Điểm khác BIỆT giữa thành phố Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh là gì

Giới thiệu về cuốn sách này

Giới thiệu về cuốn sách này


Page 2

Giới thiệu về cuốn sách này

04/03/2020 Từ viết tắt Đọc bài viết

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thành phố Cần Thơ

Các điều kiện tự nhiên như địa hình, khí hậu, thủy văn, tài nguyên nước, tài nguyên đất, đặc trưng sinh thái, môi trường… là những đặc trưng quan trọng ảnh hưởng đến quá trình phát triển của Thành phố này.

Địa hình

Thành phố Cần Thơ nằm ở trong vùng trung - hạ lưu và ở vị trí trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, trải dài trên 65 km dọc bờ Tây sông Hậu, tổng diện tích tự nhiên 1.401,61 km2 , chiếm 3,49 % diện tích toàn vùng. Cần Thơ nằm toàn bộ trên khu vực bồi tụ phù sa lâu đời của sông Mê Kông với địa hình tương đối bằng phẳng. Cao độ trung bình phổ biến từ 0,2m đến 1m so với mực nước biển, một vài nơi có độ cao từ 1,5m đến 2m, địa hình thấp dần từ đất trồng ven sông Hậu, sông Cần Thơ về phía nội đồng (từ Đông Bắc sang Tây Nam). Do nằm cạnh sông lớn, nên Cần Thơ có mạng lưới sông, kênh, rạch khá dày. Thêm vào đó, thành phố còn có các cồn và cù lao trên sông Hậu như Cồn Ấu, Cồn Khương, Cồn Sơn, Cù lao Tân Lập.

Khí hậu

Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu của đồng bằng sông Cửu Long với với các đặc điểm chung như nền nhiệt cao và ổn định, biên độ nhiệt ngày và đêm nhỏ; khí hậu phân hóa thành hai mùa tương phản là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng năm đến tháng mười, mùa khô từ tháng mười một đến tháng tư năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm là 27oC, lượng mưa trung bình là 1.500 - 1.800 mm/năm, tổng số giờ nắng trong năm là 2.300 - 2.500 giờ, độ ẩm trung bình đạt 83%. Gió có 2 hướng chính là hướng Đông Bắc (mùa khô) và hướng Tây Nam (mùa mưa), tốc độ gió bình quân 1,8 m/s, thành phố Cần Thơ ít gặp gió bão nhưng thường có giông, lốc vào mùa mưa.

Dù chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng Cần Thơ có lợi thế về nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa 4 trong năm. Các lợi thế này rất thuận lợi cho việc phát triển hệ thống nông nghiệp nhiệt đới có năng suất cao, với nhiều chủng loại cây trồng, vật nuôi, tạo nên sự đa dạng trong sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, mùa mưa thường đi kèm với ngập lũ ảnh hưởng tới nhiều diện tích của thành phố; mùa khô thường đi kèm với việc thiếu nước tưới, gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt, nhất là khu vực bị ảnh hưởng của mặn, phèn làm tăng thêm tính thời vụ cũng như nhu cầu dùng nước không đồng đều giữa các mùa của sản xuất nông nghiệp.

Tài nguyên nước

Tài nguyên nước trên địa bàn thành phố khá dồi dào, chủ yếu lấy từ nguồn nước mặt, nước mưa và nước ngầm.

Theo thống kê, trên địa bàn thành phố Cần Thơ có tổng cộng 13 sông. Các sông chính bao gồm: sông Hậu (sông liên quốc gia), sông Đờn Dang, sông Rạch Sỏi, sông Ô Môn, sông Cần Thơ, sông Bình Thuận. Hiện nay, việc khai thác nước mặt ở Cần Thơ chủ yếu lấy từ nguồn nước sông Hậu, sông Cần Thơ....thành phố có khoảng 52 công trình khai thác nước mặt với tổng công suất khoảng 3.459.000 m3 /ngày đêm, cung cấp nước tưới cho mùa khô và có ý nghĩ lớn đối với giao thông đường thủy.

Nước mưa có tổng lượng tương đối lớn, với lượng mưa trung bình 1500 - 1800mm/ năm, có thể sử dụng cho nhiều mục đích như sinh hoạt, tưới tiêu… góp phần giúp tiết kiệm sử dụng tài nguyên nước ngầm và nước mặt trong điều kiện biến đổi khí hậu và thiếu hụt nguồn nước từ thượng nguồn của các sông lớn.

Trữ lượng nước dưới đất tại thành phố Cần Thơ tồn tại trong 7 tầng chứa nước lỗ hổng phân bố đến độ sâu khoảng 400 - 500 m, trong đó các tầng chứa nước nhạt có khả năng khai thác gồm qp2-3, n22 và n21, các tầng chứa nước còn lại đa phần bị nhiễm mặn hoặc có chất lượng kém. Trữ lượng tiềm năng nước dưới đất (nước nhạt) tại thành phố Cần Thơ khoảng 1,5 triệu m3/ngày đêm, tập trung chủ yếu trong tầng chứa nước qp2-3, n22 và n21.

Tài nguyên nước trên địa bàn thành phố đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ ăn uống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, tuy nhiên, đang có dấu hiệu suy giảm về chất lượng nguồn nước. Đặc biệt, cần xem xét đến yếu tố lưu lượng nước đầu nguồn An Giang, Campuchia, hoạt động nông nghiệp ngày càng phát triển tại Campuchia là nguồn thải đáng kể ảnh hưởng đến chất lượng nước đầu nguồn của thành phố Cần Thơ trong tương lai. Hơn thế nữa cũng cần xem xét đến các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường đất, nước trên chính địa bàn thành phố.

Thủy văn

Cần Thơ nằm ở vùng đất có sự bồi tụ phù sa của sông Cửu Long, có địa hình đặc trưng của đồng bằng. Thành phố có hệ thống sông ngòi, kênh, rạch khá dày, trong đó sông Hậu là con sông lớn nhất với tổng chiều dài chảy qua thành phố là 65 km, đoạn qua Cần Thơ, sông có chiều rộng khoảng 1,6 km, tổng lượng phù sa của sông Hậu là 35 triệu m 3 /năm. Sông Cần Thơ bắt nguồn từ khu vực nội đồng tây sông Hậu, có chiều dài khoảng 16 km, chiều rộng từ 280 - 350 m, đi qua các quận Ô môn, huyện Phong Điền, quận Cái Răng, quận Ninh Kiều và đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều. Sông Cần Thơ có nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông. Sông Cái Lớn dài 20 km, chiều rộng cửa sông 600 - 700 m, độ sâu 10 - 12 m nên có khả năng tiêu, thoát nước rất tốt .

Bên cạnh đó, Cần Thơ có hơn 158 sông, rạch lớn nhỏ là phụ lưu của 2 sông lớn là Sông Hậu và sông Cần Thơ đi qua thành phố và nối thành mạng đường thủy. Các sông rạch lớn khác là rạch Bình Thủy, Trà Nóc, Ô Môn, Thốt Nốt, kênh Tham Rôn và nhiều kênh lớn khác tại các huyện ngoại thành là Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Phong Điền, cung cấp nước ngọt suốt hai mùa mưa và mùa khô, tạo điều kiện cho công tác thủy lợi và cải tạo đất cho hoạt động nông nghiệp.

Tài nguyên đất

Được bồi đắp thường xuyên của sông Hậu và các sông khác nên đất đai Cần Thơ tương đối màu mỡ. Diện tích đất phù sa chiếm 84% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, ngoài ra còn một số loại đất khác chủ yếu là đất nhiễm mặn ít, đất nhiễm phèn chiếm 16% diện tích còn lại. Nhìn chung khí hậu và thổ nhưỡng của Cần Thơ rất thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp đa ngành với nhiều loại cây trồng và vật nuôi. Hiện nay diện tích tự nhiên của thành phố là 1.401,61 km2, qua hơn 15 năm phát triển, thành phố Cần Thơ đã tập trung khai thác quỹ đất hợp lý và có hiệu quả, Đất nông nghiệp có 115.320 ha, chiếm 81,85% diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp có 25.378 ha, chiếm 18,01% diện tích đất tự nhiên, còn lại là đất chưa sử dụng.

Đặc trưng sinh thái

Về tổng quan, thành phố Cần Thơ có mức độ đa dạng sinh học trung bình. Cần Thơ không có tài nguyên rừng tự nhiên, tỷ lệ che phủ cây xanh trên địa bàn thành phố chiếm khoảng 16,19% diện tích. Đáng lưu ý nhất là hệ sinh thái đặc trưng gồm hệ sinh thái nông nghiệp và các hệ sinh thái ngập nước tự nhiên như các cồn, cù lao (cồn Khương, cồn Sơn, Cù lao Tân Lộc, cồn Ấu, cồn Cái Khế).

Cần Thơ hiện có khu du lịch sinh thái Phù Sa là cồn nổi trên sông Hậu, tại quận Cái Răng. Khu du lịch có diện tích 30 ha, hệ sinh thái bao gồm rừng bần chua hơn 15 ha với nhiều loài động thực vật hoang dã. Bên cạnh đó, một số khu sinh thái khác như vườn cò Bằng Lăng tại quận Thốt Nốt có diện tích 22,5 ha với hơn 300.000 cá thể cò các loại; Cù lao Tân Lộc có đất đai phì nhiêu màu mỡ nhờ phù sa do nước lũ mang đến, sinh cảnh đặc trưng tại cù lao là sinh cảnh vườn gia đình, dọc hai bên bờ cù lao là lục bình, bần, các vườn mận, xoài, trên sông và một phần ba diện tích đầu cồn đã được tận dụng để phát triển các bè cá và nuôi cá công nghiệp.

Hệ sinh thái nông nghiệp: động vật chăn nuôi ít, chủ yếu là trâu, bò, lợn, gà, vịt..., hoạt động nuôi trồng thủy sản gồm khoảng 120 loài cá với gần 50 loài có giá trị kinh tế. Những loài này thường chiếm sản lượng và chất lượng cao, trong đó có nhiều loài đang là đối tượng nuôi quan trọng ở địa phương như cá 6 tra, cá leo, cá kết… Thêm vào đó, có khoảng 60 loài cây được trồng làm thức ăn và dược liệu, với lúa nước là loài cây lương thực ưu thế, các giống cây ăn trái chính là nhãn, cam, chôm chôm, bưởi, dâu, măng cụt…

Môi trường

Đối với Cần Thơ, vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất là ô nhiễm nước do các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố; hoạt động nuôi trồng thủy sản; chăn nuôi gia súc, gia cầm, chất thải từ sinh hoạt thường ngày của người dân sống ven các con sông, hệ thống kênh, rạch.

Từ kết quả quan trắc chất lượng nước mặt ô nhiễm tập trung tại thành phố Cần Thơ cho thấy nước mặt tại các kênh rạch nội ô thành phố Cần Thơ đã bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh; tuy nhiên, mức độ ô nhiễm chưa nặng và không thay đổi nhiều qua các năm. Đối với chất lượng nước ngầm, các thông số chỉ có 02/13 thông số Quan trắc vượt Quy chuẩn cho phép, cụ thể là thông số Coliform và Clorua. Thông số Coliform tại các quận huyện đều vượt Quy chuẩn cho phép, cao nhất tại huyện Vĩnh Thạnh vượt quy chuẩn quy định đến 29 lần; đối với chỉ tiêu Clorua, có 02/09 quận, huyện có giá trị vượt quy chuẩn cho phép, cụ thể huyện Vĩnh Thạnh vượt 1,6 lần và huyện Thới Lai vượt 1,2 lần.

Chất lượng môi trường không khí tại thành phố Cần Thơ nhìn chung còn tốt, hầu hết các thông số tại các điểm quan trắc đều đạt so với các quy chuẩn so sánh. Tuy nhiên, ở các điểm có mật độ giao thông cao, các công trình xây dựng thì nồng độ bụi lơ lửng, các chất gây ô nhiễm không khí như NO2, SO2 thường vượt mức cho phép vào các giờ cao điểm. Thêm vào đó, tình trạng ô nhiễm tiếng ồn cũng xảy ra gây ảnh hưởng đến khu vực dân cư và cộng đồng.

Mỗi ngày, thành phố có khoảng 650 tấn rác thải sinh hoạt được thu gom, đạt từ 85% - 90%, phần còn lại người dân tự chôn lấp hoặc đốt. Việc thu gom và xử lý chất thải rắn tại tại thành phố Cần Thơ đã và đang được cải thiện đáng kể từ khi Nhà máy đốt rác phát điện Cần Thơ tại xã Trường Xuân, huyện Thới Lai, đi vào hoạt động tháng 12/2018. Nhà máy đốt rác phát điện Cần Thơ đã xử lý được khoảng 175.000 tấn rác thải sinh hoạt của thành phố, tạo ra 53,2 triệu kWh điện. Hiện nay, nhà máy xử lý từ 400 - 430 tấn rác mỗi ngày, chiếm khoảng 70% lượng rác thải hàng ngày của Cần Thơ, giúp cải thiện hiệu quả môi trường thành phố.

CTTĐT