Đề kiểm tra ngữ văn học kì 1 lớp 9

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 1 - Học kì 1 - Ngữ văn 9. Đề bài: Đóng vai một hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở quê em - Chùa Thiên Mụ

Xem lời giải

Bộ 40 đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 được VnDoc.com sưu tầm và tổng hợp là đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 dành cho các em học sinh lớp 9 tham khảo. Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Văn này sẽ giúp các em chuẩn bị tốt cho kì thi cuối học kì 1 sắp tới nói chung và ôn thi kiểm tra cuối học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 nói riêng. Mời các em và thầy cô tham khảo. Chúc các em đạt điểm cao trong các kì thi quan trọng sắp tới

  • 60 Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Toán
  • 30 Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Vật lý
  • Bộ 12 đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 9

Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Văn số 1

  1. Phần đọc - hiểu: 5 điểm

Câu 1 [1 điểm]: Chủ đề chính của truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long là gì?

Câu 2 [1 điểm]: Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận?

Câu 3 [1 điểm]: Nôi dung của văn bản "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng?

Câu 4 [2 điểm]: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

"Lũ chúng tôi, Bọn người tứ xứ Gặp nhau hồi chưa biết chữ Quen nhau từ buổi "một hai" Súng bắn chưa quen, Quân sự mươi bài, Lòng vẫn cười vui kháng chiến. Lột sắt đường tàu, Rèn thêm dao kiếm, Áo vải chân không, Đi lùng giặc đánh."

["Nhớ" – Hồng Nguyên]

  1. Đoạn thơ trên được làm theo thể thơ nào?
  1. Đoạn thơ thể hiện nội dung gì?
  1. Từ đoạn thơ em nhớ đến bài thơ nào, của ai mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9?

II. Phần tạo lập văn bản: 5 điểm

Câu 5 [5 điểm]: Tưởng tượng em được gặp gỡ nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân và trò chuyện cùng ông về những ngày tháng đi tản cư. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó.

Đáp án đề thi học kì 1 Văn 9 số 1

Câu 1: Nêu được chủ đề của truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long: Ca ngợi những con người lao động bình thường và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.

Câu 2: Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận:

  • Xây dựng được những hình ảnh đẹp, tráng lệ
  • Âm hưởng khỏe khoắn, sôi nổi, phơi phới như giai điệu của một bài hát
  • Sự gieo vần ngắt nhịp linh hoạt, vần bằng tạo sự vang xa, bay bổng, vần trắc tạo sức mạnh vang dội.

Câu 3:

Nội dung của văn bản "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng: Thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.

Câu 4:

a, Đoạn thơ trên được làm theo thể thơ: Tự do

b, Nội dung: Đoạn thơ thể hiện hình ảnh người chiến sĩ trong buổi đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy khó khăn gian khổ.

c, Từ đoạn thơ em nhớ đến bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu

Câu 5

  1. Về nội dung các phần bài viết

1. Mở bài: HS biết tạo tình huống gặp gỡ với nhân vật ông Hai [thời gian, không gian, địa điểm, nhân vật.] một cách hợp lí, hấp dẫn.

2. Thân bài

Trò chuyện về hoàn cảnh khiến ông Hai phải đi tản cư; niềm hãnh diện, tự hào, nỗi nhớ làng da diết và sự quan tâm đến cuộc kháng chiến của ông Hai khi ở nơi tản cư.

Trò chuyện để thấy được diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc từ đó bộc lộ rõ tình yêu làng sâu sắc hòa quyện thống nhất với tình yêu nước của ông Hai:

  • Từ sự bàng hoàng sững sờ khi mới nghe tin đến cảm giác xấu hổ, lo lắng, buồn bã, chán nản rồi trở thành nỗi ám ảnh thường xuyên nặng nề khiến ông Hai vô cùng đau đớn khổ sở.
  • Tiếp theo là tình thế bế tắc, tuyệt vọng của ông khi bị đuổi đi, sự đấu tranh nội tâm của ông giữa đi nơi khác hay trở về làng qua đó làm rõ được tình yêu nước rộng lớn, bao trùm lên tình yêu làng quê của ông Hai.
  • Lời tâm sự của ông Hai với đứa con út thể hiện tấm lòng thủy chung son sát của ông với cách mạng, với kháng chiến.
  • Trò chuyện để thấy được tâm trạng vui sướng vô bờ của ông Hai khi tin làng theo giặc được cải chính.

Chú ý: Hình thức của bài văn là một cuộc trò chuyện nên lời đối thoại phải tự nhiên, linh hoạt, không gượng ép; văn phong trong sáng, giàu tính biểu cảm; sử dụng kết hợp các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm để khắc họa rõ nét diễn biến tâm trạng của nhân vật...

3. Kết bài: Ấn tượng, cảm xúc và suy nghĩ của bản thân sau cuộc trò chuyện.

  1. Về hình thức

HS viết một bài văn với đủ ba phần, các ý trong thân bài sắp xếp hợp lí, chữ viết rõ ràng, có thể mắc một số ít lỗi chính tả.

Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Văn số 2

ĐỀ 2

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn NGỮ VĂN LỚP 9

Thời gian: 90 phút

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM [2.0 điểm]

Viết phương án đúng [A, B, C hoặc D] vào bài thi

Câu 1. Truyền kì mạn lục có nghĩa là gì?

  1. Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.
  1. Ghi chép tản mạn những điều có thật xảy ra trong xã hội phong kiến.
  1. Ghi chép tản mạn những câu chuyện lịch sử của nước ta từ xưa đến nay.
  1. Ghi chép tản mạn cuộc đời của những nhân vật kì lạ từ trước đến nay.

Câu 2. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá [Huy Cận] là gì?

  1. Cảm hứng về lao động.
  1. Cảm hứng về thiên nhiên.
  1. Cảm hứng về chiến tranh.
  1. Cảm hứng về thiên nhiên, lao động.

Câu 3. Trong giao tiếp, nói lạc đề là vi phạm phương châm hội thoại nào?

  1. Phương châm về lượng.
  1. Phương châm về chất.
  1. Phương châm quan hệ.
  1. Phương châm cách thức.

Câu 4. Câu in đậm trong đoạn văn sau được xếp vào hình thức ngôn ngữ nào?

“Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

- Hà, nắng gớm, về nào…” [Làng- Kim Lân, Ngữ văn 9, tập một, NXBGD]

  1. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.
  1. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật.
  1. Ngôn ngữ trần thuật của tác giả.
  1. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật.

II. PHẦN TỰ LUẬN [8.0 điểm]

Câu 5 [3.0 điểm]. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

  1. Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
  1. Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ trên.
  1. Từ nội dung của bài thơ trên, em hãy viết một đoạn văn [khoảng 10 đến 12 câu] trình bày suy nghĩ của bản thân về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.

Câu 6 [5.0 điểm].

Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.

II. PHẦN TỰ LUẬN [8.0 điểm]

Câu 5 [3.0 điểm]. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

  1. Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
  1. Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ trên.
  1. Từ nội dung của bài thơ trên, em hãy viết một đoạn văn [khoảng 10 đến 12 câu] trình bày suy nghĩ của bản thân về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.

Câu 6 [5.0 điểm].

Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.

Đáp án đề kiểm tra học kì 1 Văn 9 số 2

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM [2,0 điểm]: Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.

Câu

1

2

3

4

Đáp án

A

D

C

B

II. PHẦN TỰ LUẬN [8,0 điểm].

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 5

a]

- Đoạn thơ trên thuộc văn bản “Ánh trăng”.

- Tác giả là Nguyễn Duy.

0.5

0,5

  1. Các từ láy trong đoạn thơ: vành vạnh, phăng phắc.

0.5

c]

- Về hình thức: Học sinh biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội có độ dài từ 10-12 câu, có liên kết, mạch lạc.

- Về nội dung: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo các nội dung sau:

+ Uống nước nhớ nguồn là: khi được hưởng thụ thành quả về vật chất và tinh thần, cần biết ơn những người đã tạo ra những thành quả đó.

+ Những biểu hiện của truyền thống “uống nước nhớ nguồn” trong cuộc sống: xây dựng các đền, miếu, chùa chiền phụng thờ, tôn vinh các bậc anh hùng có công với nước; thờ tổ tiên; phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với những thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng và những gia đình có công với cách mạng…[d/c]

+ Liên hệ bản thân: phấn đấu học tập, rèn luyện và tu dưỡng thành con ngoan, trò giỏi để trở thành những công dân có ích cho xã hội.

1.5

Câu 6

- Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn cảm nhận về nhân vật văn học; bố cục 3 phần rõ ràng; văn viết có hình ảnh, giàu cảm xúc, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu;

- Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo các nội dung sau:

  1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Kim Lân, truyện ngắn Làng.

- Giới thiệu khái quát nhân vật ông Hai.

0.5

  1. Thân bài

1. Khái quát:

- Truyện ngắn Làng biểu hiện một tình cảm cao đẹp của người nông dân thời đại cách mạng: tình yêu làng xóm, quê hương đã hoà nhập trong tình yêu nước, tinh thần kháng chiến. Tình cảm đó vừa có tính truyền thống vừa có chuyển biến mới.

- Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động và độc đáo ở nhân vật ông Hai.

0.5

2. Cảm nhận về nhân vật ông Hai:

* Hoàn cảnh của ông Hai: rất yêu làng, tự hào, hay khoe về làng nhưng lại phải xa làng để đi tản cư.

* Tình yêu làng của ông Hai bị đặt vào một tình huống gay cấn, đầy thử thách: tin làng Chợ Dầu theo giặc, phản bội lại cách mạng, kháng chiến:

- Khi mới nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc: ông bàng hoàng, sững sờ, không tin [dẫn chứng].

- Khi tin ấy được khẳng định chắc chắn, ông xấu hổ, tủi nhục, cứ cúi gầm mà đi.

- Những ngày ở nhà:

+ Ông đau đớn, tủi thân, bán tín bán nghi [dẫn chứng]. Ông lo sợ vì tuyệt đường sinh sống, thương thân mình và dân làng Chợ Dầu phải mang tiếng là dân làng Việt gian [dẫn chứng].

+ Bị đẩy vào đường cùng, tâm trạng ông vô cùng bế tắc. Ông chớm nghĩ quay về làng nhưng lập tức ông phản đối ngay. Tình yêu làng của ông Hai gắn liền với tình yêu đất nước, kháng chiến.

+ Trong những ngày buồn khổ ấy, ông chỉ biết tâm sự với đứa con để củng cố niềm tin vào cách mạng, vào kháng chiến [dẫn chứng]. Điều đó thể hiện tình cảm, lòng trung thành của ông với cách mạng, với kháng chiến, với Cụ Hồ.

- Khi tin dữ được cải chính: ông Hai tột cùng vui sướng và càng tự hào về làng chợ Dầu [dẫn chứng].

3. Đánh giá về nghệ thuật:

- Tình huống truyện đặc sắc giúp nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng.

- Nhà văn đã thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau: lúc trực tiếp bằng bút pháp độc thoại, độc thoại nội tâm, lúc gián tiếp qua nét mặt, giọng nói.

- Ngôn ngữ nhân vật mang đậm chất khẩu ngữ, sinh động, giàu giá trị biểu cảm.

1,0

2,0

0.5

  1. Kết bài:

Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, nhà văn đã khắc họa thành công tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến, một lòng thủy chung với cách mạng của ông Hai.

0.5

Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Văn số 3

ĐỀ 3

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn NGỮ VĂN LỚP 9

Thời gian: 90 phút

Câu 1: [2 điểm] Nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Câu 2: [2 điểm] Trong hai truyện ngắn đã học: Làng của Kim Lân, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đều có những tình huống bất ngờ đặc sắc. Đó là những tình huống nào?

Câu 3: [1điểm] Các câu sau mắc lỗi gì? Hãy sửa lại

  1. Về khuya, đường phố rất im lặng.
  1. Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm xúc.

Câu 4[5 điểm]

- Viết bài văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt đó, em đã phát biểu kiến để chứng minh Nam là người bạn rất tốt.

ĐÁP ÁN

Câu 1 [2 điểm]

Về nội dung: [1 điểm]

  • Bức tranh hiện thực về Xã hội Phong kiến bất công, tàn bạo, chà đạp lên quyền sống của con người
  • Số phận bất hạnh của người phụ nữ tài hoa trong Xã hội Phong kiến
  • Lên án chế độ Phong kiến vô nhân đạo
  • Cảm thương trước số phận bi thảm của con người.

Khẳng định đề cao tài năng, nhân phẩm, ước mơ, khát vọng chân chính

Về nghệ thuật: [1 điểm]

  • Tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại.
  • Với Truyện Kiều ngôn ngữ, ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao rực rỡ.
  • Với Truyện Kiều nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người

Câu 2 [2 điểm]

Chỉ đúng hai tình huống trong từng truyện

- Làng: Ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu làm việt gian theo Pháp [1 điểm]

- Chiếc lược ngà: Anh Sáu về thăm nhà, bé Thu nhất định không nhận ba, đến lúc nhận ba thì đã tới lúc chia tay [1 điểm]

Câu 3 [1 điểm]

  1. Dùng sai từ “im lặng” vì từ này để nói về con người hoặc cảnh tượng của con người. Thay bằng: Yên tĩnh, vắng lặng [ 0,5 điểm]
  1. Dùng sai từ “cảm xúc” vì từ này thường được dùng như danh từ, có nghĩa là sự rung động trong lòng khi tiếp xúc với sự việc gì. Nên dùng từ cảm phục, xúc động [0,5 điểm]

Câu 4 [5 điểm]

a.Yêu cầu về hình thức

+ Bài có đầy đủ ba phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài

+ Học sinh hiểu vấn đề, có định hướng giải quyết đúng đắn; bố cục chặt chẽ, lý lẽ và phân tích dẫn chứng sát hợp, tình cảm chân thành.

+ Văn trôi chảy, hạn chế các lỗi diễn đạt, chữ rõ, bài sạch.

b.Yêu cầu về nội dung

- Kết hợp tốt các yếu tố: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm.

Sau đây là các ý cơ bản:

Mở bài [1 điểm]

Giới thiệu chung về tiết học

Tiết ...ngày thứ 7 tuần...tại phòng học ,lớp 9..đã tổ chức buổi sinh hoạt

Thân bài [3 điểm]

- Bạn lớp trưởng chủ trì cuộc họp [0,5 điểm]

- Buổi họp bình xét hạnh kiểm trong tuần ý kiến của tổ phê bình Nam Vì một vài lí do nhỏ nào đó mà Nam mới vi phạm. Không khí buổi sinh hoạt thật sôi nổi có nhiều ý kiến phát biểu [0,75 điểm]

- Em đưa ra ý kiến thuyết phục và khẳng định Nam là người bạn tốt. [2 điểm]

+ Nam ít nói, chăm chỉ học tập, Nam học rất giỏi

+ Nam thường giảng bài giúp đỡ các bạn học yếu vươn lên

+ Nam từng mách cô giáo về việc các bạn tự ý bỏ học đi chơi bóng đá, đi tắm bể bơi

+ Một số bạn trong lớp hiểu lầm cho là Nam mách lẻo để nịnh hót. Tôi thiết nghĩ Nam nói với cô giáo là việc lên làm vì có như vậy Nam mới giúp các bạn nhận ra khuyết điểm để sửa chữa tiến bộ

Kết bài [1 điểm]

- Khẳng định tình bạn trong sáng phải luôn giúp đỡ.

  1. Hướng dẫn chấm điểm

- Điểm 5: Bài làm đáp ứng đầy đủ nội dung yêu cầu, bố cục rõ ràng, diễn đạt suôn sẻ, mạch lạc, sự việc đầy đủ, hợp lí, sắp xếp phù hợp. Biết cách vận dụng các yếu tố , miêu tả và nghị luận với miêu tả nội tâm vào bài tự sự một cách linh hoạt.Trình bày sạch đẹp.

- Điểm 4: Bài làm cơ bản đáp ứng 2/3 các yêu cầu trên. Nhưng đảm bảo được các sự việc của phần thân bài, trình bày rõ ràng, có cảm xúc. Có vận dụng yếu tố biểu cảm, miêu tả vào bài.

- Điểm 2-3: Bài viết đáp ứng 1/2 nội dung yêu cầu. Mắc một số lỗi diễn đạt.

- Điểm 1: Bài viết sơ sài, chưa nắm được rõ cách làm, ....

Đề thi học kì 1 Văn 9 số 4

Phần trắc nghiệm: [2 điểm]

Khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi câu trả lời đúng nhất.

Câu 1:

Văn bản "Con chó Bấc" trích "Tiếng gọi nơi hoang dã" thuộc thể loại :

  1. Tùy bút.
  1. Kịch.
  1. Tiểu thuyết.
  1. Truyện ngắn.

Câu 2:

Bài thơ "Viếng lăng Bác" được viết vào năm :

  1. 1974 B. 1975
  1. 1976 D. 1977

Câu 3:

Dòng thơ nào sau đây không mang hàm ý?

  1. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
  1. Chỉ cần trong xe có một trái tim.
  1. Đêm nay rừng hoang sương muối.
  1. Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương.

Câu 4:

Trong đoạn văn dưới đây, tác giả đã dùng các phép liên kết nào để liên kết câu, liên kết đoạn văn?

"Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão... Lão định cho nó xơi một bữa. Nếu trúng, lão với tôi uống rượu" [Lão Hạc – Nam Cao]

  1. Phép lặp, phép nối. B. Phép thế, phép nối.
  1. Phép lặp, phép liên tưởng. D. Phép lặp, phép thế.

Câu 5.

Câu: "Con đường đi qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa!" [trích Những ngôi sao xa xôi] được dùng với mục đích gì?

  1. Bày tỏ ý nghi vấn. B. Trình bày một sự việc.
  1. Bộc lộ cảm xúc. D. Thể hiện sự cầu khiến.

Câu 6:

Văn bản "Những ngôi sao xa xôi" là sáng tác của :

  1. Nguyễn Đình Thi
  1. Nguyễn Minh Châu
  1. Lê Minh Khuê
  1. Kim Lân

Câu 7:

Bài thơ " Nói với con" được nhà thơ Y Phương sáng tác theo thể thơ :

  1. Bảy chữ.
  1. Tám chữ.
  1. Tự do
  1. Lục bát.

Câu 8.

Trong câu văn: "Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp." [Phạm Văn Đồng], đâu là thành phần khởi ngữ?

  1. các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ,
  1. chúng ta
  1. có thể tin ở tiếng ta,
  1. không sợ nó thiếu giàu và đẹp.

Phần II. Tự luận [8 điểm]

Câu 1 [2 điểm]:

Cho đoạn văn sau :

“ Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – Cái giống hoa ngay khi mới nở màu sắc đã nhợt nhạt. Hẳn có lẽ vì đã hết mùa, hoa đã vãn trên cành, nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn.”

[ Bến quê – Nguyễn Minh Châu]

  1. Xác định thành phần chính, thành phần phụ của câu in đậm.
  1. Chỉ rõ các thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn văn.

Câu 3 [6 điểm]:

Cảm nhận của em về bài thơ "Sang thu" của nhà thơ Hữu Thỉnh.

Đáp án đề thi học kì 1 Văn 9 số 4

Câu

Nội dung

Điểm

Phần trắc nghiệm:[2 đ]

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

B

C

D

B

C

C

A

Mỗi ý làm đúng được 0,25đ

Phần tự luận: 8đ

Câu 1:

[2 điểm]

Cho đoạn văn sau :

“ Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – Cái giống hoa ngay khi mới nở màu sắc đã nhợt nhạt. Hẳn có lẽ vì đã hết mùa, hoa đã vãn trên cành, nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn.”

[ Bến quê – Nguyễn Minh Châu]

  1. Xác định thành phần chính, thành phần phụ của câu in đậm.
  1. Chỉ rõ các thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn văn.
  1. - Thành phần chính

+ Chủ ngữ: những bông hoa bằng lăng

+ Vị ngữ: đã thưa thớt

- Thành phần phụ:

+ Trạng ngữ: ngoài cửa sổ bấy giờ

  1. Các thành phần biệt lập:

+ Phụ chú: Cái giống hoa ngay khi mới nở màu sắc đã nhợt nhạt.

+ Tình thái: Hẳn có lẽ

1 đ

0,5 đ

0,5 đ

Câu 2:

[6 điểm]

Cảm nhận của em về bài thơ "Sang thu" của nhà thơ Hữu Thỉnh.

  1. Mở bài.

Giới thiệu được bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh và nêu cảm nhận, ý kiến khái quát .

[Bài thơ biểu hiện những cảm xúc tinh tế của nhà thơ khi đất trời chuyển từ mùa hạ sang thu. Chỉ với 3 khổ thơ 5 chữ nhưng những cảm nhận, những hình ảnh và sức gợi của bài thơ lại hết sức mới mẻ].

b.Thân bài

Học sinh có thể trình bày cảm nhận nghệ thuật và nội dung bài thơ qua ngôn từ, hình ảnh... cụ thể:

  1. Khổ 1:

Những cảm nhận tinh tế bất ngờ:

- Tác giả cảm nhận mùa thu rất riêng, rất mới, bằng sự rung động tinh tế từ các giác quan:

+ Khứu giác [hương ổi]

+ Xúc giác [gió se]

+ Thị giác [sương chùng chình qua ngõ]

+ Lý trí [hình như thu đã về].

- Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng qua các từ “bỗng”, “hình như".

\=>Tác giả thực sự yêu mùa thu, yêu làng quê, gắn bó với quê hương mới có cảm nhận tinh tế như vậy.

  1. Khổ 2:

- Sự vật ở thời điểm giao mùa đã bắt đầu chuyển đổi:

+ Sông "dềnh dàng"

+ Chim "bắt đầu vội vã".

+ Đám mây mùa hạ "vắt nửa mình sang thu".

- Hai khổ thơ đầu, các từ ngữ "chùng chình", "dềnh dàng", "vội vã", "vắt nửa mình" dùng phép tu từ nhân hóa vốn là những từ ngữ dùng để chỉ trạng thái, tính chất của người được tác giả dùng để chỉ miêu tả thiên nhiên, vì thế cảnh vật trở nên sống động có hồn.

  1. Khổ 3:

Cảm nhận về thời điểm giao mùa dần đi vào lý trí, cần hiểu với hai tầng nghĩa.

- Hình ảnh tả thực "mưa, nắng, sấm"

- Liên tưởng đến một tầng ý nghĩa khác, ý nghĩa về con người và cuộc sống.

Tóm lại: Thông qua bài viết rõ rang, mạch lạc, học sinh thể hiện được: Bài thơ hấp dẫn bởi những từ ngữ gợi cảm, gợi nhiếu về cảnh về tình. Nhân hóa làm cho cảnh vật có hồn, gần gũi với cuộc sống.Thể hiện rõ tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.

3. Kết bài:

- Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung bài thơ.

- Nêu cảm xúc khái quát.

* Lưu ý:

- Hs có thể trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau nhưng cảm nhận đảm bảo đầy đủ về nội dung nghệ thuật của bài thơ.

- Lời văn lưu loát, có dẫn chứng cụ thể, biết phân tích, đánh giá, không mắc lỗi diến đạt mới cho điểm tối đa ở mỗi ý.

- Nếu mắc từ 5 lỗi diễn đạt dùng từ, đặt câu, sai chính tả trừ 0.25 – 0.5 điểm.

- Sai trên 10 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu trừ 1.0 điểm.

0,75đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,75đ

Tài liệu vẫn còn các bạn tải về để xem trọn nội dung

Mời xem thêm:

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đề thi Văn 9 học kì 1 được VnDoc chia sẻ trên đây. Gồm 40 đề thi kèm theo đáp án sẽ là tài liệu hữu ích cho các em rèn luyện, ôn tập thêm tại nhà. Ngoài tham khảo các dạng câu hỏi khác nhau còn giúp các em nâng cao kỹ năng giải đề, biết các phân bố thời gian hợp lý để đạt kết quả cao trong kỳ thì sắp tới. Chúc các em ôn thi tốt

  • 20 Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Toán
  • 20 Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Sinh học
  • 20 Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn

.......................................................................

Trên đây VnDoc đã gửi tới các bạn 40 Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Văn có đáp án. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các em làm quen với nhiều dạng đề khác nhau, từ đó đạt điểm cao trong kì thi học kì 1 lớp 9 sắp tới.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo các đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt.

Sau những giờ học tập căng thẳng, chắc hẳn các bạn sẽ rất mệt mỏi. Lúc này, đừng cố ôn quá mà ảnh hưởng tới tinh thần và sức khỏe bản thân. Hãy dành cho mình 1 chút thời gian để giải trí và lấy lại tinh thần bạn nhé. Chỉ 10 phút với những bài trắc nghiệm EQ, trắc nghiệm IQ vui dưới đây của chúng tôi, các bạn sẽ có được sự thoải mái nhất, sẵn sàng cho bài học sắp tới:

Chủ Đề