Điều kiện sống thích hợp của tôm ở độ ph bao nhiêu

Tóm tắt các bước chăm sóc tôm nuôi và kiểm soát dịch bệnh

Theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn, thời gian tới, ảnh hưởng của thời tiết, nhất là tình trạng nắng nóng gay gắt và xuất hiện những cơn mưa trái mùa sẽ làm cho môi trường ao nuôi biến động xấu, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và làm tôm nuôi dễ bộc phát bệnh [do tác nhân gây bệnh cơ hội tấn công] gây thiệt hại cho người dân.

Vì vậy, trong tình hình hiện nay, tùy vào điều kiện cụ thể, người nuôi cần áp dụng đồng bộ một số giải pháp về quản lý, chăm sóc ao nuôi tôm như sau:

a] Quản lý môi trường nước:

Tôm sống thích hợp trong điều kiện môi trường: pH = 7,5 – 8,5; nhiệt độ = 28 – 30 oC; Ôxy ≥ 5ppm; độ mặn = 10 – 25‰; độ kiềm = 80 – 120 ppm; H2S ≤ 0,03 ppm; NH3 ≤ 0,1 ppm; độ trong = 30 – 40 cm,… Vì vậy, hàng ngày nên đo các thông số môi trường, nhất là pH, Ôxy, nhiệt độ, độ kiềm…

Nếu ngoài ngưỡng cho phép cần tìm ra nguyên nhân để xử lý kịp thời. Luôn giữ mức nước nuôi hợp lý [không thấp hơn 1,2 m đối với ao nuôi CN-BCN và 0,5 m đối với ruộng nuôi tôm - lúa, QCCT], tránh ánh sáng chiếu xuống tận đáy và biến động nhiệt độ ngày đêm lớn dễ làm tôm bị “sốc”, là cơ hội để mầm bệnh tấn công gây hại. Khi thay nước cần chú ý đến sự chênh lệch giữa các yếu tố môi trường nước bên trong và ngoài ao nuôi.

Định kỳ 7 – 10 ngày dùng vôi nông nghiệp [CaCO3], Dolomite – CaMg[CO3]2, liều lượng 100 – 300 kg/ha nhằm ổn định chất lượng nước và bổ sung khoáng cho tôm. Sự lắng đọng lâu ngày của phù sa, phân tôm, thức ăn thừa và xác bã sinh vật làm cho đáy ao ô nhiễm, sản sinh khí độc [H2S, NH3] gây hại cho tôm. Vì vậy, cần định kỳ dùng chế phẩm sinh học, Zeolite hay các sản phẩm chứa hoạt chất Yucca nhằm mục đích hỗ trợ phân hủy chất đáy và giải phóng khí độc, tạo môi trường sạch để tôm sinh sống. * Lưu ý bổ sung men vi sinh vào ao nuôi cần ủ với mật đường và sục khí trong vòng 3-6 tiếng trước khi đánh xuống ao.

Quá trình nuôi có thể gặp trường hợp độ trong nước quá thấp hoặc quá cao. Khi độ trong quá cao [>40 cm] chứng tỏ ao thiếu dinh dưỡng, tảo kém phát triển, không có lợi cho tôm. Trường hợp này cần bổ sung dinh dưỡng bằng cách bón phân vô cơ [NPK, DAP, Urê] hoặc các chế phẩm gây màu nước có bán trên thị trường. Khi độ trong quá thấp [> Kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp

Tìm kiếm liên quan:

  • độ mặn thích hợp nuôi tôm sú
  • cách tăng độ mặn cho ao nuôi tôm
  • ảnh hưởng của độ mặn đến tôm
  • nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt
  • nâng độ mặn trong ao nuôi tôm

[kkstarratings]

Video liên quan

Chủ Đề