Digital Inclusion là gì

Martin's view

Sự phân chia kỹ thuật số - Chiếc cầu nối thu hẹp sự phân chia của Bosch

Martin Hayes President of Bosch Southeast Asia

Trong những thập kỷ qua, công nghệ số đã hỗ trợ con người vào hầu hết các khía cạnh của cuộc sống, làm cho cuộc sống trở nên thuận tiện, thoải mái và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, gần nửa dân số thế giới vẫn chưa thể tận hưởng những lợi ích của kỷ nguyên số, điều này dẫn đến sự phân chia kỹ thuật số.

Theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc vào tháng 10 năm 2019, gần một nửa dân số thế giới vẫn không thể tận hưởng lợi ích của kỷ nguyên kỹ thuật số [1]. Ở Đông Nam Á, số liệu thống kê như sau:

  • 50% tổng dân số sống ở các vùng nông thôn bị hạn chế về truy cập Internet
  • 10% dân số trưởng thành sống dưới mức nghèo khổ và không có khả năng truy cập Internet và các thiết bị kỹ thuật số
  • 5% dân số trưởng thành bị mù chữ và gặp khó khăn khi sử dụng các công cụ giao tiếp kỹ thuật số
  • 7% tổng dân số từ 65 tuổi trở lên không biết đến các công nghệ mới

Tổng cộng, ước tính có khoảng 150 triệu người trưởng thành ở Đông Nam Á hiện không biết đến kỹ thuật số, tương đương khoảng 31% dân số trưởng thành. Trong thời đại mà đại dịch toàn cầu gia tăng, sự quan trọng của kỹ thuật số được rõ ràng hơn bao giờ hết, nó cũng phơi bày và nới rộng khoảng cách giữa những người không có khả năng tiếp cận với kỹ thuật số.

Sự phân chia kỹ thuật số theo các giai đoạn và quá trình tạo dựng chiếc cầu nối

Những con số này cho thấy một khoảng cách đáng lưu tâm mà xã hội cần phải tích cực và khẩn trương hợp tác cùng nhau để thu hẹp. Nhiều nghiên cứu về sự phân chia kỹ thuật số có xu hướng phân loại sự bất bình đẳng này thành các nhiều chiều hướng để có cái nhìn rõ hơn và cách giải quyết chúng. Một ví dụ kinh điển về vấn đề này là bài báo của Jakob Nielsen [2] phân loại sự phân chia kỹ thuật số thành ba giai đoạn: kinh tế, tính khả dụng và sự trao quyền. Chính nhờ sự hiểu biết về các giai đoạn khác nhau của sự phân chia kỹ thuật số, chúng ta sẽ có được những hành động hiệu quả hơn nhằm thu hẹp chúng.

Thu hẹp khoảng cách kinh tế

Ở dạng đơn giản nhất, sự phân chia kỹ thuật số được thể hiện ở việc một cá nhân không có điều kiện tiếp cận các thiết bị kỹ thuật số, và/hoặc khả năng tài chính của họ không cho phép chi trả cho sự tiếp cận đó. Khả năng kết nối với kỹ thuật số là yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất để đưa họ tới công nghệ số hóa; do đó, cho đến nay thu hẹp khoảng cách kinh tế đòi hỏi sự quan tâm nhiều nhất . Tại Đông Nam Á, các quốc gia mới nổi đã đạt được những bước tiến lớn trong lĩnh vực này, với những cải thiện đáng kể về cơ sở hạ tầng, mang lại mức độ bao phủ và chất lượng kết nối tốt hơn. Sự phát triển kinh tế cũng góp phần rất lớn trong việc gia tăng khả năng tiếp cận với kỹ thuật số.

Tại mọi địa điểm mà Bosch hoạt động, công ty phát huy chuyên môn của mình với tư cách là công ty dẫn đầu về công nghệ, để nâng cao phát triển cơ sở hạ tầng thông qua việc chuyển giao và áp dụng công nghệ. Ngoài ra, Bosch thực hiện nhiều nỗ lực nhằm thúc đẩy các sáng kiến hỗ trợ và phát triển cộng đồng địa phương của mình.

Vào năm 2020, Bosch Thái Lan đã trao tặng 20 máy tính xách tay cho Tổ chức Hand to Hand Foundation ở Pattaya, tỉnh Chonburi, và Tổ chức Skills for Life Foundation, tỉnh Chiang Mai. Sự quyên góp này đã giúp trẻ em tiếp cận dễ dàng hơn với giáo dục trực tuyến, đặc biệt là trong thời kỳ cách ly khắc nghiệt do đại dịch covid.

Tại Việt Nam, Bosch đã có những nỗ lực xây dựng cơ sở lớp học máy tính cho Mái ấm Chùa Diệu Pháp, nơi nuôi dưỡng các trẻ em mồ côi, nhằm nâng cao trình độ học vấn và định hướng nghề nghiệp của các em thông qua các khóa học có mô-đun cụ thể, đặc biệt là về kỹ năng sử dụng máy tính và kỹ năng kỹ thuật số. Sáng kiến bắt đầu từ năm 2017, thời điểm mà Mái ấm Diệu Pháp đang cưu mang khoảng 130 trẻ em dưới 18 tuổi. Cho đến ngày nay, các cơ sở đã xây dựng vẫn đang được Bosch hỗ trợ về trang thiết bị, bảo trì và đào tạo.

Thu hẹp khoảng cách về tính khả dụng

Khoảng cách về tính khả dụng chính là ngay cả khi có khả năng tiếp cận thì sự phức tạp và khó nắm bắt khiến của công nghệ khiến cho mọi người không khai thác được các lợi ích của nó. Trong khi khoảng cách kinh tế đang dần được thu hẹp nhờ vào sự tăng trưởng tài chính của các quốc gia, việc thu hẹp khoảng cách về tính khả dụng đòi hỏi phải tăng cường trình độ học vấn và đào tạo kỹ năng số.

Bosch tận dụng Internet vạn vật [Internet of Things], các nền tảng và mạng kết nối để thu hẹp khoảng cách về trình độ kỹ thuật số trên cả môi trường nội bộ và bên ngoài. Ví dụ, trong nội bộ, các cộng sự của Bosch trên toàn thế giới có thể truy cập cổng thông tin học tập, được thiết kế để giúp việc học tập kỹ thuật số trở nên tự định hướng và có thể truy cập mọi lúc mọi nơi. Trung tâm học tập của Bosch cũng hợp tác với các nền tảng học tập bên ngoài như LinkedIn Learning và Coursera để giúp việc đào tạo có thể điều chỉnh theo nhu cầu và sở thích của các cộng sự.

Ngoài các chương trình cố vấn và huấn luyện nội bộ cho nhân viên, Bosch còn hợp tác với các đối tác bên ngoài như các trường đại học để thúc đẩy sự phát triển kỹ thuật số cho sinh viên và lực lượng lao động trong tương lai. Một ví dụ đáng chú ý về sự hợp tác như vậy là Boschs MoU với Singapore Polytechnic để cung cấp nhiều cơ hội và hỗ trợ cho sinh viên nhằm giúp họ đạt được các kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến ngành. Ngoài ra, Trung tâm Đào tạo Khu vực Bosch Rexroth, vừa khai trương năm ngoái tại Singapore, là một phần trong những nỗ lực của công ty nhằm thúc đẩy nhu cầu công nghiệp và nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động có tay nghề về công nghệ mới, đặc biệt là trong các lĩnh vực của Công nghiệp 4.0.

Tại Thái Lan, Bosch giới thiệu Ngôi nhà Sáng tạo Bosch [BIH] tại Công viên Khoa học Phía Bắc của Đại học Chiang Mai [NSP]. BIH là nơi Bosch trưng bày các công nghệ nổi bật của mình theo cách hấp dẫn, với mục đích thúc đẩy các cơ hội kinh doanh cũng như tăng cường chuyển giao kiến thức, áp dụng công nghệ và văn hóa đổi mới giữa những người sáng tạo, người cải tiến và doanh nhân.

Thu hẹp khoảng cách về trao quyền

Tuy nhiên, ngay cả khi có khả năng tiếp cận tốt hơn và biết cách cải tiến các công cụ kỹ thuật số thì vẫn tồn tại rào cản khi tham gia vào quá trình số hóa. Rào cản này đã tạo ra giai đoạn cuối cùng của bất bình đẳng số gọi là khoảng cách trao quyền. Quá trình xây dựng cầu nối cho khoảng cách này phụ thuộc rất nhiều vào việc nâng cao nhận thức về các cơ hội kỹ thuật số và sự cởi mở về công nghệ.

Với sứ mệnh Sáng chế cho Cuộc sống, Bosch đang nổ lực thực hiện sứ mệnh của mình thông qua việc tạo ra sản phẩm và các giải pháp. Công ty có cách tiếp cận khôn ngoan để biến công nghệ trở nên toàn diện cho tất cả mọi người. Một vài ví dụ về các giải pháp của Bosch giúp cuộc sống trở nên dễ dàng hơn nhằm hiện đại hóa xã hội bao gồm:

  • Dự án BIMA giải quyết hiện tượng mất điện ở các vùng nông thôn của Đông Nam Á bằng hệ thống lưới vi mô thông minh;
  • Giải pháp Milkyway cung cấp sữa mẹ dùng ngay từ những bà mẹ đang đi làm cho trẻ sơ sinh tại nhà, sử dụng hộp thông minh trang bị cảm biến do Bosch phát triển;
  • eStroller, xe đẩy trẻ em sử dụng mô tơ và cảm biến kép của Bosch để giảm lực chở và ngăn xe chạy theo hướng không mong muốn;
  • Vivalytics, bộ kit xét nghiệm nhanh Covid-19, cho kết quả dưới 2,5 giờ để chẩn đoán các trường hợp nhiễm coronavirus và lên tới 10 bệnh khác.

Để tăng cường sự tham gia vào các sáng kiến số và công nghệ mới, Bosch cũng tập trung vào việc cải thiện tính mở của công nghệ thông qua hợp tác với các công ty cùng chí hướng để chuyển giao kiến thức và thúc đẩy tăng trưởng. Để đạt được hiệu quả này, công ty đã tung ra các nền tảng như AIoT User Group cho phép những người sử dụng AI và IoT chia sẻ những thách thức và bài học kinh nghiệm. Thông qua sự tham gia và cộng tác, các cá nhân và nhóm được khích lệ để cùng xây dựng và mở rộng nền tảng AIoT trong tương lai.

  • [1] Roland Berger - Bridging the digital divide | Improving digital inclusion in Southeast Asia
  • [2] Jakob Nielsen - //www.nngroup.com/articles/digital-divide-the-three-stages/

As difficult as the bridge building process might seem, the benefits from a digitally inclusive society will be that much rewarding.

Martin Hayes President of Bosch Southeast Asia

Tiến tới một thế giới kỹ thuật số toàn diện

Không thể phủ nhận rằng các kỹ năng và năng lực kỹ thuật số là không thể thiếu trong việc giúp cho cuộc sống trở nên thuận tiện hơn - có thể là từ quan điểm xã hội hoặc kinh tế. Bosch đang thực hiện sứ mệnh của mình đó là hỗ trợ cho sự hòa nhập số để không ai bị bỏ lại trong quá trình kỹ thuật số hóa. Tuy quá trình này có vẻ khó khăn nhưng những lợi ích mang lại từ xã hội số toàn diện sẽ vô cùng xứng đáng.

Câu hỏi chung về Bosch

Corporate Communications

Điện thoại
[84 28] 6258 3690
Email

Gửi tin nhắn tới chúng tôi

Phiếu liên hệ
Tìm hiểu thêm về Tập đoàn Bosch
thêm thông tin

More news

Video liên quan

Chủ Đề