Đền trấn vũ ở đâu

Đền Quán Thánh hay còn gọi là Đền Trấn Vũ nơi thờ Huyền Thiên Chấn Vũ hiện nằm ở đường Thanh Niên trên phố Quán Thánh gần Hồ Tay

Huyền Thiên Chấn Vũ là thần cai quản phương bắc, đã sang nước Việt đánh đuổi ngoại xâm 3 lần. Lần thứ nhất, vào đời Hùng Vương thứ 6 quân giặc từ vùng biển tràn vào đánh phá, không tướng nào chống cự lại được. Thần đã hóa thân vào trong cái gậy đá của một gia đình ông bà già ở Tiên Lạt, xứ Việt Thường, rồi biến thành 1 cậu bé 7 tuổi, thông minh nhanh nhẹn, khi nghe vua cầu người tài giỏi đánh giặc, đã một mình đánh tan giặc và sau đó đến ngọn núi Phượng Hoàng (huyện Kim Anh ngày nay) thì hóa.

Có thể bạn quan tâm: Đền thờ Hai Bà Trưng- Đền Đồng Nhân

2. Lịch sử Đền Quán Thánh Hà Nội

Đền trấn vũ ở đâu
Đền Quán Thánh ngày nay

Lần thứ hai, vào đời Hùng Vương 7, giặc Hán sang xâm lược nước ta do tướng là Thạch Linh dẫn đến đóng ở bờ sông Thương. Danh tướng nước ta là Lý Công Đạt đem quân đến núi Tam Tùng để chống giữ nhưng bị thua, phải chạy về đến thành Long Đỗ (Thăng Long). Vua cho cầu người tài giỏi giúp nước. Huyền Thiên Chấn Vũ đã đầu thai vào một bà mẹ ở làng Nghĩa Vi tổng Vũ Ninh thành một cậu bé, bỗng chốc lớn lên nhanh chóng và nói với sứ giả rèn cho một con ngựa sắt nặng nghìn cân và một roi sắt nặng trăm cân.

Thần cùng 3 tướng dẫn 3 vạn quân, đuổi đánh chúng ở xứ Vũ Ninh, giết được 4 tướng giặc và sau đó đến núi Vệ Linh rồi hóa, bay lên trời. Vua Hùng phong tước gọi là Thiên Vương và cho lập đền thờ thần. Ở nơi thần sinh ra, dân làng cũng lập đền thờ và khắc vào bia đá 7 chữ “Đổng Thiên Vương Thánh Mẫu cô trạch”. Như vậy là Huyền Thiên Chấn Vũ cũng chính là Thánh Gióng mà nhân dân ta vẫn thờ cúng, có công trong việc đánh giặc Ân.

 Vào đời Hùng Vương 14, ở làng Bồ Đề cạnh sông Hồng có một con rùa có nhiều phép làm hại dân, thần đã đến và làm phép để giết chết. Vào cuối đời các Vua Hùng, gần thành Long Đỗ có một con cáo chín đuôi rất dữ tợn, thần đến đánh chết, chỗ giao tranh trở thành Hồ Tây. Khi vua An Dương Vương xây thành cổ Loa, có tinh gà trắng và quỷ ở vùng núi Thất Diệu hiện ra quấy nhiễu phá thành, theo lời cầu khẩn của thần Kim Quy, Huyền Thiên Chấn Vũ đã hiện lên ở núi Xuân Lôi, nay thuộc tỉnh Hà Bắc để giúp An Dương Vương trừ tà.

Vua cho lập đền ở phía bắc thành Cổ Loa, thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội ngày nay. Thần trở về phương Bắc, đầu thai làm con vua Tùy, lớn lên thần đã tu luyện các phép. Thần trở lại nước Nam đến thành Long Đỗ (Hà Nội ngày nay), thần vứt ruột lòng xuống sông Hồng Hà, các thứ đó biến thành rùa, rắn, gây tai họa cho dân, thần lại ra tay diệt chúng rồi bay lên trời. Đời Đường Đức Tông, có một con quỷ gieo rắc các bệnh tật cho trẻ em Trung Quốc, thần đã giúp cho trẻ khỏi bệnh. Đời vua Đinh, có một cây ngô đồng cổ thụ đã trở thành tổ của loài quỷ có răng vàng, thường gây tai họa cho xung quanh, thần đã biến thành một pháp sư để diệt trừ lũ quỷ đó.

Đền trấn vũ ở đâu
Trấn Vũ Quán trước tam quan Đền Quán Thánh

Đời Lý Thánh Tông, trên sông Hồng Hà, ở gần kinh thành Tháng Long, lại có 3 con vật là Hồ tinh, Quy tinh và Xà tinh phá vỡ đê sông Hồng, Huyền Thiên Chân Vũ đã xuất hiện từ hồ Dâm Đàm, hóa thành một trận giông tố sấm sét giết chết chúng, từ đó đê sông Hồng được vững vàng. Vua cho lập đền thờ gọi là đền Chân Vũ, chính là ngôi đền hiện nay.

Đến đời Trần nhiều quỷ dữ lại xuất hiện ở châu Yên Phú (Bắc Giang), thần đã xuống đánh đuổi chúng rồi bay lên trời, vết chân thần đi nay còn ở các làng Châu Hồ và Nội Trù. Vào cuối đời Trần, ở vùng Gia Lâm, lại có một con quỷ cái là “Mẹ ranh cành sát” và một con hổ đến phá hại dân lành, thần đã giúp tiêu diệt chúng rồi lại bay lên trời.

Thần có rất nhiều phép lạ vì thần đã tu luyện trong hang ở Vũ Dương trong 42 năm, khi còn ở phương Bắc. Thần đã giúp cho dân nhà Chu khỏi bệnh dịch hạch, thần đã tiêu diệt trong nháy mắt tất cả các loài quỷ dữ. Thần đã được Thượng đế phong 36 tước cao quý bắt đầu là từ Đại Từ, Đại Bi và sau lại được gọi Huyền Thiên Thượng Đế. Thần đã đem lại bình yên cho dân Việt Nam, là một phúc thần nên được gọi là Đế Phúc Thiên Nam. Đến đời Lê Nhân Tông và Lê Thánh Tông, các vua cũng thường đến đây để cầu mưa mỗi khi có hạn hán, những lời khấn thần còn ghi trong Thiên Nam dư hạ tập.

Đền trấn vũ ở đâu
Di tích đền Quán Thánh được dựng lại dưới hình ảnh 3D

Huyền Thiên Chấn Vũ là một hình tượng kết hợp thần thoại tín ngưỡng Trung Quốc đã được Việt Nam hóa, là một biểu tượng của sức mạnh chống thiên nhiên và ngoại xâm của dân tộc đã được thần linh hóa. Thần không phải chỉ là của đạo giáo mà thực sự là một vị phúc thần, thành hoàng của kinh thành Thăng Long.

3. Thiết kế tại Đền Trấn Vũ

Kiến trúc của đình có 2 tòa hình chữ nhị và có chuôi vồ hai tầng nối đằng sau. Bộ vì nhà tiền đường, làm kiểu thượng “chồng giường giá chiêng” đặt trên quá giang. Đầu kẻ của bộ vì giữa bên trái chạm rồng, các con giường chạm mây lá đơn giản. Chân cột hiên nhà tiền đường làm bằng đá xanh vuông, xung quanh trang trí rồng lá, đầu cột chạm hình lá sồi. Sau tiền đường là trung đường 5 gian 2 dĩ. Trên các bức cốn chạm rồng mây, đây còn là nơi đặt ngai, tượng võ sĩ đá và tượng Phật là các nơi mang về và đều có niên đại cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20. Sau cùng là thượng cung nối với trung đường bằng một nhà cầu.

Đền trấn vũ ở đâu

Thượng cung gần vuông, xây 2 tầng 9 mái khá đẹp. Đây là nơi đặt pho tượng đồng Trấn Vũ cao 3,8m, chu vi 8m, nặng 9 tấn. Diềm áo đúc nổi hoa lá, bộ tứ chạm hình long mả, các riếp áo bó sát thân nhưng vẫn mềm mại tạo cho tượng sống động đầy uy lực. Có thể nói tượng đồng Trấn Vũ là một tuyệt tác của nghệ thuật điêu khắc Việt Nam thời Tây Sơn. Xét về kích cỡ tượng đứng hàng thứ 2 sau pho tượng Phật ở chùa Ngũ Xã.

4. Giờ mở cửa, Giá vé vào thăm quan đền Quán Thánh

Đền Quán Thánh mở cửa từ 8h sáng tới 17h các ngày trong tuần. Giá vé thăm quan: 10.000VNĐ/vé . Chính vì vậy đông đảo dân chúng khắp nơi đã về dự lễ dâng hương vào mùa xuân.

Đền Quán Thánh đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hóa ngày 28.4.1962.

Đền Trấn Vũ ở phường Thạch Bàn, quận Long Biên, TP Hà Nội được khởi dựng vào thời vua Lê Thanh Tông. Theo lời kể của những người cao niên trong làng thì vua Lê Thánh Tông đi chinh phạt phương Nam có đóng quân ở Cự Linh, đức vua được Thánh Tổ ứng mộng. Ngài bèn cho lập đền thờ, tượng và bài vị bằng gỗ ghi chữ vàng “Hiển linh Trấn Vũ quán”. Đền Trấn Vũ đã trải qua nhiều đợt tu sửa vào và đến thời Nguyễn thì được tu sửa và xây dựng lại hoàn toàn. Lê Văn Cự, người cao tuổi ở phường Thạch Bàn cho biết: Đền được xây dựng làm 3 phần là tiền tế, trung đường và hậu cung. Đặc trưng của ngôi đền là xây dựng quay về hướng Bắc, trong hậu cung có thờ đức thánh Huyền thiên Trấn Vũ. 

Đền Trấn Vũ được xây dựng trên thế đất Quy Xà hội tụ và nhìn về hướng Bắc gồm tiền tế, trung đường và hậu cung. Hai tòa trước đều có 5 gian, dưới dạng tường hồi bít đốc, chung một máng nước. Trên mái đền, tại vị trí bờ nóc đắp trang trí hình tượng rồng chầu mặt trời. Trên đỉnh bờ nóc, phía hai đầu đốc có gắn hai đầu kìm. Tiền tế có khoảng hiên rộng, nối với sân bằng bậc tam cấp. Tòa trung cung, kiến trúc về cơ bản giống tòa đại bái, vẫn giữ được nhiều nét chạm trổ của kiến trúc gốc từ thế kỷ XIX. Hậu cung là nơi đặt tượng thờ thần Trấn Vũ, được nối với trung cung bằng một hệ mái tại vị trí gian thờ, xây dựng theo kiểu phương đình, hai tầng tám mái, nhưng chủ yếu các cấu kiện chỉ được bào trơn đóng bén. Theo ông Nguyễn Quang Khải, Trưởng tiểu Ban quản lý di tích đền Trấn Vũ thì cho đến nay đình vẫn giữ được nguyên vẹn kiến trúc từ thời Nguyễn. Trải qua các thời kỳ lịch sử, qua quá trình trùng tu vẫn giữ được các câu đối, hoành phi, các đầu đốc... Và hiện nay đền vẫn giữ được rất nhiều tài liệu quý giá như là 50 quẻ thẻ khắc trên gỗ, trong đền còn lưu giữ 23 đạo sắc phong đã được công nhận là tài liệu quý hiếm, những sắc phong đó có từ năm 1470 vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay.

Ngoài kiến trúc đặc sắc và những di vật quý, đền Trấn Vũ còn lưu giữ pho tượng đức Huyền thiên Trấn Vũ - đây là một trong 2 pho tượng cổ bằng đồng lớn nhất hiện còn. Cùng với tượng Trấn Vũ ở đền Quán Thánh (Ba Đình), tượng Trấn Vũ ở đền Trấn Vũ là biểu hiện rực rỡ của nghệ thuật tạo tượng lớn và kỹ thuật siêu việt trong nghề đúc đồng cổ truyền. Theo ông Ngô Quang Khải thì đây là pho tượng đúc liền khối bằng đồng thau, mặt ngoài có sơn thếp. Tượng cao 3,8m, chu vi 8m, nặng 4 tấn. Năm 1747, nhân dân đúc lại tượng đồng đức thánh để thờ, thế nhưng so với công lao to lớn của ngài thì thấy chưa đủ xứng tầm cho nên đến năm 1788, các hương lý và các quan chức sắc của làng đã quyên góp nhân dân để xây dựng và đúc lại tượng đồng của ngài. Sau 14 năm, đến năm 1802, bức tượng được hoàn thành. Đây là một công trình nghệ thuật, điêu khắc đạt được đỉnh cao. Năm 2015,Nhà nướcv đã công nhận bức tượng Huyền thiên Trấn Vũ là bảo vật quốc gia.

Đền trấn vũ ở đâu

Tượng Huyền thiên Trấn Vũ tại đền Trấn Vũ

Không phải ngẫu nhiên mà đến Trấn Vũ được gọi là nơi lưu giữ những di sản quý, bởi ngoài pho tượng Huyền thiên Trấn Vũ được công nhận là bảo vật quốc gia thì trò chơi kéo co ngồi của lễ hội đền Trấn Vũ cũng được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Kéo co ngồi là một lễ hội có từ xa xưa. Tương truyền, xưa kia phường Thạch Bàn có 12 giếng nước. Vào năm hạn hán, 11 giếng cạn hết nước, chỉ còn giếng nước ở xóm Đìa. Trai xóm Đường và xóm Chợ đến giếng gánh nước về dùng. Xóm Đìa sợ hết nước nên không cho lấy. Thời đó, nước được gánh bằng quang làm bằng dây song. Hai bên giằng co nhau cái quang đựng nước. Bên giằng, bên giữ, lại sợ đổ mất nước nên cả hai bên cùng ngồi xuống đất mà ôm thùng nước. Từ việc ngồi giằng co nhau để giữ thùng nước, nhân dân trong vùng đã sáng tạo ra lễ hội kéo co ngồi. Ông Vũ Hồng Phi, Bí thư chi bộ khu phố 5, phường Thạch Bàn cho biết: Cứ vào ngày 3/3 hàng năm, đền Trấn Vũ tổ chức lễ hội gắn liền với sự tích kéo co ngồi. Thời kỳ đầu chỉ có 2 mạn là mạn Đường và mạn Chợ tổ chức với nhau, sau có thêm mạn Đìa tham gia. Theo truyền thuyết các cụ kể lại, nếu tổ chức kéo co mạn Đường thắng thì những năm đó người dân làm ăn may mắn, mùa màng bội thu. Về không gian thực hành kéo co ngồi thì kéo bằng dây song, dây song được luồn qua cột gỗ lim được chôn xuống đất, các mạn ngồi phệt xuống đất để kéo co. Đặc biệt nữa là nghi thức kéo co phải thực hiện ở trên ruộng nền đất.

Đền trấn vũ ở đâu

Lễ hội kéo co ngồi đền Trấn Vũ được NESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Kéo co ngồi ở đền Trấn Vũ hiện nay vẫn giữ được nguyên vẹn giá trị nghi lễ, tín ngưỡng tâm linh, văn hóa đặc sắc. Trước khi kéo co, người dân làm nghi lễ tôn vinh, vào tế trước đền, cầu sức khỏe. Sau đó đến lễ tế dây song, các đội tham gia kéo co cùng rước dây song ra xới kéo co. Hoạt động này mang biểu tượng của tinh thần đoàn kết cộng đồng, mong mùa màng tươi tốt. Người dân tham gia với hy vọng tốt đẹp cho tương lai của bản thân, cho làng xóm láng giềng. Đây cũng chính là lý do mà những người dân như ông Vũ Văn Trung ở phường Thạch Bàn tự hào, trân trọng và rất có ý thức trong việc gìn giữ, phát huy giá trị di sản này. Lễ hội kéo co là cơ hội để phát huy truyền thống anh hùng giữ nước và đoàn kết tạo thành một sức mạnh vô địch.

Lễ hội đền Trấn Vũ được tổ chức vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm cũng chính là dịp để những người cao niên trong làng kể lại những câu chuyện về làng, về vị thánh Huyền thiên Trấn Vũ cũng như sự tích trò chơi kéo co ngồi để các thế hệ trẻ tự hào về truyền thống của làng cũng như tinh thần cố kết cộng đồng để cùng vượt qua khó khăn.

Đền trấn vũ ở đâu