Địa chỉ IP la gì tại sao mới máy tính cần có một địa chỉ IP

IP là một địa chỉ không thể thiếu của mỗi thiết bị mạng. IP đóng vai trò đặc biệt quan trọng giúp các thiết bị mạng có thể giao tiếp với nhau. Nó giống như địa chỉ nhà hay doanh nghiệp, tuy nhiên IP không hề cố định như hai địa chỉ kia. Hiểu về địa chỉ IP sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc khắc phục những vấn đề về kết nối mạng, kết nối và chia sẻ dữ liệu giữa các máy tính với nhau. Cùng BKNS tìm hiểu chi tiết hơn về địa chỉ này nhé!

IP đóng vai trò đặc biệt quan trọng giúp các thiết bị mạng có thể “giao tiếp” với nhau

1. Địa chỉ IP là gì?    

Địa chỉ IP [Internet Protocol] là một địa chỉ đơn nhất mà các thiết bị kết nối mạng có thể chia sẻ dữ liệu với nhau thông qua kết nối internet. Các thiết bị cứng trong mạng chỉ có thể kết nối và giao tiếp với nhau khi có địa chỉ IP. Trong cùng một cấp mạng, mỗi địa chỉ IP là duy nhất. IP giống như địa chỉ nhà, công ty hay doanh nghiệp vậy. Nhưng địa chỉ IP nó không cố định như vậy mà sẽ thay đổi theo từng địa điểm cụ thể.

Chỉ số mà mọi thiết bị kết nối mạng đều có thể chia sẻ dữ liệu với thiết bị khác thông qua kết nối  internet gọi là địa chỉ IP

2. Subnet Mask là gì?

Mỗi địa chỉ IP sẽ đi kèm với thành phần gọi là Subnet Mask. Bởi lẽ, giao thức TCP/IP quy định rằng hai địa chỉ IP nếu muốn làm việc trực tiếp cần nằm chung trong một mạng – có chung Network ID. Subnet Mask là một tập hợp gồm 32 bit và được phân chia thành 2 vùng. Phía bên trái là các bit 1 và bên phải là bit 0. Network là vùng có IP ở vị trí tương ứng với bit 1 của Subnet Mask và vùng bit 0 của Subnet Mask là Host ID. Nói chung, Subnet Mask quy định lớp mạng cho một địa chỉ IP. Hai thiết bị mạng chỉ có thể giao tiếp với nhau khi có cùng cấu hình Subnet Mask.

3. Cấu tạo của địa chỉ IP ra sao?

Địa chỉ IP được chia thành 5 lớp chính và Loopback [địa chỉ 127.x.x.x dùng để kiểm tra vòng lặp quy hồi]:

  • Lớp A: Bao gồm tất cả địa chỉ IP có oc-tet đầu tiên từ 1 đến 126 [1.0.0.1 đến 126.0.0.0]. Lớp A dành riêng cho địa chỉ IP của những tổ chức lớn nhất trên thế giới.
  • Lớp B: Những địa chỉ IP có oc-tet đầu tiên từ 128 đến 191 [128.1.0.0 đến 191.254.0.0]. Lớp B dành riêng cho các tổ chức trên thế giới xếp hạng trung bình.
  • Lớp C: Những địa chỉ IP có oc-tet đầu tiên từ 192 đến 223 [192.0.1.0 đến 223.255.254.0]. Lớp C dành cho các tổ chức nhỏ.
  • Lớp D: Bao gồm các địa chỉ Ip có oc-tet đầu tiên từ 224 đến 239 [224.0.0.0 đến 239.255.255.255]. Lớp D được dùng để phát các thông tin Multicast/Broadcast.
  • Lớp E: Bao gồm các địa chỉ có oc-tet đầu tiên từ 240 đến 255 [240.0.0 đến 254.255.255.255]. Lớp E được dành riêng cho công việc nghiên cứu.

Địa chỉ IP được chia thành 5 lớp chính

4. Tại sao cần địa chỉ IP?

IP có vai trò trong việc giúp các thiết bị trên mạng internet có thể nhận ra nhau. Khi đã nhận ra nhau, các thiết bị này mới có thể giao tiếp và trao đổi. Thực tế, địa chỉ nhà, công ty hay doanh nghiệp đều có vị trí cụ thể thì IP cung cấp danh tính cho các thiết bị được kết nối internet.

5. Ưu và nhược điểm của địa chỉ IP

5.2 Ưu điểm của địa chỉ IP

  • IP là giao thức kết nối, giao tiếp giữa các thiết bị mạng qua internet
  • IP giúp truy cập internet dễ dàng hơn
  • Địa chỉ IP giúp người dùng có thể quản lý hệ thống mạng đơn giản và chặt chẽ 
  • IP ra đời là một sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ mạng

5.3 Nhược điểm của địa chỉ IP

  • Thông tin cá nhân dễ dàng bị khai thác nếu hacker xâm nhập và phá hoại
  • Hoạt động truy cập của người dùng sẽ bị lưu lại địa chỉ IP

IP là giao thức kết nối và giao tiếp giữa các thiết bị mạng qua internet

6. Địa chỉ IP gồm những loại nào?

IP được chia thành 4 loại địa chỉ IP riêng, địa chỉ IP công cộng, địa chỉ IP tĩnh và địa chỉ IP động.

6.1 IP riêng – IP Private

IP riêng là loại IP được sử dụng trong một mạng [giống mạng chạy ở nhà]. Các địa chỉ IP riêng thường được tạo lập thủ công hoặc router. IP riêng được sử dụng trong trường hợp cung cấp cho các thiết bị cách giao tiếp với router và các thiết bị khác trong mạng. 

IP riêng là loại IP được tạo lập thủ công và được sử dụng trong một mạng

6.2 IP công cộng  – IP Public

IP Public được sử dụng bên ngoài mạng, nó được chỉ định bởi ISP. IP Public được nhà cung cấp dịch vụ internet chỉ định, được sử dụng để kết nối với các thiết bị khác được kết nối internet. Các thiết bị trong mạng có khả năng truy cập website hay liên hệ trực tiếp với máy tính khác khi có IP Public.

IP Public được sử dụng bên ngoài mạng, nó được chỉ định bởi ISP

6.4 IP tĩnh

Địa chỉ được cấu hình thủ công cho thiết bị khác với địa chỉ được gán qua máy chủ DHCP được gọi là IP tĩnh. IP tĩnh là IP không có sự thay đổi về địa chỉ.

Địa chỉ IP tĩnh luôn cố định

6.5 IP động    

IP động là địa chỉ được gán tự động cho từng kết nối hay node của mạng: máy tính bàn, điện thoại thông minh, máy tính bảng,…Máy chủ DHCP sẽ thực hiện việc gán IP tự động và các kết nối mạng sẽ có sự thay đổi. IP động có ưu điểm là dễ cài đặt, tính linh hoạt và dễ dàng quản lý. Bên cạnh đó, số lượng các thiết bị có thể kết nối mạng ít bị giới hạn. Thiết bị sẽ giải phóng bộ nhớ địa chỉ cho thiết bị khác trong trường hợp nó không cần đến kết nối mạng.

7. Tìm địa chỉ IP bằng cách nào?

7.1 Tìm địa chỉ IP riêng

Cách 1

  • Bước 1: Mở Start Menu => Control Panel => truy cập vào kết quả xuất hiện
  • Bước 2: Vào View Network Status and Tasks
  • Bước 3: Nhấn vào mạng đang truy cập => chọn Details
  • Bước 4: Ipv4 Address là địa chỉ IP nội bộ trong hệ thống mạng

Cách 2

  • Bước 1: Mở Run và nhập CMD bằng cách nhấn Window + R
  • Bước 2: Tìm nhanh IP bằng cách gõ lệnh Ipconfig

Tìm địa chỉ IP riêng qua Control Panel

7.2 Tìm địa chỉ IP công cộng

Sử dụng các trang web như ipchicken.com, whatsmyip.org,… để tìm địa chỉ IP công cộng trên router. Đây là những trang web hoạt động trên tất cả các thiết bị kết nối mạng hỗ trợ trình duyệt web [điện thoại thông minh, laptop, máy tính bàn, máy tính bảng,…].

8. Địa chỉ IP gồm mấy phiên bản?

8.1 Phiên bản IPv4

Trong quá trình phát triển các giao thức internet thì Ipv4 là phiên bản thứ tư. Nó là giao thức của bộ TCP/IP và tương ứng với lớp Network của mô hình OSI. IPv4 có cấu tạo gồm 4 nhóm số thập phân và được ngăn cách với nhau bằng dấu chấm. Mỗi nhóm sẽ gồm 8 bit dữ liệu và được gọi là oc-tet [bộ 8 bit nhị phân]. Giá trị mỗi oc-tet là 2^8 = 256 [nằm trong khoảng từ 0 đến 255].

>> Tìm hiểu thêm về IPv4: IPv4 là gì? Ưu nhược điểm của IPv4

8.2 Phiên bản IPv6          

IETF đã phát triển giao thức truyền thông mới nhất mang tên IPv6. IPv6 ra đời nhằm giải quyết tình trạng cạn kiệt địa chỉ IPv4. Phiên bản này đã nhận được rất nhiều cải tiến đồng thời được sử dụng phổ biến hơn so với IPv4. Địa chỉ này có chiều dài 128 bit và được biểu diễn dưới dạng các cụm số hexa, được phân cách bởi dấu ::. Nó cung cấp một lượng địa chỉ khổng lồ cho hoạt động internet – 2128 địa chỉ.

                                           Địa chỉ IP có 2 phiên bản là IPv4 và IPv6

>> Tìm hiểu thêm về IPv6: IPv6 là gì? So sánh địa chỉ IPv6 và IPv4

Như vậy, IP là địa chỉ đơn nhất mà thiết bị điện tử sử dụng với mục đích nhận diện và liên lạc với nhau thông qua giao thức internet. Một số địa chỉ IP có giá trị đơn nhất trên toàn cầu nhưng có một số lại đơn nhất chỉ trong phạm vi một công ty hay doanh nghiệp. IP cung cấp nhận dạng cho từng thiết bị mạng, tức là, mỗi thiết bị mạng sẽ có địa chỉ IP khác nhau. Khi đã nhận dạng được nhau, IP sẽ giúp chúng liên hệ, giao tiếp bằng cách cung cấp danh tính.

Trên đây là bài viết chi tiết về địa chỉ IP. Các bạn có thể hiểu rõ hơn IP là gì? Và những câu hỏi về IP. Đừng ngại để lại bình luận bên dưới nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì để BKNS kịp thời giải đáp nhé! Đừng quên truy cập website bkns.vn thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất về tên miền, thiết kế website, dịch vụ quảng cáo website, lưu trữ website chuyên nghiệp hay tư vấn, cung cấp giải pháp mạng.

Liên hệ với chúng tôi:

Video liên quan

Chủ Đề