Đom đóm thường xuất hiện ở đâu

Nhìn từ trên xuống, phần đầu của đom đóm được bảo vệ bởi một bộ phận có hình giống chiếc khiên.

Ai chưa từng đuổi theo một con đom đóm đang nhấp nháy vào một đêm mùa hè ấm áp? Khi còn nhỏ, tôi thường bắt chúng bỏ vào lọ thủy tinh để nhìn chúng phát sáng, đồng thời thu hút côn trùng khác.

Thật không may, “người bạn” thời thơ ấu này dường như đã biến mất do mất môi trường sống và sự can thiệp của đèn nhân tạo.

Đom đóm là một loài bọ cánh cứng có thể phát sáng, thuộc họ Lympyridae. Cùng Việt Thành Pest-Control tìm hiểu đặc điểm, tập tính, phân bố, sinh sản, vòng đời phát triển của đom đóm.

Đom đóm thường có màu đen hoặc nâu với cơ thể dài.

Nếu bạn cầm chúng, bạn sẽ cảm thấy chúng hơi mềm, không giống như các loại bọ cánh cứng khác. Giữ một cách nhẹ nhàng vì chúng khá dễ tổn thương. Khi quan sát từ trên xuống, đom đóm dường như che giấu cái đầu của chúng bởi một phần lớn y hệt như chiếc khiên. Đây là dấu hiệu đặc trưng của họ đom đóm.

Nếu nhìn từ dưới lên, bạn sẽ thấy được phần bụng đầu tiên rất liền mạch [không bị phân chia bởi chân sau như các loài bọ cánh cứng khác]. Hầu hết, đom đóm có 2 hoặc 3 phân đoạn bụng trông khá khác biệt so với những loài khác. Những phân đoạn này được biến đổi để tạo thành các cơ quan phát sáng.

Ấu trùng đom đóm sống ở nơi ẩm ướt, tối tăm như trong đất, dưới vỏ cây và thậm chí trong khu vực đầm lầy. Giống như đom đóm trưởng thành, ấu trùng có thể phát sáng. Thực tế, đom đóm phát sáng trong tất cả các giai đoạn sống trong chu kỳ của nó.

  • Giới – Động vật [Animalia]
  • Ngành – Động vật chân khớp [Arthropoda]
  • Lớp – Côn trùng [Insecta]
  • Bộ – Bộ cánh cứng [Coleoptera]
  • Họ – Đom đóm [Lampyridae]

Hầu hết đom đóm trưởng thành không ăn gì. Ấu trùng đom đóm sống trong đất, ăn ốc sên, giòi, sâu cắt lá và những loài sống trong đất khác. Chúng tiêm vào con mồi một chất enzyme tiêu hóa làm tê liệt và phá vỡ các cơ của nạn nhân, sau đó chúng bắt đầu tiêu thụ con mồi. Một số loài đom đóm ăn con mạt hoặc phấn hoa.

Đom đóm thường đẻ trứng trong đất ẩm. Trứng nở trong vài tuần, ấu trùng xuất hiện và bắt đầu ăn, phát triển cho đến khi ngủ đông vào mùa đông. Đom đóm có thể duy trì giai đoạn ấu trùng trong vài năm trước khi hóa nhộng vào mùa xuân. Trong khoảng 10 ngày đến một vài tuần, con trưởng thành nhô ra từ nhộng. Con trưởng thành chỉ sống đủ lâu để sinh sản.

Đom đóm được biết đến với đặc điểm tuyệt vời của chúng – phát sáng. Đom đóm đực phát ra ánh sáng để thu hút sự chú ý của con cái đang ẩn nấp trong cỏ. Con cái thể hiện sự quan tâm bằng cách phát sáng lại, hỗ trợ con đực tìm đến nó trong bóng tối.

Một số con cái sử dụng hành vi này cho những kế hoạch nham hiểm hơn. Chúng cố tình bắt chước số lần phát sáng của loài đom đóm khác, thu hút con đực của loài khác đến với nó. Nó sẽ ăn ngay lập tức khi con đực tiến gần. Đom đóm đực rất giàu các hóa chất phòng thủ, con cái sẽ tiêu thụ và sử dụng chúng để bảo vệ trứng của nó.

Nhưng hầu hết con cái sẽ không ăn thịt con đực đồng loại. Thực tế, sau khi con cái trưởng thành được một vài ngày, chúng nấp trong bụi cỏ để chờ con đực đến giao phối, thậm chí còn không quan tâm đến việc phát triển của đôi cánh. Đom đóm cái có thể trông giống ấu trùng nhưng có đôi mắt hợp chất.

Nhiều loài đom đóm sử dụng hóa chất phòng thủ để ngăn cản kẻ săn mồi, như nhện nhảy hoạc chim chóc.

Những steroids này, gọi là lucibufagins, khiến cho kẻ săn mồi nôn mửa, một trải nghiệm khó quên cho các loài ăn thịt khi bắt gặp con đom đóm ở những lần tiếp theo.

Đom đóm sống ở cả vùng khí hậu nhiệt đới và ôn đới trên khắp thế giới. Có khoảng 2000 loài trong họ đom đóm được biết đến trên toàn cầu.

Hi vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thôn tin thú vị.

Dịch vụ diệt côn trùng Việt Thành

 

Video liên quan

Chủ Đề