Đề cảm thụ văn học lớp 2

Danh mục: Sách Tham Khảo Cấp 1, 2, 3 | Sách Tham Khảo Lớp 2

210 Đã Bán

Cảm Thụ Văn Học Dành Cho Học Sinh Lớp 2 khơi gợi cho các em học sinh lớp 2 hiểu, cảm được cái hay, cái đẹp, giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của một số bài thơ, một số truyện được nói đến.

48.000đ 38.400đ

Tiết kiệm: 9.600đ [20%]

Ôn tập tiếng Việt lớp 4 có đáp án

20 bài văn cảm thụ văn học lớp 4 có đáp án kèm theo, với nhiều chủ đề như cây cối, con vật, đồ vật, non sông đất nước... Đây là tài liệu hữu ích giúp các em rèn luyện thêm kỹ năng viết văn của mình. Mời các em cùng tham khảo nội dung dưới đây:

40 bài cảm thụ văn học lớp 3

71 câu ôn luyện từ và câu lớp 3

20 bài cảm thụ văn học lớp 4 có đáp án

Bài 1:

“Việt Nam đất nước ta ơi!

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn,

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều .”

[Việt Nam thân yêu - Nguyễn Đình Thi]

Đoạn thơ trên, em cảm nhận được những điều gì về đất nước Việt Nam.

Bài làm:

Tác giả muốn ca ngợi đất nước và con người Việt Nam thân yêu. Bởi lẽ đất nước có những cảnh đẹp độc đáo. Hình ảnh “biển lúa mênh mông” gợi cho ta niềm tự hào về sự giàu đẹp trù phú của đất nước. Hình ảnh “Cánh cò bay lả rập rờn” thật giản dị mà tạo nên bức tranh sinh động về đất nước Việt Nam. Đất nước còn mang niềm tự hào và kiêu hãnh bởi vẻ đẹp hùng vĩ của đỉnh Trường Sơn cao vời vợi, sớm chiều mây bao phủ. Tất cả vẻ đẹp độc đáo và nên thơ của đất nước Việt Nam đã đi vào cảm xúc của tác giả một cách gần gũi mà sâu lắng.

Bài 2:

"Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lóa , vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày"

[Vàm Cỏ Đông – Hoàng Vũ]

Đọc đoạn thơ trên, em cảm nhận được vẻ đẹp đáng quý của dòng sông quê hương như thế nào?

Bài làm:

Bằng biện pháp so sánh, tác giả Hoàng Vũ đã bộc lộ được vẻ đẹp đáng quý của con sông quê hương. Điều đó được thể hiện: Con sông ngày đêm hiền hòa, cần mẫn đưa nước vào đồng ruộng để tưới tắm cho ruộng lúc, vườn cây thêm tốt tươi như người mẹ hiền mang dòng sữa nóng đến cho con thơ:

"Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây"

Và con sông cũng như lòng người mẹ, luôn chan chứa tình yêu thương, luôn sẵn sàng chia sẻ, lo lắng cho con cho tất cả mọi người:

"Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình yêu thương trang trải đêm ngày"

Vẻ đẹp ấm áp đó càng làm cho ta càng thêm yêu quý con sông quê hương.

Bài 3:

"Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài"

[Cô giáo lớp em - Nguyễn Xuân Sanh]

Em hãy cho biết: Khổ thơ trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật? Biện pháp nghệ thuật đó giúp em thấy được điều gì đẹp đẽ ở các bạn học sinh?

Bài làm:

Bằng biện pháp nhân hóa, tác giả đã bộc lộ được tinh thần học tập chăm chỉ của các bạn học sinh. Sự ham học của các bạn đã làm cho nắng giống như những đứa trẻ tung tăng đùa vui, chảy nhảy ghé qua cửa lớp để xem các bạn học bài:

"Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài"

Qua đó, tác giả muốn ca ngợi tinh thần hiếu học của các bạn học sinh.

Bài 4:

"Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như trông là thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con"

[Tre Việt Nam - Nguyễn Duy]

Đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả cây tre? Trong đoạn thơ trên, hình ảnh nào em cho là đẹp nhất? Vì sao?

Bài làm:

Bằng biện pháp nhân hóa, nhà thơ Nguyễn Duy đã bộ lộ được phẩm chất cao đẹp của cây tre Việt Nam. Thông qua đó, tác giả muốn bộ lộ phẩm chất cao quý của con người Việt Nam. Hình ảnh đó gợi cho ta thấy sự kiêu hãnh, hiên ngang, ngay thẳng, kiên cường, bất khuất, trước mọi nguy nan của dân tộc Việt Nam:

"Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như trông là thường"

Cao đẹp và tự hào hơn đó là sự dãi dầu, chịu đựng mọi khó khăn gian khổ trong cuộc sống, biết yêu thương nhường nhịn, che chở đùm bọc cho con của cây tre:

"Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con"

Qua đó, tác giả muốn bộc lộ phẩm chất cao quý, truyền thống đáng tự hào của con người Việt Nam đó là truyền thống yêu nước thương nòi của dân tộc Việt Nam.

Tải file PDF hoặc Word để tham khảo nội dung chi tiết.

Cập nhật: 06/06/2017

Ôn tập tiếng Việt lớp 3

40 bài văn cảm thụ văn học lớp 3 có đáp án kèm theo, bao gồm những bài văn chọn lọc về nhiều chủ đề như tả cây cối, tả con vật, tả đồ vật, tả vật dụng trong gia đình... Đây là tài liệu hữu ích giúp các em rèn luyện thêm kỹ năng viết văn của mình. Mời các em cùng tham khảo nội dung dưới đây:

50 bài văn mẫu lớp 3

71 câu ôn luyện từ và câu lớp 3

Bài 1. Trong bài Con cò nhà thơ Chế Lan Viên có viết:

Con dù lớn vẫn là con của mẹ,

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.

Hai dòng thơ trên đa giúp em cảm nhận được điều gì đẹp đẽ và sâu sắc?

Bài làm

Qua hai dòng thơ trên, em cảm nhận được những điều đẹp đẽ và sâu sắc rằng: tình cảm yêu thương của mẹ dành cho con thật to lớn và không bao giờ vơi cạn. Dù con đa khôn lớn, dù có “ đi hết đời” sống cả trọn cuộc đời, tình thương của mẹ đối với con vẫn còn sống mãi “vẫn theo con” để quan tâm lo lắng, giúp đỡ con, tiếp cho con thêm sức mạnh, có thể nói đó chính là tình thương bất tử.

Bài 2. Đọc câu thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:

" Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đa thức vì chúng con."

a] Trong câu thơ trên những sự vật nào được so sánh với nhau?

b] Từ nào biểu hiện ý so sánh?

c] So sánh như thế nhằm mục đích gì?

Bài làm

a] Trong câu thơ trên, các sự vật được so sánh với nhau là : Những ngôi sao thức/ mẹ thức

b] Từ ngữ biểu hiện ý so sánh là từ "chẳng bằng"

c] Cách so sánh như thế giúp người đọc cảm nhận được người mẹ rất thương con, mẹ có thể thức thâu đêm suốt sáng để

canh cho con ngủ ngon giấc ; hơn cả những ngôi sao " thức" soi sáng trong đêm, bởi vì khi trời sáng thì sao cũng không thể

thức được nữa.

Bài 3. Ca dao có câu:

Tháp Mười đẹp nhất bông sen.

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.

Chỉ ra hình ảnh so sánh trong hai câu ca dao trên? Nêu cảm nhận của em về cách so sánh đó?[hình ảnh so sánh đó có ý nghĩa gì?]

Bài làm

Hình ảnh so sánh trong hai câu ca dao trên là: Bác Hồ với bông sen Tháp Mười.

Hai câu ca dao trên đa sử dụng biện pháp so sánh để ca ngợi phẩm chất đẹp đẽ của Bác Hồ, nhấn mạnh vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, gắn bó với quê hương đất nước Việt Nam [bông sen Tháp Mười] của Bác Hồ.

Bài 4. Đọc các câu thơ sau:

Những người chân đất thật thà

Em thương như thể thương bà ngoại em.

a] Em hiểu từ “chân đất”trong các câu thơ trên như thế nào ?

b] Đặt một câu với từ “chân đất”

Bài làm

a/ Nghĩa từ “chân đất” ở trong câu thơ ý nói là người nông dân

b] Đặt câu: Bố mẹ em là những người chân đất, hiền lành, chất phác.

Bài 5. Trong bài: “ Sao Mai”, Ý Nhi có viết:

Ngôi sao chăm chỉ Gà gáy canh tư Mặt trời ửng hồng

Là ngôi sao Mai Mẹ em xay lúa Bạn đi chơi hết

Em choàng trở dậy Lúa vàng như sao Sao Mai còn ngồi

Thấy sao thức rồi. Sao nhìn ngoài cửa. Làm bài mải miết.

Trong bài thơ trên, tác giả đa sử dụng biện pháp so sánh. Em hãy tìm các từ ngữ, hình ảnh thể hiện rõ điều đó ?

Bài làm

Các hình ảnh so sánh trong bài thơ là:

Ngôi sao chăm chỉ là ngôi sao Mai.

Mẹ em xay lúa, lúa vàng như sao.

Sự vật được nhân hóa là: Sao Mai. Từ ngữ thể hiện sự nhân hóa là: chăm chỉ, thức dậy, nhìn ngoài cửa, ngồi làm bài mải

miết.

Bài 6. Trong bài Tuổi Ngựa nhà thơ Xuân Quỳnh có viết:

Tuổi con là tuổi NgựaNhưng mẹ ơi, đừng buồnDẫu cách núi cách rừngDẫu cách sông cách biểnCon tìm về với mẹ

Ngựa con vẫn nhớ đường.

Hãy cho biết: Người con muốn nói với mẹ điều gì? Điều đó cho ta thấy tình cảm của người con đối với mẹ như thế nào?

Bài làm

Qua đoạn thơ, ta thấy người con muốn nói với mẹ: Tuổi con là Tuổi ngựa nên có thể chạy rất nhanh và đi rất xa.

Nơi con đến có thể rất xa mẹ ["cách núi cách rừng, cách sông cách biển"]. Nhưng mẹ đừng buồn, vì con vẫn luôn nhớ đường để tìm về với mẹ ["Con tìm về với mẹ - Ngựa con vẫn nhớ đường"]. Điều đó cho thấy tình cảm yêu thương và gắn bó sâu sâu nặng của người con đối với mẹ.

Bài 7. Nghĩ về nơi dòng sông chảy ra biển, trong bài Cửa sông, nhà thơ Quang Huy viết:

Dù giáp mặt cùng biểnCửa sông chẳng dứt cội nguồnLá xanh mỗi lần trôi xuống

Bỗng ... nhớ một vùng núi non.

Em hãy chỉ rõ những hình ảnh nhân hóa được tác giả sử dụng trong khổ thơ trên và nêu ý nghĩa của những hình ảnh đó.

Bài làm

Những hình ảnh nhân hóa: Cửa sông dù giáp mặt cùng biển rộng nhưng chẳng dứt được cội nguồn; lá xanh trôi xuống đến cửa sông bỗng nhớ một vùng núi non.

Qua những hình ảnh trên, tác giả muốn cảm luôn gắn bó, thủy chung, không quên cội nguồn [nơi đa sinh ra] của mỗi con
người.

Bài 8. Trong bài thơ Mặt trời xanh của tôi, nhà thơ Nguyễn Viết Bình có viết:

Rừng cọ ơi! Rừng cọ!Lá đẹp, lá ngời ngờiTôi yêu thường vẫn gọi

Mặt trời xanh của tôi

Theo em, khổ thơ trên đa bộc lộ tình cảm của tác giả đối với rừng cọ của quê hương như thế nào?

Bài làm

Khổ thơ bộc lộ tình cảm thiết tha yêu quý của tác giả đối với rừng cọ. Tác giả trò chuyện với rừng cọ như trò chuyện với người thân ["Rừng cọ ơi! Rừng cọ!"] tả những chiếc lá cọ vừa đẹp vừa ngời ngời sức sống. Hình ảnh "Mặt trời xanh của tôi" ở dòng thơ cuối không chỉ nói lên sự liên tưởng, so sánh chính xác của tác giả [lá cọ xòe những cánh nhỏ dài trong xa như mặt trời đang tỏa những tia nắng xanh] mà còn bộc rõ tình cảm yêu mến và tự hào của tác giả về rừng cọ quê hương.

Bài 9. Trong bài thơ Bè xuôi sông La, nhà thơ Vũ Duy Thông viết:

Sông La ơi sông LaTrong veo như ánh mắtBờ tre xanh im mát

Mươn mướt đôi hàng mi

Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận được vẻ đẹp của sông La như thế nào?

Bài làm

Đoạn thơ giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp thật quến rũ của dòng sông La quê hương. Nhà thơ đã nhân hóa sông La một cách trìu mến như gọi một con người. Cách so sánh dòng sông La "Trong veo như ánh mắt" làm cho ta thấy sắc màu trong xanh của dòng sông cũng đậm đà tình cảm. Những lũy tre rủ bóng xuống mặt sông cũng được nhân hóa thành: "Bờ tre xanh im mát. Mươn mướt đôi hàng mi" Vẻ đẹp của dòng sông, của bờ tre chẳng khác nào vẻ đẹp của một người con gái quê hương. Đó cũng chính là vẻ đẹp đậm đà tình cảm yêu thương gắn bó với con người.

Bài 10. Trong bài thơ Dòng sông mặc áo, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo có viết như sau:

Sáng ra thơm đến ngẩn ngơDòng sông đã mặc bao giờ áo hoaNgước lên bỗng gặp la đà

Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai.

Những câu thơ trên đa giúp em phát hiện ra vẻ đẹp gì của dòng sông quê hương tác giả?

Bài làm

Bằng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, nhà thơ đã miêu tả dòng sông quê hương thật đẹp: Sông cũng như người được mang trên mình chiếc áo rất đặc biệt. Đó là chiếc áo vừa có hương thơm ["thơm đến ngẩn ngơ"] vừa có màu hoa thật đẹp và hấp dẫn ["ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai"]. Dòng sông được mặc chiếc áo đó dường như trở nên đẹp hơn và làm cho tác giả thấy ngỡ ngàng, xúc động.

Tải file PDF hoặc DOC để tham khảo chi tiết.

Cập nhật: 10/06/2017

Video liên quan

Chủ Đề