Đâu không phải là chức năng cơ bản của thị trường tiền tệ

Thị trường tiền tệ là nơi trao đổi những công cụ tài chính giúp cho các nhà đầu tư tạo điều kiện cho mình phát triển, thanh toán quốc tế, lưu thông hàng hóa.

Thị trường tiền tệ được biết là một trong những thị trường hấp dẫn nhất, tạo điều kiện cho việc chuyển giao các nguồn vốn ngắn hạn từ các đại lý với nguồn vốn dư thừa (tổng công ty, các tổ chức tài chính, cá nhân, chính phủ) tới với những người tham gia trên thị trường mà thiếu vốn có thể nhận được với nhu cầu trong ngắn hạn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thị trường tiền tệ.

Thị trường tiền tệ là gì?

Theo Wikipedia, thị trường tiền tệ là thị trường vốn ngắn hạn, là nơi diễn ra những hoạt động cung - cầu về vốn ngắn hạn. Trong vốn ngắn hạn có cả các loại giấy tờ có giá ngắn hạn, có kỳ hạn tức là mua bán những món nợ ngắn hạn, mang tính rủi ro thấp, tính thanh khoản cao.

Đọc thêm: Quy định về mua bán ngoại tệ

Đặc điểm

  • Thị trường tiền tệ tồn tại trong các phòng giao dịch, trong các ngân hàng thương mại và ngân hàng trung ương trên thế giới.
  • Thị trường này có tính toàn cầu hóa cho nên hình thức giao dịch của nó thông qua mạng là chính.
  • Thị trường tiền tệ không có quy định, không bị giám sát của bất kỳ những cơ quan, tổ chức nào.
  • Những nghiệp vụ cơ bản trên thị trường tiền tệ: Quyền chọn kỳ hạn, đáo hạn, hoán đổi… Bên cạnh đó còn có những nghiệp vụ khác.
  • Giai đoạn luân chuyển vốn ngắn hạn (không quá một năm). Công cụ của thị trường tiền tệ là các khoản vay hay các chứng khoán đáo hạn trong vòng một năm.
  • Hình thức tài chính đặc trưng là hình thức tài chính gián tiếp.
  • Đóng vai trò trung gian tài chính giữa người vay và người cho vay là các ngân hàng thương mại.
  • Các công cụ của thị trường tiền tệ có tính thanh khoản cao, cung cấp lợi tức tiết kiệm cho các nhà đầu tư.

Đâu không phải là chức năng cơ bản của thị trường tiền tệ

Thị trường tiền tệ - vốn ngắn hạn

Chức năng của thị trường tiền tệ

  • Thị trường tiền tệ là một nơi được xem như là “sân chơi” để các nhà đầu tư tạo điều kiện tài chính phát triển, tạo điều kiện cho thuận lợi thanh toán quốc tế, lưu thông hàng hóa. Trọng tâm là cung cấp phương tiện giúp cá nhân và doanh nghiệp nhanh chóng điều chỉnh tình hình thanh khoản thực của họ theo số lượng tiền mong muốn.
  • Thị trường tiền tệ là kênh huy động, đáp ứng được nhu cầu vốn ngắn hạn của các chủ thể trong nền kinh tế.
  • Thông qua việc mua bán các chứng khoán ngắn hạn, ngân hàng Trung Ương điều tiết khối lượng tiền tệ trong lưu thông nhằm thực thi chính sách thắt chặt hay nới lỏng tiền tệ để kìm hãm lạm phát hay thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.
  • Góp phần ổn định nền tài chính quốc gia.

Chủ thể tham gia thị trường tiền tệ

  • Chính phủ: Tham gia với tư cách là nhà phát hành (KBNN phát hành tín phiếu), nhà quản lý.
  • Ngân hàng Trung Ương: Điều tiết thị trường.
  • Ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính: Vừa thu nhận luồng tiền từ dân cư thông qua kênh tiết kiệm và tiền gửi của khách hàng, phát hành và mua bán lại các giấy tờ có giá, hoặc trên kênh thị trường mở. Đồng thời, chuyển hóa nguồn tiền này cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ gia đình, các cá nhân có nhu cầu vốn kinh doanh dưới hình thức cấp tín dụng. 
  • Doanh nghiệp và tổ chức kinh tế: Tham gia thị trường với tư cách là người có nhu cầu về vốn kinh doanh.
  • Cá nhân, tổ chức đoàn thể xã hội: Các chủ thể hội đủ điều kiện pháp nhân và có thu nhập cũng tham gia thị trường tiền tệ nhằm thỏa mãn các nhu cầu về vốn, giao dịch tiền tệ, mua bán giấy tờ có giá với các ngân hàng thương mại cùng những điều kiện nhất định.

Các công cụ lưu thông trên thị trường tiền tệ

Tín phiếu kho bạc (Treasury Bills)

Đây là loại chứng khoán nợ ngắn hạn do Nhà nước phát hành nhằm mục đích điều hòa lưu thông tiền tệ, hỗ trợ cho việc cân đối thu chi ngân sách, bù đắp những thiếu hụt tạm thời hoặc mục đích chống lạm phát hay khuyến khích phát triển sản xuất. Đặc điểm của loại chứng khoán ngắn hạn là thời gian đáo hạn dưới một năm, lãi và vốn được trả một lần khi đáo hạn.

Các khoản vay liên ngân hàng

Theo quy định của ngân hàng trung ương, các tổ chức nhận tiền gửi phải có một tỷ lệ dự trữ bắt buộc để đáp ứng nhu cầu rút tiền của những người gửi tiền. Một số tổ chức có thể thừa dự trữ, một số khác lại thiếu. 

Các tổ chức nhận tiền gửi có thể mua bán các khoản dự trữ này trên thị trường liên ngân hàng, bằng cách này có thể tối thiểu hóa được lượng tài sản có tính thanh khoản cao nhưng khả năng sinh lời thấp, như tín phiếu kho bạc.

Đâu không phải là chức năng cơ bản của thị trường tiền tệ

Các công cụ lưu thông trên thị trường tiền tệ

Giấy chấp nhận thanh toán của ngân hàng

Đây là giấy bảo đảm rằng một ngân hàng sẽ thanh toán vô điều kiện số tiền mà các nhà nhập khẩu còn thiếu các nhà xuất khẩu. Đến ngày đáo hạn nhà nhập khẩu sẽ trả cho ngân hàng số tiền ghi trên giấy cộng với một khoản phí. Nhà xuất khẩu không nhất thiết phải giữ giấy này cho tới khi đáo hạn mà có thể bán đi với giá chiết khấu để thu tiền trước. Lãi suất của công cụ này tương đối thấp do tính an toàn cao.

Kỳ phiếu thương mại

Kỳ phiếu thương mại sẽ do doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phát hành, dùng thay thế cho giấy nợ trả cho các đơn vị hoặc cá nhân cung cấp hàng hóa hay dịch vụ cho doanh nghiệp. Trong thương phiếu có quy định thời hạn trả nợ và lãi suất đến kỳ hạn sẽ được đơn vị trả cả vốn lẫn lãi.

Tìm hiểu thêm: Kỳ phiếu là gì?

Kỳ phiếu ngân hàng (Bank Bills), Tín phiếu công ty tài chính, Chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm

Đây là các loại chứng khoán ngắn hạn thường từ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng đến 12 tháng, được ngân hàng thương mại và công ty tài chính phát hành nhằm huy động vốn, rồi dùng vốn đó cho vay (chủ yếu là ngắn hạn).

Xem thêm: Điều kiện phát hành chứng chỉ tiền gửi

Những công cụ trên thị trường tiền tệ đều có đặc điểm có tính rủi ro, mức độ dao động giá thấp và do đó đầu tư vào các công cụ này sẽ có ít rủi ro hơn.

Nhìn vào quá trình phát triển thì ta có thể thấy thị trường tiền tệ biểu hiện mối quan hệ điều tiết vốn giữa các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng. Nơi mà mọi người có thể trao đổi, mua bán, đóng vai trò trung tâm trong hệ thống tài chính của đất nước.

Tìm hiểu về bản chất, chức năng của tiền tệ

  • 1. Lịch sử hình thành tiền tệ
  • 1.1 Sự ra đời của tiền xu
  • 1.2 Tiền giấy và các loại tiền khác
  • 2. Khái niệm về tiền tệ
  • 3. Bản chất của tiền tệ
  • 4. Chức năng của tiền tệ
  • 4.1 Là thước đo giá trị
  • 4.2 Là phương tiện lưu thông
  • 4.3 Là phương tiện cất trữ
  • 4.4 Là phương tiện thanh toán
  • 4.5 Tiền tệ thế giới

1. Lịch sử hình thành tiền tệ

1.1 Sự ra đời của tiền xu

Trong thời cổ đại, người dân không mua hay bán bằng tiền. Họ trao đổi các đồ vật hoặc sản phẩm cho người khác để nhận lại những gì họ muốn hoặc cần. Nhiều nền văn hóa trên thế giới cuối cùng đã phát triển việc sử dụng tiền kim loại, loại tiền có giá trị phụ thuộc vào giá trị của vật liệu làm ra nó.

Những đồng tiền xu đầu tiên được sản xuất từ đồng và sau đó là sắt. Tiền xu rất thuận tiện, người sử dụng có thể đếm chúng thay vì phải cân khối lượng. Nó đã thúc đẩy đáng kể sự mua bán hàng hóa trong thế giới cổ đại. Loại tiền xu đầu tiên được sử dụng tại vùng Lưỡng Hà vào khoảng năm 3000 trước Công nguyên và nó được gọi là “siglos” hoặc “shekel”.

1.2 Tiền giấy và các loại tiền khác

Tiền giấy hoặc giấy bạc lần đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc từ năm 600 đến năm 1455, lưu hành trong thời nhà Tống. Tại châu Âu, giấy bạc ngân hàng đầu tiên được ngân hàng Stockholms Banco ở Thụy Điển phát hành năm 1661. Trong thập niên 1690, Khu Thuộc Địa Vịnh Massachusetts tại Mỹ in tiền giấy và ở đây việc sử dụng tiền giấy trở nên phổ biến hơn.

Sau một thời gian dài phát triển, tiền đã xuất hiện với hình thức tiền đại diện, các thương gia và ngân hàng buôn bán vàng, bạc, bắt đầu phát hành giấy biên nhận cho người gửi. Có thể quy đổi thành giá trị tiền mặt. Những hóa đơn được chấp nhận rộng rãi như một phương tiện thanh toán và bắt đầu được sử dụng như tiền.

2. Khái niệm về tiền tệ

Tiền tệ (Currency) là phương tiện trao đổi hàng hóa và dịch vụ được chấp nhận thanh toán trong một khu vực nhất định hoặc giữa một nhóm người cụ thể. Thông thường sẽ được phát hành bởi một cơ quan nhà nước như ngân hàng trung ương. Giá trị của tiền tệ không đến từ vật chất tạo ra nó mà nhưng theo giá trị mà nó đại diện tùy theo nền kinh tế và nhà phát hành. Hiểu một cách đơn giản, tiền tệ thực chất chính là tiền (bao gồm cả tiền xu và tiền giấy) được chấp nhận chung trong thanh toán để đổi lấy hàng hóa, dịch vụ và hoàn trả các khoản nợ.

Ở thế kỷ 21, ngoài tiền xu và tiền giấy, một dạng tiền tệ mới đã xuất hiện đó là tiền ảo. Các loại tiền ảo như bitcoin không có sự tồn tại thực tế hoặc sự hậu thuẫn của chính phủ và được giao dịch và lưu trữ dưới dạng điện tử.

3. Bản chất của tiền tệ

Theo quan điểm của K.Marx, “tiền chính là loại hàng hóa đặc biệt “vì: tiền có giá trị sử dụng đặc biệt( là giá trị công dụng có ích của hàng hóa. Tiền tệ thỏa mãn hầu hết các nhu cầu của người sử dụng và sở hữu.

Quan điểm của P.Smuelson: “tiền chính là thứ dầu bôi trơn “trong các guồng máy luân chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất để đi đến nơi tiêu dùng.

Quan điểm của M. Freidman và các nhà kinh tế học hiện đại: ” tiền là các phương tiện thanh toán” và có thể thực hiện được các chức năng làm trung gian trao đổi, các đơn vị tính toán và có thể tích lũy của cải. Tiền tệ ra đời là kết quả tất yếu của sự phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại.

Tiền tệ là một hình thái giá trị của hàng hoá, là sản phẩm của quá trình phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá. Các nhà kinh tế trước C. Mác giải thích tiền tệ từ hình thái phát triển cao nhất của nó, bởi vậy đã không làm rõ được bản chất của tiền tệ. Trái lại, C. Mác nghiên ứu tiền tệ từ lịch sử phát triển của sản xuất và trao dổi hàng hoá, từ sự phát triển của các hình thái giá trị hàng hoá, do đó đã tìm thấy nguồn gốc và bản chất của tiền tệ. Vậy, tiền tệ là hàng hoá đặc biệt được tách ra từ trong thế giới hàng hoá làm vật ngang giá chung thống nhất cho các hàng hoá khác, nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá.

Tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt ?

Bởi vì:

- Tiền tệ cũng có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị của tiền tệ cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết sản xuất ra vàng (bạc) quyết định. Giá trị sử dụng của tiền tệ làm môi giới trong mua bán và làm chức năng tư bản.

- Là hàng hóa, tiền tệ cũng có người mua, người bán, cũng có giá cả (lợi tức). Giá cả của hàng hóa tiên tệ cũng lên xuống xoay quanh quan hệ cung cầu.

- Đóng vai trò làm vật ngang giá chung.

4. Chức năng của tiền tệ

Chức năng của tiền tệ là phương tiện thanh toán, phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, thước đo giá trị, tiền tệ thế giới. Mỗi một chức năng của tiền tệ đều có vai trò đối với sự vận hành của thị trường.

4.1 Là thước đo giá trị

Tiền tệ được dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hoá. Muốn đo lường giá trị của các hàng hoá, bản thân tiền tệ cũng phải có giá trị. Vì vậy, tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Để đo lường giá trị hàng hoá không cần thiết phải là tiền mặt. Chỉ cần so sánh với lượng vàng nào đó trong tưởng tưởng của mình. Vì sao có thể làm được như vậy, vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hoá trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định. Cơ sở của tỷ lệ đó là thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó. Giá trị hàng hoá đưọc biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hoá. Hay nói cách khác, giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá.

Giá cả hàng hoá chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau đây:

- Giá trị hàng hoá.

- Giá trị của tiền.

- Quan hệ cung – cầu về hàng hoá.

Nhưng vì giá trị hàng hóa là nội dung của giá cả, nên trong ba nhân tố nêu trên thì giá trị vẫn là nhân tố quyết định giá cả.

Để chức năng của tiền tệ là thước đo giá trị thì tiền tệ cũng phải được quy định một đơn vị. Tiền tệ nhất định làm tiêu chuẩn đo lường giá cả của hàng hoá. Đơn vị đó là một trọng lượng nhất định của kim loại dùng làm tiền tệ. Ở mỗi nước, đơn vị tiền tệ này có tên gọi khác nhau. Đơn vị tiền tệ và các phần chia nhỏ của nó là tiêu chuẩn giá cả. Tác dụng của tiền khi dùng làm tiêu chuẩn giá cả không giống với tác dụng của nó khi dùng làm thước đo giá trị. Là thước đo giá trị, tiền tệ đo lường giá trị của các hàng hoá khác; là tiêu chuẩn giá cả, tiền tệ đo lường bản thân kim loại dùng làm tiền tệ.

4.2 Là phương tiện lưu thông

Tiền được dùng làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hoá. Để làm chức năng lưu thông hàng hoá đòi hỏi phải có tiền mặt. Quá trình trao đổi hàng hoá lấy tiền làm môi giới gọi là lưu thông hàng hoá. Công thức lưu thông hàng hoá là: H – T – H. Trong đó H là hàng hóa, T là tiền mặt. Khi tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hoá đã làm cho hành vi bán và hành vi mua có thể tách rời nhau cả về thời gian và không gian. Với việc không nhất trí giữa mua và bán vô tình gây ta những nguy cơ của khủng hoảng kinh tế.

Ở mỗi thời kỳ nhất định, lưu thông hàng hoá bao giờ cũng đòi hỏi một lượng tiền cần thiết cho sự lưu thông. Số lượng tiền này được xác định bởi quy luật chung của lưu thông tiền tệ. Theo C. Mác, nếu xem xét trong cùng một thời gian và trên cùng một không gian thì khối lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông được xác định qua công thức:

Trong đó: T là số lượng tiền tệ cần cho lưu thông, H là số lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, Gh là giá cả trung bình của 1 hàng hóa, G là tổng số giá cả của hàng hóa, N là số vòng lưu thông của các đồng tiền cùng loại. Quá trình hình thành tiền giấy: lúc đầu tiền tệ xuất hiện dưới hình thức vàng thoi, bạc nén. Dần dần nó được thay thế bằng tiền đúc. Trong quá trình lưu thông, tiền đúc bị hao mòn dần và mất một phần giá trị của nó. Nhưng nó vẫn được xã hội chấp nhận như tiền đúc đủ giá trị.

4.3 Là phương tiện cất trữ

Làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ. Tại sao tiền làm được chức năng này là vì: tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị, nên cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải.

Để làm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền vàng, bạc. Chức năng cất trữ làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phát với nhu cầu tiền cần thiết cho lưu thông. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hoá nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu thông. Ngược lại, nếu sản xuất giảm lượng hàng hoá lại ít thì một phần tiền rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ.

4.4 Là phương tiện thanh toán

Tiền tệ được dùng làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng… Chức năng của tiền tệ có thể làm phương tiện thanh toán, bằng tiền mặt, séc, chuyển khoản, thẻ tín dụng… Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển đến một trình độ nào đó tất yếu nảy sinh việc mua bán chịu. Trong việc mua bán chịu người mua trở thành con nợ, ngươi bán trở thành chủ nợ. Khi hệ thống chủ nợ và con nợ phát triển rộng rãi. Và đến kỳ thanh toán, nếu một khâu nào đó không thanh toán. Điều này sẽ gây khó khăn cho các khâu khác, phá vỡ hệ thống, khả năng khủng hoảng kinh tế tăng lên.

4.5 Tiền tệ thế giới

Khi quan hệ buôn bán giữa các quốc gia với nhau xuất hiện, thì tiền tệ làm chức năng tiền tệ thế giới. Điều đó có nghĩa là thanh toán quốc tế giữa các nước với nhau. Làm chức năng tiền tệ thế giới phải là tiền vàng hoặc tiền tín dụng được thừa nhận thanh toán quốc tế. Việc đổi tiền của một quốc gia này thành tiền của một quốc gia khác được tiến hành theo tỷ giá hối đoái. Đó là giá cả đồng tiền của một quốc gia này so với đồng tiền của quốc gia khác.

Ví dụ:

Hiện nay ngành du lịch phát triển, mọi người dễ dàng du lịch nước ngoài. Khi đi du lịch bạn cần đổi tiền tệ của mình sang tiền tệ nước bạn. Tý giá hối đoái dự vào nền kinh tế của các nước nên có giá trị khác nhau. Hiện tại 1usd = 23.000 VNĐ…

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tiền tệ ... Hãy gọi ngay: 1900.6162 để đượcLuật sư tư vấn pháp luật ngân hàng, tài chính trực tuyến qua điện thoại

Luật Minh Khuê (Sưu tầm & biên tập)