Điểm khác biệt để nhận ra tục ngữ

* Sự giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ là: cả hai đều là những sản phẩm của sự nhận thức của nhân dân về các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan, đều chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân.
* Sự khác nhau:
- Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý [ví dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng]; còn thành ngữ chỉ là một cụm từ, một thành phần câu, diễn đạt một khái niệm có hình ảnh [ví dụ: Mẹ tròn con vuông]. Nội dung của tục ngữ thuộc về đúc rút những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử - xã hội của nhân dân [ví dụ: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống; Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm].
- Thành ngữ lại mang tính biểu trưng, khái quát và giàu hình tượng nên thường dùng nghệ thuật tu từ ẩn dụ hoặc nghệ thuật tu từ hoán dụ. Chẳng hạn "Chân cứng đá mềm". Chính vì vậy, thành ngữ dễ gây được ấn tượng mạnh mẽ với người nghe, người đọc, hiệu quả biểu đạt và biểu cảm rất cao nên nhân dân thường dùng xen vào lời ăn tiếng nói 

Hỏi: Em đang gặp khó khăn trong việc phân biệt thành ngữ và tục ngữ Việt Nam. Vậy cách nhận biết thành ngữ và tục ngữ đơn giản nhất như thế nào ạ? - Nguyễn Văn Toán [học sinh THPT tại Vĩnh Phúc]

Trả lời:

Không chỉ riêng bạn mà rất nhiều người đang nhầm lẫn khi sử dụng thành ngữ và tục ngữ. Để phân biệt thành ngữ và tục ngữ, trước hết bạn cần nắm được định nghĩa cơ bản như sau:

Thành ngữ là một phần câu sẵn có, một cụm từ cố định diễn đạt một khái niệm một cách có hình ảnh. 

Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, xuôi tai, diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét, một luân lý, có khi là một sự phê phán, một kinh nghiệm lịch sử - xã hội của nhân dân.

Như vậy xét về mặt ngữ pháp thì tục ngữ là một câu, còn thành ngữ chỉ là một thành phần câu. 

Hai bạn trẻ Xuân Vi và Ngọc Anh diễn tả câu tục ngữ "Vỏ quýt dày có móng tay nhọn" bằng hình ảnh. [ảnh: SVVN]

Một số ví dụ cụ thể về thành ngữ và tục ngữ:

Thành ngữ: Ăn trắng mặc trơn; Ăn trên ngồi trốc; Dốt đặc cán mai; Đơn thương độc mã; Mẹ tròn con vuông; Chân cứng đá mềm, Qua cầu rút ván; Già đòn non nhẽ...

Để sử dụng các thành ngữ, chúng ta đều phải đặt vào câu cụ thể, ví dụ: "Tôi chúc anh chân cứng đá mềm"/ "Cái đứa đó đúng là dốt đặc cán mai, làm gì cũng không ra hồn".

Tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim; Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau; Người chửa cửa mả; Bệnh quỷ thuốc tiên; Rau nào sâu ấy...

Thông qua cách phân biệt thành ngữ và tục ngữ trên, chúng tôi hy vọng bạn sẽ ngày càng yêu quý tiếng Việt và sử dụng ngôn ngữ đúng mục đích diễn đạt hơn.

Hải Đăng

Tục ngữ và thành ngữ:

Giống: 

– Đều là những sản phẩm do sự nhận thức của nhân dân về các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan tạo ra,

– Đều chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân.

Khác:

Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý, còn thành ngữ chỉ là một cụm từ, một thành phần câu, diễn đạt một khái niệm có hình ảnh 

– Tục ngữ thường dùng độc lập, còn thành ngữ mới chỉ là một cụm từ, nên người ta thường dùng xen trong những câu nói.

– Nội dung của tục ngữ thuộc về đúc rút những kinh nghiệm đời sống, còn thành ngữ lại mang tính biểu trưng, khái quát và giàu hình tượng nên thường dùng nghệ thuật tu từ ẩn dụ hoặc nghệ thuật tu từ hoán dụ.

Tục ngữ và ca dao:

Giống: 

– Cả ca dao lẫn tục ngữ đều là những câu nói do người đời lưu truyền lại ,tán tụng trong nhân gian

 Khác:

Ca Dao là những bài ca ngắn có vần, điệu để nói lên quan niệm về vũ trụ, thiên nhiên, cuộc sống, con người, và xã hội, còn tục ngữ là những câu nói hoàn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội

Tục ngữ là gì? Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, thường có vần điệu, thể hiện kinh nghiệm đúc kết về cuộc sống. Khái niệm về nó là một nội dung quan trọng trong môn Ngữ Văn. Tuy nhiên, người ta lại dễ lầm lẫn khi phân biệt tục ngữ, thành ngữ, ca dao. Hãy cùng Kiến thức tổng hợp tìm hiểu cụ thể hơn về các khái niệm, cũng như phân biệt chúng nhé!

Bài viết nổi bật:

Ca dao, thành ngữ, tục ngữ là gì trong văn học dân gian

Thành ngữ, ca dao tục ngữ là gì? Đây đều là các thể loại thuộc văn học dân gian. Văn học dân gian nghĩa là những sáng tác văn học do nhân dân tạo nên và lưu truyền [không có tên tác giả cụ thể]. Chúng được lưu giữ và truyền bá BẰNG MIỆNG từ đời này qua đời khác, nơi này qua nơi khác. Điều này cũng làm nên một đặc trưng rất riêng của thể loại, đó là chúng có nhiều dị bản.

Chẳng hạn như: “Dạy con từ thuở còn thơ/Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về” với “Dạy con từ thuở còn thơ/Dạy vợ từ thuở ban sơ mới về”

Thành ngữ, ca dao, tục ngữ được coi là tài sản văn hóa của toàn thể nhân dân. Chúng lột tả những đặc trưng văn hóa quốc gia, vùng miền, lịch sử. Đồng thời chúng còn ẩn chứa những lời khuyên răn, kinh nghiệm sống mà đời trước muốn truyền lại đến đời sau,…

Ca dao, tục ngữ, thành ngữ thuộc thể loại văn học dân gian Việt Nam

Tục ngữ là gì?

Vậy tục ngữ là gì? Trong sách giáo khoa Ngữ Văn 7, định nghĩa: “Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, thường có vần và nhịp điệu, hình ảnh. Nó thể hiện kinh nghiệm của cha ông ta đúc kết về mọi mặt [tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội]. Được nhân dân vận dụng vào đời sống, từ suy nghĩ, lời ăn tiếng nói”.

Ví dụ:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Ý nghĩa: Nói về sự chênh lệch giữa ban ngày và ban đêm của thời gian trong năm. “Đêm tháng 5” ý chỉ thời gian mùa hè, mặt trời thường chiếu sáng nhiều hơn [ngày dài hơn]. Còn “Ngày tháng 10” chỉ thời gian mùa đông, mặt trời ở xa nên chiếu sáng ít hơn [đêm dài hơn].

Thành ngữ là gì?

Cũng theo định nghĩa trong SGK Ngữ văn 7, tập 1: “Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định và biểu thị được một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của nó có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh, thành ngữ cũng có dị bản”.

Đặc điểm của thành ngữ:

  • Ngắn gọn
  • Thường có vần, nhất là vần lưng
  • Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức, cả về nội dung
  • Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh
  • Là một cụm từ [chưa thành câu hoàn chỉnh]

Ví dụ: “Đứng núi này trông núi nọ / đứng núi này trông núi khác”

Thành ngữ là những cụm từ ngắn gọn có nghĩa

Ca dao là gì?

Bên cạnh tục ngữ là gì, một khái niệm rất hay đi kèm là “ca dao”. Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, có khi kết hợp với âm nhạc để diễn xướng, thể hiện thái độ. Nó thể hiện quan điểm của nhân dân dưới những sự kiện lịch sử chứ không phản ánh lịch sử, ca dao cũng có nhiều dị bản”.

Ví dụ: “Thân em như tấm lụa đào/Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” với “Thân em như hạt mưa sa/Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày”.

Đặc điểm của ca dao:

  • Lời thơ thường khá ngắn gọn
  • Sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể
  • Ngôn ngữ giản dị, gần gũi với cuộc sống hàng ngày, giàu hình ảnh ẩn dụ và so sánh
  • Cách thức diễn đạt mang đậm sắc thái dân gian

>>> Xem thêm: Từ láy là gì? Từ ghép là gì, Từ Phức là gì, Các loai từ Láy

Cách phân biệt ca dao, thành ngữ, tục ngữ là gì?

Cùng thuộc phạm trù văn học dân gian, lại đều có nhịp điệu, âm vần, đề cập đến cùng các vấn đề,… Nên người ta dễ nhầm lẫn giữa ca dao, thành ngữ, tục ngữ. Một số cách phân biệt sau đây sẽ giúp bạn phân biệt rạch ròi giữa ba thể loại văn học dân gian này:

Cách phân biệt ca dao, tục ngữ, thành ngữ

Phân biệt thành ngữ với tục ngữ

1. Về hình thức:

Tục ngữ được xem là một câu có cấu tạo và biểu thị 1 ý nghĩa cụ thể. 

Còn thành ngữ mới chỉ là một cụm từ cố định có nghĩa nhưng chưa phải là 1 câu hoàn chỉnh. Cho nên người ta gọi là “câu tục ngữ” chứ không gọi “câu thành ngữ”.

Thành ngữ và tục ngữ đều có thể có vần hoặc không có vần.  Nhưng nếu có vẫn thì thành ngữ thường mang vần lưng, còn tục ngữ phổ biến vần liền và vần cách.

2. Về nội dung: 

Tục ngữ diễn tả trọn vẹn một ý nghĩa nào đó. Thông thường nó là đúc kết những kinh nghiệm tăng gia sản xuất, hiện tượng đời sống,… 

Chẳng hạn: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” hay “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Còn thành ngữ mang ý nhất định nhưng phải gắn với các thành tố khác để tạo câu và ý nghĩa cụ thể trong ngữ cảnh nhắc đến. Thành ngữ thông thường là những đánh giá, thể hiện tính cách, quan điểm… của con người. Thành ngữ thường chỉ xuất hiện là một vế đứng trong câu. Còn tục ngữ hoàn toàn có thể đứng độc lập để tạo câu.

Ví dụ: Chúc chị “mẹ tròn con vuông” / Anh đừng có mà “Đứng núi này, trông núi nọ” / Chúc hai bạn bên nhau đến “răng long đầu bạc”.

Phân biệt ca dao với tục ngữ

1. Về hình thức: 

Ca dao: Thường phổ theo thể thơ lục bát hoặc lục bát biến dị. Có thể gồm một cặp câu 6 – 8 [câu ca dao] hay nhiều cặp câu 6 – 8 [bài ca dao].

Tục ngữ:một câu ngắn gọn hoàn chỉnh, có thể đứng độc lập tạo nghĩa. 

2. Về nội dung:

Ca dao: Những bài ca ngắn gọn về thiên nhiên, vũ trụ, con người,… giàu cảm xúc. Đa phần ca dao đề cập đến tình yêu nam nữ, các mối quan hệ gia đình, xã hội,…

Ví dụ: “Chồng người đi ngược về xuôi – Chồng em dưới bếp sờ đuôi con mèo”

Tục ngữ: Là những câu nói dùng để đúc kết kinh nghiệm dân gian muốn truyền lại đời sau. Thông thường là các kinh nghiệm sản xuất, lý giải hiện tượng, triết lý dân gian,…

Ví dụ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” / “Bệnh từ miệng vào, hoạ từ miệng ra” / “Cái nết đánh chết cái đẹp”…

Cùng nằm trong thể loại văn học dân gian, những thành ngữ, tục ngữ, ca dao vẫn có khác biệt nhất định, đặc biệt là qua hình thức

Cách phân biệt nhanh thành ngữ, ca dao, tục ngữ là gì?

Đặc điểm phân biệt

Thành ngữ

Tục ngữ

Ca dao

Hình thức

Cụm từ / vế trong câu

Câu hoàn chỉnh

Thường là thể lục bát

Gieo vần

Phổ biến vần lưng

Phổ biến vần liền và vần cách

Phối vần theo luật thơ lục bát

Nội dung

Thể hiện quan điểm/tính cách/tình thế/ trạng thái….

Kinh nghiệm sống dân gian

Thông qua những sự kiện lịch sử/ đặc trưng hoàn cảnh để bày tỏ quan điểm/nỗi lòng [giàu cảm, xúc]

Một số đặc điểm [tương đối] giúp phân biệt thành ngữ/tục ngữ/ca dao

Trên đây là nội dung ôn tập Tục ngữ là gì? Phân biệt thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về phạm trù văn học dân gian và không còn bị nhầm lẫn giữa các khái niệm tục ngữ, thành ngữ, ca dao!

Bài viết liên quan khác:

Nguồn: Kiến thức tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề