Khhgđ là gì

Hội Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Nam Định tổ chức hoạt động truyền thông lồng ghép với dịch vụ sức khỏe sinh sản/KHHGĐ tại xã Mỹ Hà

Nhằm nâng cao sự nhận thức của người dân về công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản – Kế hoạch hoá gia đình, ngày 28/12/2021, Hội Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Nam Định phối hợp Trạm Y tế xã Mỹ Hà tổ chức buổi truyền thông lồng ghép với dịch vụ sức khỏe sinh sản/KHHGĐ cho người dân tại xã Mỹ Hà, huyện Mỹ Lộc. Tham dự và trực tiếp khám, truyền thông có đồng chí Trần Thị Vinh -  Chủ tịch Hội Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Nam Định, các đồng chí trong Hội Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Nam Định.

Đồng chí Trần Thị Vinh -  Chủ tịch Hội Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Nam Định truyền thông về sức khỏe sinh sản/KHHGĐ

Buổi truyền thông lồng ghép với dịch vụ sức khỏe sinh sản/KHHGĐ được tổ chức với các hoạt động: truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình; khám sàng lọc phát hiện các bệnh lý về sinh sản, cung cấp các biện pháp tránh. Tại buổi truyền thông, người dân được cung cấp thông tin về dân số, những hệ lụy về mất cân bằng giới tính, lợi ích sàng lọc trước sinh và sơ sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số, những chủ trương, chính sách về công tác dân số- KHHGĐ; tư vấn các biện pháp nâng cao chất lượng dân số; tư vấn sức sức khỏe sinh sản, cách phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản; hướng dẫn sử dụng các biện pháp tránh thai. Bên cạnh hoạt động truyền thông, Hội đã tổ chức khám phát hiện các bệnh lý về sức khỏe sinh sản, cung cấp thuốc tránh thai, bao cao su cho người dân.

Buổi truyền thông lồng ghép với dịch vụ sức khỏe sinh sản/KHHGĐ đã giúp người dân tại xã Mỹ Hà nâng cao nhận thức về công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản và chủ động thực hiện các biện pháp tránh thai nhằm nâng cao chất lượng dân số./.

Một số hình ảnh tại buổi truyền thông:


Trình Vũ

Dịch vụ dân số Khái niệm: “Dịch vụ dân số là các hoạt động phục vụ công tác dân số, bao gồm cung cấp thông tin, tuyên truyền giáo dục, vận động, hướng dẫn, tư vấn về dân số, cung cấp biện pháp chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, nâng cao chất lượng dân số và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật” . Theo quy định của nhà nước, các dịch vụ dân số do các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp hiện nay thuộc loại dịch vụ sự nghiệp công, mang tính phục vụ.

Có sự khác nhau giữa dịch vụ dân số và hoạt động dân số. Hoạt động dân số có phạm vi rộng, nội dung gồm quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số, trong khi dịch vụ dân số nhấn mạnh quan hệ giữa bên cung cấp và khách hàng sử dụng. Ví dụ hoạt động tuyên truyền vận động DS-KHHGĐ do cộng tác viên thực hiện tại các hộ gia đình, hoạt động tuyên truyền dân số qua loa truyền thanh công cộng… nhằm cung cấp kiến thức DS-KHHGĐ cho người dân thì không thuộc dịch vụ dân số. Ví dụ rõ hơn về dịch vụ dân số là tư vấn tiền hôn nhân, tư vấn pháp lý về các vấn đề DS-KHHGĐ như quyền áp dụng KHHGĐ, quyền bình đẳng giới hay dịch vụ xét nghiệm AND xác định huyết thống… do trong đó có yếu tố đáp ứng nhu cầu khách hàng và hành vi “mua-bán dịch vụ”. Trong bối cảnh thị trường hiện nay, việc tuyên truyền nội dung, chủ trương, chính sách DS-KHHGĐ qua đài phát thanh, truyền hình là dịch vụ đối với cơ quan nhà nước vì là “khách hàng” có nhu cầu và trả tiền cho nội dung và thời lượng phát sóng, nhưng đối với người dân thì chưa phải, do chưa hẳn người dân thực sự có nhu cầu. Tương tự như các hoạt động tuyên truyền DS-KHHGĐ tại các chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ, đối với nhà nước thì đó là dịch vụ vì đã “bỏ tiền mua”, nhưng là hoạt động không mất tiền đối với người dân và người cung cấp. Người dân không bỏ tiền ra mua, nên khó có quyền đòi hỏi chất lượng cao. Người cung cấp dịch vụ mặc dù cũng được trả tiền, nhưng làm kỹ thuật và hành xử theo kỹ năng và “thói quen” nghề nghiệp, theo lương tâm, không coi người hưởng dịch vụ là “khách hàng”, là người trả tiền theo đúng nghĩa.

Dịch vụ dân số cũng có phạm vi và nội dung rộng, bao gồm các vấn đề chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, nâng cao chất lượng dân số và các hoạt động khác có liên quan chặt chẽ đến các vấn đề hôn nhân, gia đình, họ hàng, xã hội, vấn đề tình cảm, đạo đức, pháp luật, pháp lý... Phạm vi và nội dung của dịch vụ dân số phụ thuộc vào mức độ phát triển kinh tế-xã hội. Tùy theo hoàn cảnh phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia hay địa phương mà mở rộng hay thu hẹp phạm vi - nội dung dịch vụ dân số. Ở các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc… có tỷ số giới tính cao, nam nhiều hơn nữ, giới trẻ quan tâm nhiều tới việc làm, nhu cầu tìm hiểu, kết bạn cao nên có dịch vụ môi giới hôn nhân, dịch vụ du lịch lấy vợ nước ngoài; dịch vụ hỗ trợ hòa nhập cho các cô dâu, cô vợ ngoại quốc dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ; dịch vụ đáp ứng nhu cầu giao lưu của người xa xứ như sinh hoạt câu lạc bộ của các cặp vợ chồng có cô dâu là người nước ngoài… Ở Việt Nam cũng có nhu cầu đối với dịch vụ xét nghiệm gien, xác định huyết thống. Thị trường môi giới và cả dịch vụ mua bán trứng, tinh trùng người… ngày càng trở nên sôi động, cho dù có được cấp phép hay không.

Dịch vụ dân số có tính chuyên môn cao. Người cung cấp dịch vụ cần có các kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ tổng hợp về tuyên truyền vận động, tâm lý học, pháp luật, công tác xã hội, dân số, kế hoạch hóa gia đình/SKSS… Điều này đòi hỏi người cung cấp dịch phải được đào tạo bài bản và có trách nhiệm chuyên môn cao. Một số dịch vụ dân số còn phải đáp ứng các điều kiện chuyên môn khắt khe nhất định như tư vấn hôn nhân gia đình, xét nghiệm ADN…

Dịch vụ dân số liên quan đến những vấn đề nhạy cảm về pháp luật và đạo đức như tình dục, tình yêu, hôn nhân, sinh đẻ, lựa chọn giới tính khi sinh, tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, xác định huyết thống qua xét nghiệm gien, phá thai an toàn, bệnh lây truyền qua đường tình dục… Người cung cấp dịch vụ phải là người có kiến thức chuyên môn cao và bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng.

Đối tượng của dịch vụ dân số thường là khách hàng, không phải bệnh nhân. Dịch vụ dân số gắn với khách hàng, vì lợi ích của khách hàng và gia đình họ. Đã đến lúc người cung cấp dịch vụ dân số thực hiện lao động chuyên môn, kiếm sống nhờ khách hàng và tuân theo quy luật thị trường.

Khách hàng của dịch vụ dân số rất đa dạng, khác nhau về tuổi tác, trình độ học vấn, dân tộc, tôn giáo, phong tục tập quán, giới tính… có quan niệm rất khác nhau về các chủ đề nhạy cảm như sinh con, huyết thống, giới, giới tính, tình dục, tình yêu, hôn nhân… Mặt khác, khách hàng đến với dịch vụ dân số không chỉ với tư cách cá nhân, mà có thể đang chịu sức ép từ nhiều phía, như bạn đời, gia đình, họ hàng, những tác động từ quá khứ, những dự định tương lai… Người cung cấp dịch vụ dân số do đó sẽ là chuyên gia tâm lý để có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng, phức tạp, đồng thời thực hiện đúng nguyên tắc vì lợi ích của khách hàng.

Dịch vụ dân số cũng không phải từ thiện vì không mang tính tự nguyện và miễn phí. Dịch vụ miễn phí là một dạng đặc biệt của dịch vụ, trong đó mục đích thiện nguyện và tính tự nguyện được đưa lên hàng đầu. Một số dạng dịch vụ công có thể coi là “bán miễn phí”, trong đó người nhận dịch vụ không phải trả tiền, do đã được nhà nước chi trả sẽ mang “màu sắc” riêng, khi đó hình thức là dịch vụ, nhưng khác dịch vụ về bản chất.

Có thể thấy thị trường dịch vụ liên quan đến vấn đề dân số đang phát triển nhanh chóng, đa dạng về hình thức, phong phú về thể loại, ngày càng tăng lên về số lượng và đòi hỏi cao về chất lượng. Có các dịch vụ dân số liên quan đến nhu cầu xã hội dân sinh như xác định huyết thống, hôn nhân xuyên biên giới, tang lễ, mai táng…. Các dịch vụ liên quan đến vấn đề chất lượng dân số như chăm sóc người già tại các cơ sở dưỡng lão, trò chuyện theo giờ với người cao tuổi tại gia, tư vấn sàng lọc trước sinh và sơ sinh… Bên cạnh đó, một số dịch vụ vụ liên quan đến vấn đề giới[1] phát triển rất nhanh như chuyển đổi giới tính, tình dục-hôn nhân đồng giới tính;  mang thai hộ, đẻ con hộ… thậm chí trong tương lai gần có thể có các dịch vụ liên quan đến vấn đề tình dục và hôn nhân với robot trí tuệ nhân tạo có quyền công dân[2]. Nên lưu ý rằng một khi các hiện tượng dân số xuất hiện thì luôn đi kèm với nó sẽ là việc giải quyết các nhu cầu tâm lý, xã hội, pháp lý… liên quan.

Thực trạng trên đang là thách thức và cơ hội đối với chuyên ngành dân số nói chung và viên chức dân số nói riêng. Phát triển dịch vụ dân số theo hướng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng hay để thị trường cho khu vực tư nhân? Một mặt dịch vụ dân số cần được duy trì và phát triển gắn bó một cách hữu cơ với dịch vụ KHHGĐ/SKSS với tư cách là dịch vụ công, mặt khác có nên hướng tới phát triển nhằm đáp ứng các nhu cầu dân sinh liên quan đến vấn đề dân số hay không? Tuy nhiên có rất nhiều vấn đề cần giải quyết xung quanh đó.

Ngành y tế đang thực hiện những bước chuyển đổi chính sách mạnh mẽ để có thể phục vụ người dân một cách tốt nhất, phù hợp với quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường, như chính sách bảo hiểm y tế toàn dân, tính đúng tính đủ giá dịch vụ y tế, thí điểm xã hội hóa các dịch vụ y tế, bao gồm cả dịch vụ DS-KHHGĐ[3]. Bên cạnh đó là đẩy mạnh thực hiện chính sách hỗ trợ y tế đối với các đối tượng chính sách như người nghèo, người dân tộc thiểu số… Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khách hàng có khả năng trả chi phí cao cho dịch vụ thì sẽ được hưởng mức dịch vụ tương xứng. Người nghèo và các nhóm yếu thế vẫn được nhà nước hỗ trợ để có thể nhận dịch vụ DS-KHHGĐ đúng tiêu chuẩn theo chính sách. Nghề dân số khẳng định chỗ đứng của mình trong hoạt động tuyên truyền vận động, xây dựng cho người dân lối sống phù hợp với các quan niệm tiên tiến liên quan đến các lĩnh vực dân số[4], cung cấp các dịch vụ dân số và dịch vụ KHHGĐ phi lâm sàng, là công việc quan trọng trong việc đưa phúc lợi dân số đến cho người dân. Một khi đã tính đúng tính đủ giá dịch vụ y tế thì không thể không tính giá trị lao động truyền thông vận động, đưa khách hàng đến với dịch vụ KHHGĐ/SKSS và đưa dịch vụ dân số đến với khách hàng.

Phát triển dịch vụ dân số

Dịch vụ DS-KHHGĐ do các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp hiện nay là loại dịch vụ bán công, theo nghĩa nhà nước có thu lại một phần chi phí, thấp hơn so với kinh phí bỏ ra mua phương tiện tránh thai, đầu tư về trang thiết bị y tế, chi phí cung cấp các dịch vụ [tránh thai, phá thai, điều trị vô sinh nam và nữ…] và các chi phí liên quan. Dịch vụ dân số như tư vấn [DS/SKSS, pháp lý…], cung cấp kiến thức về lĩnh vực DS-KHHGĐ… chưa được tính vào cơ cấu giá thành của dịch vụ y tế. Theo quy định của nhà nước hiện nay không thu phí đối với nhiều hoạt động dân số, nhưng với các dịch vụ dân số thì cần thu phí. Nhiều hoạt động dân số mang tính dịch vụ nhưng chưa thu phí của khách hàng vì đã được nhà nước chi trả một phần. Trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, không thu phí dịch vụ dân số, về lâu dài có thể là một trong những nguyên nhân kìm hãm, khiến dịch vụ dân số và rộng ra là nghề dân số chưa thể phát triển tương xứng với tiềm năng thực tế, chưa thể đáp ứng được nhu cầu đối với dịch vụ dân số đang ngày càng tăng vì không khuyến khích sự sáng tạo và nhiệt tình của cán bộ dân số. Bên cạnh đó, về chủ quan còn có các nguyên nhân khác liên quan đến chủ trương, cơ chế chính sách, cung cách quản lý, đầu tư cơ sở hạ tầng và trình độ chuyên môn chưa đủ đáp ứng của các viên chức dân số… Có thể thấy, mở rộng dịch vụ dân số trong đơn vị sự nghiệp công lập dân số đáp ứng nhu cầu thị trường là xu hướng tất yếu, cho dù khả năng cung ứng của dịch vụ dân số công có thể chưa nhiều.

Để vào được thị trường và tồn tại được, phát triển được trong thị trường thì không thể chỉ bằng cơ chế giá cả, mà cần tuân theo các quy luật của thị trường [quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu…], nghĩa là cần áp dụng các biện pháp của thị trường như tiếp thị, xúc tiến quảng bá dịch vụ, quảng cáo thương hiệu, bản quyền, chính sách khuyến mãi, hậu mãi, kích cầu, làm hài lòng khách hàng… Đây là thách thức không nhỏ đối với chuyên ngành dân số nói chung và với các đơn vị sự nghiệp y tế dân số công lập nói riêng.

Việc nhanh chóng trở thành đơn vị sự nghiệp công lập dân số tự chủ kinh phí 100% chỉ là điều kiện cần. Thay đổi quan trọng là cần áp dụng các hình thức và phương pháp của thị trường trong cung cấp các dịch vụ dân số không sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước. Các dịch vụ dân số vì vậy, cần được chuyên môn hóa, nâng cao chất lượng vì lợi ích của khách hàng, làm hài lòng khách hàng, lấy khách hàng làm trung tâm, làm sao cho một khi khách hàng sau khi nhận dịch vụ đều cảm thấy được lợi và hài lòng. Điều này cho thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của việc vận dụng các quy luật dân số và quy luật thị trường liên quan vào việc cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ nói riêng và quy luật quản lý, phát triển công tác DS-KHHGĐ nói chung. Để đưa ra những dịch vụ dân số có chất lượng, cần lưu ý một số vấn đề sau:

Về chính sách: nên nghiên cứu, ban hành chính sách, cơ chế pháp lý, mở rộng nội hàm dịch vụ dân số để có thể tăng tính chủ động cho các đơn vị sự nghiệp công lập dân số-y tế trong việc tìm tòi các hình thức dịch vụ dân số đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung, các quy định, quy trình kỹ thuật về dịch vụ DS-KHHGĐ/SKSS, đảm bảo quyền, lợi ích khách hàng.

Về quản lý: thực hiện thường xuyên kiểm định chất lượng các cơ sở cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ và giám sát hỗ trợ với người cung cấp dịch vụ;

Về điều kiện cung cấp dịch vụ: bổ sung, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, dụng cụ cho các điểm cung cấp dịch vụ và thực hiện các biện pháp nhằm đưa dịch vụ đến tận người dân.

Về nguồn nhân lực: đào tạo và bổ sung nhân viên cung cấp dịch vụ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng và thái độ đạo đức tốt theo phân cấp và phân tuyến kỹ thuật, chú trọng kỹ năng tư vấn và các nội dung cần thiết[5].

Các viên chức dân số cần có nhận thức và thái độ đúng đắn trong quan hệ với khách hàng và có ý thức “khách hàng là thượng đế”, “tất cả vì quyền lợi của khách hàng”. Với tư cách là một nghề, đem lại lợi ích cho người dân, muốn tồn tại được trong cơ chế thị trường thì những người công tác trong nghề dân số cần phải có tính chuyên nghiệp cao.

Những yếu tố làm nên tính chuyên nghiệp

1. Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn ở trình độ cao, uyên thâm;

2. Sự chuyên tâm trong công việc, ý thức kỷ luật nghề nghiệp cao;

3. Sự chuẩn mực, bài bản từ khâu kế hoạch, tuân thủ chặt chẽ quy trình quy phạm nghề nghiệp đến sản phẩm, trong cung cấp dịch vụ và sau dịch vụ;

4. Lương tâm nghề nghiệp cao, trung thực và liêm chính và trách nhiệm;

5. Giao tiếp, ứng xử chuẩn mực với khách hàng, đối tác và đồng nghiệp;

6. Có tác phong, trang phục, công cụ… phù hợp với nghề nghiệp.

Nhu cầu đã có và ngày càng phong phú, thị trường rộng lớn, viễn cảnh phía trước rộng mở. Việc cần làm là tầm nhìn, ý chí quyết tâm và bước đi đúng với các giải pháp sáng tạo, khả thi và hiệu quả để đưa dịch vụ dân số đáp ứng nhu cầu chính đáng của khách hàng, đưa dịch vụ dân số về phục vụ nhu cầu của người dân.

 

[1]LGBT: cộng đồng bao gồm 4 nhóm người [có xu hướng] tình dục đồng giới tính nữ, đồng giới tính nam, lưỡng giới tính và chuyển đổi giới tính;

[2]Ngày 25 tháng 10 năm 2017, Sophia là robot đầu tiên đã được nước Arab Saudi cấp quyền công dân;

[3]Thông tư số 02/2017/TT-BYT ngày 15/3/2017 của Bộ Y tế về giá tối đa các dịch vụ y tế áp dụng cho các bệnh viện, trong đó có các dịch vụ KHHGĐ/SKSS.

[4]Là quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số. Xem Pháp lệnh dân số năm 2003;

[5]Chiến lược dân số sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020

Chủ Đề