

Phát hiện sớm dịch bệnh thực sự là một thách thức do thiếu các biểu hiện lâm sàng đặc trưng của ASF. Mức độ nghiêm trọng và đa dạng của các biểu hiện lâm sàng rất khác nhau tùy thuộc vào động lực của mỗi chủng ASF và liệu rằng các dịch bệnh khác đang có mặt hay không cũng có thể gây nhầm lẫn.

Việc chẩn đoán rất phức tạp vì các biểu hiện lâm sàng và các tổn thương khi mổ khám có thể giống với các bệnh thường thấy trên heo như bệnh đóng dấu, salmonella, PRRS, hội chứng viêm da và thận hoặc bệnh kiết lỵ.

ASF có thể không bị phát hiện trong vài ngày cho đến khi có các dấu hiệu lâm sàng và sự gia tăng tỷ lệ chết bắt buộc chủ trại phải tiến hành xét nghiệm. Hơn nữa, các trang trại đang có dịch bệnh khác tấn công cũng làm trì hoãn việc xem xét khả năng nhiễm ASF. Điều này tạo điều kiện cho virus có thể lây lan sang các khu trang trại khác bằng cách di chuyển theo những con heo không có triệu chứng bị nhiễm bệnh trong giai đoạn đầu ủ bệnh.

Các dấu hiệu lâm sàng được quan sát thấy trong các trường hợp nhiễm virus ASF là:

  • Sốt (> 40 độ)
  • Thèm ăn và giảm cân
  • Xuất huyết trên da. Thường thấy nhất ở tai và chân heo.
  • Tiêu chảy xuất huyết
  • Nôn
  • Suy hô hấp
  • Chảy máu mũi
  • Sẩy thai ở heo nái
  • Đột tử

Dấu hiệu dịch tả lợn châu phi như thế nào năm 2024

Hình ảnh từ một con heo bị nhiễm bệnh 14 ngày. Tổn thương xuất huyết ở chóp tai và phần chân sau.

Dấu hiệu dịch tả lợn châu phi như thế nào năm 2024

Hình ảnh từ một con heo bị nhiễm bệnh 14 ngày, tổn thương xuất huyết nặng trên cơ thể

Tổn thương các cơ quan nội tạng thường thấy trên các trường hợp ASF

  • Xuất huyết ở nhiều cơ quan nhưng thường gặp nhất là ở thận và bàng quang
  • Lách sưng to
  • Xuất huyết và hạch bạch huyết sưng to
  • Viêm màng tim do dư thừa dịch màng tim

Dấu hiệu dịch tả lợn châu phi như thế nào năm 2024

Hình ảnh từ một con heo bị nhiễm bệnh 14 ngày, thận bị xuất huyết

Dấu hiệu dịch tả lợn châu phi như thế nào năm 2024

Hình ảnh từ một con heo bị nhiễm bệnh 14 ngày, lá lách sưng to

Dấu hiệu dịch tả lợn châu phi như thế nào năm 2024

Hình ảnh từ một con heo bị nhiễm bệnh 14 ngày, hạch bạch huyết sưng to và xuất huyết

Dấu hiệu dịch tả lợn châu phi như thế nào năm 2024

Hình ảnh từ một con heo bị nhiễm bệnh 14 ngày, hạch bạch huyết sưng to và xuất huyết tại ruột già

Tất cả những hình ảnh trên là một bản tóm tắt các dấu hiệu lâm sàng được báo cáo phổ biến nhất từ ​​nhiều ổ dịch ở các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, không phải tất cả các dấu hiệu lâm sàng sẽ cùng xuất hiện trong quá trình bùng phát. Khi đối mặt với sự bùng phát ASF, không phải tất cả heo sẽ bị nhiễm bệnh cùng một lúc, do đó chúng ta sẽ thấy sự khác nhau về mức độ nghiêm trọng của các biểu hiện lâm sàng giữa các cá thể.

Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm

Do có nhiều dấu hiệu lâm sàng và thiếu các biểu hiện đặc trưng của dịch ASF, nên bắt buộc phải dựa vào xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để chẩn đoán. Có nhiều phương pháp xét nghiệm có thể phát hiện virus và kháng thể của ASF. PCR là phương pháp xét nghiệm thường được sử dụng để phát hiện virus trong giai đoạn đầu của bệnh. Máu, lá lách, thận và các hạch bạch huyết thường là các mẫu thường được đưa đến phòng thí nghiệm để phát hiện virus. Điều quan trọng là phải thực hiện xét nghiệm huyết thanh học để phát hiện các kháng thể bên cạnh phương pháp PCR, nhất là trường hợp biểu hiện bệnh dạng mạn tính.

Ở các quốc gia mà các cơ sở phòng thí nghiệm còn thiếu hoặc bị hạn chế, chẩn đoán ASF ở giai đoạn đầu là một thách thức. Điều này gây phức tạp thêm trong quá trình chẩn đoán và phát hiện sớm dịch bệnh.