Dịch vụ huy động vốn của ngân hnàg là gì năm 2024

Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp từ nhiều nguồn khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bất kể doanh nghiệp bạn vừa mới thành lập hay đang muốn phát triển hơn nữa, việc xem xét đến các phương pháp huy động vốn, gọi vốn đầu tư là điều hết sức cần thiết.

Việc huy động vốn góp phần giải phóng các nguồn tài chính trong nền kinh tế một cách hiệu quả. Tuy nhiên, huy động vốn là gì? pháp luật quy định ra sao về việc góp vốn vào doanh nghiệp? Doanh nghiệp có thể huy động vốn bằng những hình thức nào? Rủi ro pháp lý mà doanh nghiệp cần lưu ý?

Huy động vốn là hình thức tiếp nhận nguồn vốn, tài sản có giá trị của các cá nhân, tổ chức, nhằm tạo vốn để phát triển các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dưới các hình thức: Phát hành Cổ phiếu, Trái phiếu, Tín dụng ngân hàng,…

Huy động vốn của doanh nghiệp là hoạt động vay vốn của doanh nghiệp từ các chủ thể khác trên thị trường nhằm bổ sung nguồn vốn kinh doanh (ngoài vốn chủ sở hữu) của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp lựa chọn sai hình thức huy động vốn sẽ làm hạn chế cơ hội kinh doanh của công ty đồng thời làm tăng nguy cơ cao về nợ xấu của doanh nghiệp.

Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp

Có nhiều hình thức huy động vốn vào doanh nghiệp gồm: Vốn góp ban đầu; huy động vốn bằng tín dụng ngân hàng; huy động vốn bằng phát hành trái phiếu; huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu; huy động vốn từ lợi nhuận không chia; huy động vốn bằng tín dụng thương mại; huy động vốn bằng cách thỏa thuận vay tiền từ tổ chức, cá nhân khác trong nền kinh tế.

Vốn góp ban đầu

Vốn góp ban đầu là phần vốn hình thành do các chủ sở hữu đóng góp khi thành lập doanh nghiệp. Hình thức sở hữu sẽ quyết định tính chất và hình thức tạo vốn của bản thân doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp được thành lập sẽ phải đầu tư một số vốn nhất định, cụ thể:

– Doanh nghiệp nhà nước: vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư của ngân sách nhà nước.

– Doanh nghiệp tư nhân: chủ doanh nghiệp phải có đủ vốn pháp định tối thiểu theo quy định của pháp luật để xin đăng ký thành lập doanh nghiệp.

– Công ty cổ phần: vốn góp ban đầu sẽ do các cổ đông đóng góp, đây là yếu tố quyết định để thành lập công ty. Mỗi cổ đông là một chủ sở hữu của công ty, có trách nhiệm toàn bộ những vấn đề liên quan đến các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tương ứng với trị giá số cổ phần mà họ nắm giữ.

Huy động vốn từ lợi nhuận không chia

Nguồn vốn tích luỹ từ lợi nhuận không chia là một phần lợi nhuận dùng để tái đầu tư.

– Đối với doanh nghiệp Nhà nước: việc tái đầu tư phụ thuộc không chỉ vào khả năng sinh lời của bản thân doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào chính sách tái đầu tư của Nhà nước.

– Đối với công ty cổ phần: Khi công ty để lại một phần lợi nhuận vào tái đầu tư, tức là không dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần, các cổ đông không được nhận tiền lãi cổ phần nhưng bù lại, họ có quyền sở hữu số vốn cổ phần tăng lên của công ty.

Tuy nhiên vốn từ góp vốn ban đầu cộng với lợi nhuận không chia có thể không đủ cho việc phát triển hoạt động kinh doanh. Đó là khi doanh nghiệp cần tìm đến các hình thức huy động vốn khác từ đi vay, phát hành trái phiếu hay phát hành cổ phiếu.

Huy động vốn bằng thỏa thuận vay tiền từ tổ chức, cá nhân

Quan hệ vay vốn này thực hiện trên cơ sở hợp đồng vay tài sản đưoc điều chinh bởi pháp luật dân sự và được dựa trên mối quan hệ thân tình, quen biết và tin tưởng lẫn nhau giữa các cá nhân, công ty. Pháp luật cho phép doanh nghiệp được vay hoặc cho vay với doanh nghiệp khác.

Huy động vốn bằng thoả thuận vay tiền có thể giúp các doanh nghiệp điều hòa, phân phối vốn để tăng cường khả năng thanh toán, đảm bảo an toàn, hiệu quả cho hoạt động của từng công ty cổ phần.

Hoạt động vay vốn giữa các doanh nghiệp có thể thường thấy trong các công ty có mối quan hệ sở hữu như công ty mẹ công ty con hay các công ty trong cùng tập đoàn. Hoạt động cho vay này được xem như hoạt động vay tài sản trong dân sự và không nhằm mục đích kinh doanh, không phải hoạt động thường xuyên của các doanh nghiệp.

Do đó hình thức cho vay này khác với hoạt động cấp tín dụng là hoạt động cho vay chuyên nghiệp của ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.

Huy động vốn bằng tín dụng thương mại (nợ)

Tín dụng thương mại là mối quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với nhau dưới hình thức mua bán nợ hàng hóa. Tín dụng thương mại có 3 loại:

– Tín dụng thương mại cấp cho nhà nhập khẩu: là loại tín dụng do doanh nghiệp xuất khẩu cấp cho doanh nghiệp nhập khẩu để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.

– Tín dụng thương mại cấp cho người xuất khẩu: là loại tín dụng do doanh nghiệp nhập khẩu cấp cho doanh nghiệp xuất khẩu để nhập hàng thuận lợi.

– Tín dụng nhà môi giới cấp cho người xuất khẩu và nhập khẩu: các ngân hàng thương nghiệp cỡ lớn thường không cấp tín dụng trực tiếp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà thông qua các đơn vị môi giới.

Sự tồn tại của hình thức tín dụng này sẽ giúp cho các nhà doanh nghiệp chủ động khai thác được nguồn vốn nhằm đáp ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, khi sử dụng hình thức này còn tạo điều kiện mở rộng hoạt động của tín dụng ngân hàng thông qua nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu. Nguồn vốn tín dụng thương mại có ảnh hưởng hết sức to lớn không chỉ với các doanh nghiệp mà cả đối với toàn bộ nền kinh tế. Trong một số doanh nghiệp, nguồn vốn tín dụng thương mại dưới dạng các khoản phải trả có thể chiếm tới 20% nguồn vốn, thậm chí có thể chiếm tới 40% tổng nguồn vốn.

Huy động vốn bằng tín dụng Ngân hàng

Huy động vốn bằng tín dụng Ngân hàng là hình thức doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dưới các hình thức vay thế chấp tài sản cho ngân hàng hoặc vay tín chấp. Khi đó, doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn trả cả vốn gốc và lãi cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán theo các điều khoản quy định trong hợp đồng.

Tín dụng ngân hàng có nhiều hình thức thể hiện như: Hợp đồng tín dụng từng lần, cho vay theo thời hạn mức tín dụng, thỏa thuận tín dụng tuần hoàn, cho vay đầu tư dài hạn…

Cho đến nay, việc huy động vốn bằng tín dụng ngân hàng là hình thức phổ biến nhất vì có thủ tục đơn giản và khả năng giải ngân nhanh chóng hơn hẳn các hình thức còn lại.

Lưu ý khi huy động vốn doanh nghiệp bằng tín dụng ngân hàng: Hầu như các ngân hàng hay tổ chức tài chính hiện nay đều có các gói vay với lãi suất vô cùng hấp dẫn để hỗ trợ vốn cho những doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô, phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đã quyết định vay vốn thì hãy có kế hoạch trả nợ rõ ràng, để tránh dẫn đến việc không có khả năng thanh toán khoản vay.

Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu

Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành. Doanh nghiệp là công ty có thể sử dụng hình thức phát hành trái phiếu để vay vốn trung và dài hạn trên thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn kinh doanh của mình. Quan hệ giữa người sở hữu trái phiếu với công ty là quan hệ giữa chủ nợ và con nợ.

Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu là phương thức huy động vốn có lợi cho công ty khi doanh nghiệp cần huy động vốn dài hạn với mức lãi suất thích hợp nhỏ hơn mức đi vay ngân hàng nhưng cao hơn mức tiền gửi tiết kiệm để thu hút nhà đầu tư. Phát hành trái phiếu giúp doanh nghiệp huy động được nguồn vốn mà bỏ qua phí trung gian.

Thực tế cho thấy doanh nghiệp có thể phát hành hai loại trái phiếu: Trái phiếu không có khả năng chuyển đối (trái phiếu thông thường); trái phiếu có khả năng chuyển đổi. Đối với công ty cổ phần có quyền phát hành tất cả các loại trái phiếu bao gồm cả trái phiếu loại khác theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ được phát hành trái phiếu không chuyển đổi.

Lưu ý khi doanh nghiệp huy động vốn từ trái phiếu: tùy vào nhu cầu vốn mà doanh nghiệp cần có kế hoạch sử dụng nguồn vốn huy động và kế hoạch trả nợ chi tiết để đảm bảo tính khả thi của những kế hoạch này.

Huy động vốn từ phát hành cổ phiếu

Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và ích lợi sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư khi tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khoản 2 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 quy định: “Cổ phiếu được hiểu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành”. Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng được quy định tại Điều 15 Luật Chứng khoán 2019.

Để chào bán cổ phiếu ra công chúng, cần có các điều kiện sau:

– Khi đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng, vốn điều lệ của doanh nghiệp phải từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên (tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán).

– Báo cáo hoạt động kinh doanh của năm liền trước thời điểm doanh nghiệp đăng ký chào bán ra công chúng phải có lãi và không lỗ lũy kế.

– Đại hội đồng cổ đông duyệt qua các phương án phát hành và sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán.

– Doanh nghiệp đăng ký chào bán cổ phiếu cam kết cổ phiếu được giao dịch trên thị trường chứng khoán trong thời gian một năm, kể từ ngày kết thúc đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng được Đại hội đồng cổ đông duyệt qua.

\=> Tham khảo: Dịch vụ tư vấn niêm yết chứng khoán

Huy động vốn từ quỹ đầu tư

Trên thực tế, Doanh nghiệp có nên gọi vốn từ các quỹ đầu tư là một giải pháp đáng cân nhắc. Việc góp vốn dựa trên các điều khoản và điều kiện của quỹ mà doanh nghiệp phải chấp nhận.

\==> Xem thêm: Dịch vụ tìm nhà đầu tư và gọi vốn

Rủi ro Các hình thức huy động vốn có thể tiềm ẩn

Các hình thức huy động vốn doanh nghiệp có thể tiềm ẩn những rủi ro nhất định như sau:

  • Thứ nhất, việc không tuân thủ các quy định có thể dẫn đến việc các nhà đầu tư và các công ty phải chịu hình phạt nặng nề từ cơ quan có thẩm quyền. Ví dụ, phạt tiền khi không đăng ký khoản vay nước ngoài đối với khoản vay trung và dài hạn với cơ quan có thẩm quyền lên đến 60.000.000 đồng (tương đương 2.500 USD).
  • Thứ hai, nếu không thực hiện việc cho vay góp vốn theo thủ tục đầu tư, góp vốn thì bên cho vay có thể không được phép thanh toán khoản nợ. Hậu quả tương tự cũng xảy ra khi không chuyển khoản vay qua tài khoản ngân hàng bắt buộc để thực hiện việc góp vốn.
  • Thứ ba, tranh chấp liên quan đến thỏa thuận mua cổ phần, vay vốn, góp vốn … là có thể xảy ra. Tranh chấp đó có thể phát sinh từ các thỏa thuận giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp nếu các bên không chuẩn bị kỹ lưỡng thỏa thuận đó.

Sự đa dạng trong việc góp vốn giúp cho nhà đầu tư và doanh nghiệp có nhiều cơ hội để tiếp cận mục tiêu của mình. Tuy nhiên, để có thể giảm thiểu những rủi ro trong trường hợp huy động vốn, các bên cần tham vấn ý kiến của các chuyên gia tư vấn tài chính, cũng như sự hỗ trợ với các tài liệu và thủ tục pháp lý là cần thiết.

Việc doanh nghiệp tự huy động vốn có thể mất rất nhiều thời gian: thời gian tốn kém tiền bạc. Trong khi chuẩn bị và lên kế hoạch gặp gỡ ngân hàng, bạn hãy chuẩn bị sẵn sàng để dành thời gian, tiền bạc và các nguồn lực cần thiết. Đồng thời luôn đặt ra các mục tiêu và mốc thời gian lành mạnh để đo lường sự tăng trưởng một cách thật chính xác.

Nếu không, hãy thực tế và đặt một mốc thời gian dài hơn. Các khoản chi từ tiền túi có thể rất lớn, vì vậy hãy nghiên cứu các chi phí tiềm ẩn để chuẩn bị đầy đủ !

Dịch vụ thu xếp nguồn vốn doanh nghiệp TACA

Đảm bảo thu xếp nguồn vốn kịp thời, thủ tục huy động vốn nhanh gọn, mang lại những khía cạnh vượt trội cho doanh nghiệp.

Vốn huy động của ngân hàng gồm những gì?

Huy động vốn bao gồm các giao dịch tài chính: (1) Vay vốn tín dụng ngân hàng hoặc vay vốn của tổ chức, cá nhân khác; (2) Phát hành trái phiếu doanh nghiệp; (3) Huy động vốn của nhà cung cấp hoặc của đối tác kinh doanh thông qua quan hệ hợp đồng.

Dịch vụ huy động vốn là gì?

Huy động vốn được hiểu là các hoạt động tiếp nhận tài sản từ các chủ sở hữu khác nhau để tạo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp dưới các hình thức như: Vay vốn, chào bán chứng khoán, liên doanh, liên kết trong và ngoài nước;...

Ngân hàng thương mại có chức năng gì trọng việc huy động vốn và cho vay?

Chức năng của Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa thừa vốn và người thiếu vốn. Theo đó, ngân hàng thương mại hình thành quỹ và cho vay để phân bổ vốn tới nền kinh tế thông qua việc huy động những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các nhà đầu tư trong kinh tế.

Giá vốn huy động là gì?

Vốn huy động là giá trị tiền tệ do một cá nhân, một tổ chức hay một doanh nghiệp huy động được thông qua các hình thức khác nhau. Mục đích huy động vốn là để doanh nghiệp tăng cường vốn cho những hoạt động đầu tư, kinh doanh của họ.