De thi học kì 2 lớp 12 môn văn có đáp an năm 2022-2022 lâm đồng

3 Đề thi học kỳ 2 môn Văn lớp 12 có đáp án đã được cập nhật. Để làm quen với các dạng bài hay gặp trong đề thi, thử sức với các câu hỏi khó giành điểm 9 – 10 và có chiến lược thời gian làm bài thi phù hợp, các em truy cập link thi Online học kì 2 môn Toán lớp 12 có đáp án

Bứt phá 9+, đạt HSG lớp 12 trong tầm tay với bộ tài liệu Siêu HOT

  • Đề thi học kỳ 2 môn Văn lớp 12 chọn lọc
  • Đề cương ôn tập giữa kỳ 2 môn Văn lớp 12 Trường THPT Yên Hòa năm 2021-2022
  • Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 12 Trường THPT Hồ Nghinh năm 2021 – 2022
Xem toàn màn hình Tải tài liệu

Previous Trang 1 Trang 2 Trang 3 Trang 4 Trang 5 Trang 6 Trang 7 Next

  1. Trang 1
  2. Trang 2
  3. Trang 3
  4. Trang 4
  5. Trang 5
  6. Trang 6
  7. Trang 7

3 Đề thi học kỳ 2 môn Văn lớp 12 có đáp án

Previous Trang 1 Trang 2 Trang 3 Trang 4 Trang 5 Trang 6 Trang 7 Next

  1. Trang 1
  2. Trang 2
  3. Trang 3
  4. Trang 4
  5. Trang 5
  6. Trang 6
  7. Trang 7

3 Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Văn [Có đáp án]

Đề thi học kì 2 Văn 12 năm 2021 - 2022 gồm 3 đề kiểm tra có đáp án chi tiết kèm theo. Qua đó giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi học kì 2 lớp 12 sắp tới.

Đề thi học kì 2 Ngữ văn 12 cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề kiểm tra cho các em học sinh của mình. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm một số đề thi như: đề thi học kì 2 môn Vật lí 12, ma trận đề thi học kì 2 lớp 12, đề thi học kì 2 môn Lịch sử 12, đề thi học kì 2 môn Toán 12. Vậy sau đây là 3 đề thi học kì 2 Văn 12, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Ngữ văn năm 2021 - 2022

  • Đề thi học kì 2 Ngữ văn 12 
  • Đáp án đề thi cuối kì 2 Văn 12

I. ĐỌC HIỂU [3,0 điểm]

Đọc đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu ở dưới

Chỉ là một bát canh thôi
Mà anh đi tận cuối trời không quên
Vườn quê rau rệu rau dền
Tập tàng ngọt ánh mắt hiền em tôi
Mặn mòi đất mẹ em ơi
Nuôi lúa lúa tốt nuôi người người duyên
Mang theo một nắm đất hiền
Và đôi mắt ấy trao duyên thuở nào
Vợi đi nỗi nhớ nao nao
Vợi cơn nắng lửa xối vào lòng tôi
Ước ao một bát canh thôi
Xa quê nhớ đất nhớ người tôi yêu.

[“Bát canh tập tàng”-Trần Vân Hạc]

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích. [0,5 điểm]

Câu 2: Quê hương được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào? [0,5 điểm]

Câu 3: Theo Anh/chị, tại sao nhà thơ khẳng định: Chỉ là một bát canh thôi/Mà anh đi tận cuối trời không quên. [1 điểm]

Câu 4: Điều nhà thơ “Ước ao” trong 2 dòng thơ cuối bài thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? [1 điểm]

Phần II. Làm văn [7,0 điểm]

Câu 1 [2 điểm]

Anh/chị hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ về tình yêu quê hương đất nước.

Câu 2 [5,0 điểm]

Anh/chị hãy phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật người vợ nhặt được thể hiện trong đoạn trích sau:

“…Thị lẳng lặng theo hắn vào trong nhà, cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổm nhổm những búi cỏ dại. Thị đảo mắt nhìn xung quanh, cái ngực gầy lép nhô lên, nén một tiếng thở dài. Tràng xăm xăm bước vào trong nhà, nhấc tấm phên rách sang một bên, thu dọn những niêu bát, xống áo vứt bừa bộn cả trên giường, dưới đất. Hắn quay lại nhìn thị cười cười:

- Không có người đàn bà, nhà cửa thế đấy!

Thị nhếch mép cười nhạt nhẽo. Tràng vỗ vỗ xuống giường đon đả:

- Ngồi đây!...Ngồi xuống đây, tự nhiên…

Người đàn bà theo lời hắn ngồi mớm xuống mép giường. Cả hai bỗng cùng ngượng nghịu. Tràng đứng tây ngây ra giữa nhà một lúc, chợt hắn thấy sờ sợ. Chính hắn cũng không hiểu tại sao hắn sợ, hắn lấm lét bước vội mấy bước ra sân gắt lên:

- Sao hôm nay bà lão về muộn thế không biết!

Hắn loanh quanh hết chạy ra ngõ đứng ngóng, lại chạy vào sân nhìn trộm vào trong nhà. Thị vẫn ngồi mớm ở mép giường, hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần.

Hắn nghĩ bụng: “Quái sao nó lại buồn thế nhỉ?... Ồ sao nó lại buồn thế nhỉ?...”.Hắn nhổ vu vơ một bãi nước bọt, tủm tỉm cười một mình. Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà, đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư? Hà! Việc xảy ra thật hắn cũng không ngờ, hắn cũng chỉ tầm phơ tầm phào đâu có hai bận, ấy thế mà thành vợ chồng…

[Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai. NXB Giáo dục, 2008,tr.25,26]

Đáp án đề thi cuối kì 2 Văn 12

Phần

Câu/Ý

Nội dung

Điểm

I

Đọc hiểu

3.0

1

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

0.5

2

Quê hương được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh: “bát canh”, “vườn quê”, “đất mẹ”, “nắm đất hiền”…

0.5

3

Nhà thơ khẳng định:

Chỉ là một bát canh thôi
Mà anh đi tận cuối trời không quên

Là vì “bát canh” ở đây không chỉ chứa đựng hương vị thân thuộc của quê nghèo, mà còn tượng trưng cho quê hương, nơi anh sinh ra và lớn lên nên anh không bao giờ quên. Con người ta dù đi xa đến đâu, vẫn không thể quên nơi chôn rau cắt rốn của mình, nơi có gia đình và tình yêu thương của mọi người.

1.0

4

- Điều nhà thơ “Ước ao” trong 2 dòng thơ cuối bài thơ là nỗi ao ước về một bát canh nơi quê nhà, để rồi từ đó đánh thức trong tâm hồn về nỗi nhớ quê hương, làng xóm và người thân yêu;

- Suy nghĩ của bản thân: Bát canh là chất men để làm nên nỗi nhớ, nỗi nhớ xuyên suốt bài thơ từ không quên, và rồi đến nhớ nôn nao, nhớ đất, nhớ người, và nỗi nhớ cứ rộng ra, lớn lên, nó trở thành triết lý nhân sinh ở đời. Ai cũng có một quê hương, cũng có nguồn cội; con người ta chỉ trưởng thành khi trong lòng luôn có quê hương, nơi đã nuôi ta lớn lên và dạy ta thành người, dạy ta biết yêu thương …

1.0

II

Làm văn

1

Anh/chị hãy viết một đoạn văn [khoảng 150 chữ] trình bày suy nghĩ về tình yêu quê hương đất nước.

2.0

a. Yêu cầu về kĩ năng

- Biết cách làm đoạn văn nghị luận về một tư tưởng đạo lý

- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp

- Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ. [Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho điểm cấu trúc]

b. Yêu cầu về kiến thức

- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tình yêu quê hương đất nước

- Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần làm rõ được các ý chính sau:

* Giải thích khái niệm: Tình yêu quê hương đất nước: là tình cảm gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật và con người nơi ta được sinh ra và lớn lên.

* Biểu hiện:

- Trước hết ngay trong tình cảm với người thân trong gia đình vì gia đình cũng là một phần của quê hương đất nước.

- Trong tình làng nghĩa xóm.

- Trong sự gắn bó với làng quê nơi mình sinh ra [bờ tre, ngọn dừa, cánh đồng lúa chín,...].

- Trong sự phấn đấu quên mình của mỗi cá nhân biết học tập, lao động để làm giàu đẹp thêm cho quê hương đất nước.

- Qua sự bảo vệ, gìn giữ các nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc.

- Qua quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy.

* Vai trò của tình yêu quê hương đất nước:

- Giúp mỗi con người sống tốt hơn trong cuộc đời, không quên nguồn cội.

- Nâng cao tinh thần và ý chí quyết tâm vươn lên của mỗi con người.

- Thúc đẩy sự phấn đấu hoàn thiện bản thân và tinh thần cống hiến giúp đỡ cộng đồng của mỗi cá nhân.

- Gắn kết cộng đồng, kéo con người lại gần nhau hơn trong mối quan hệ thân hữu tốt đẹp.

- Góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ, giữ gìn, xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh.

* Bàn luận mở rộng:

- Tình yêu quê hương đất nước là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi con người dù ở bất kỳ đất nước nào.

- Mỗi cá nhân nên xây dựng, bồi dưỡng cho mình tình yêu quê hương đất nước và có những hành động cụ thể để góp phần bảo vệ, xây dựng, làm đẹp cho quê hương.

- Nếu không có tình yêu thương đối với quê hương đất nước thì cuộc sống con người không còn hoàn chỉnh và thiếu đi nhiều ý nghĩa.

0.25

0.25

1.0

c. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

0,25

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. [Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này]

0,25

II

LÀM VĂN

Phân tích tâm trạng nhân vật người vợ nhặt trong đoạn trích. Từ đó, nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn.

5,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.

Tâm trạng nhân vật người vợ nhặt trong đoạn trích. Từ đó, nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả.

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu tác giả [0,25 điểm], tác phẩm và đoạn truyện [0,25 điểm]

0,5

* Phân tích tâm trạng của nhân vật người vợ nhặt trong đoạn trích:

- Giới thiệu chung về nhân vật người vợ nhặt.

- Hành động, tâm trạng của người vợ nhặt trong mối quan hệ với nhân vật Tràng:

+ Tràng: xăm xăm bước vào nhà, thu dọn nhà cửa, ngượng nghịu, đứng tây ngây ra giữa nhà, cảm thấy sờ sợ, lấm lét bước vội ra sân, ngờ ngợ như không phải thế…=> nhân vật Tràng đã không giấu nổi niềm vui, háo hức khi có vợ, luôn khát khao hạnh phúc và lương thiện.

+ Thị lẳng lặng, thở dài, nhếch mép cười, ngồi mớm ở mép giường, ngượng nghịu => cố nén nỗi thất vọng và chấp nhận hoàn cảnh của Tràng, thể hiện khát vọng sống mãnh liệt ở “thị”.

- Vẻ đẹp tâm hồn : những người dân lao động nghèo khổ, lương thiện vẫn luôn yêu thương đùm bọc lẫn nhau, khao khát mái ấm hạnh phúc gia đình, luôn có niềm tin vào một cuộc sống mới tốt đẹp hơn.

– Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn, dựng cảnh sinh động với nhiều chi tiết đặc sắc. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, đậm chất nông thôn.

* Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật :

– Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế; miêu tả chi tiết từng cử chỉ, hành động để làm nổi bật sự chuyển biến trong tâm lí nhân vật.

0,25

0,5

0,5

0, 5

0,25

0,75

* Đánh giá:

- Đoạn trích và tác phẩm đã đặt ra vấn đề số phận con người – những con người dưới đáy xã hội bị đói nghèo bủa vây nhưng vẫn không mất đi niềm khát khao hạnh phúc [giá trị nhân đạo].

- Kim Lân đã thức tỉnh họ về vai trò của gia đình, đưa họ đến với niềm hi vọng mới giữa bóng đêm của nạn đói.. [giá trị nhân đạo].

- Tâm trạng của nhân vật người vợ nhặt góp phần thể hiện phong cách nghệ thuật truyện ngắn Kim Lân.

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25

e. Sáng tạo:

- Học sinh thể hiện sâu sắc về vấn đề cần nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

- Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

0,25

Tổng điểm

5,0

.............

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 Ngữ văn 12

Cập nhật: 06/04/2022

Video liên quan

Chủ Đề