Cổ phiếu hvh vì sao giảm hơn 50

CTCP Đầu tư và Công nghệ HVC [mã chứng khoán HVH] vừa công bố thông tin về việc mua cổ phiếu quỹ.

Theo đó HVC đăng ký mua 500.000 cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ. Thời gian thực hiện dự kiến từ 20/11 đến 19/12/2019. Giá mua theo diễn biến thị trường và theo nguyên tắc xác định giá đã được thông qua trước đó.

Nguồn vốn mua vào lấy từ lợi nhuận lũy kế chưa phân phối đến cuối năm 2018 của công ty.

HVC là doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực tổng thầu khu vui chơi giải trí và tổng thầu M&E. HVC đưa 20 triệu cổ phiếu HVH lên niêm yết trên HoSE từ 30/11/2018 với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 15.600 đồng/cổ phiếu. Từ đó đến nay công ty chưa tiến hành tăng vốn điều lệ.

Ngay khi lên sàn, HVH đã có 5 phiên tăng trần liên tiếp, đẩy giá lên 25.550 đồng/cổ phiếu, rồi sau đó chững lại, giảm sàn 2 phiên và đưa giá về mức 20.100 đồng/cổ phiếu. Sau đó là chuỗi phiên tăng nhẹ, HVH đạt đỉnh ở mức 27.900 đồng/cổ phiếu vào phiên giao dịch ngày 22/7/2019.

Tuy nhiên chỉ hơn 1 tháng sau ngày đạt đỉnh, HVH đã rơi vào chuỗi lao dốc, và hiện đang giữ mức giá 18.400 đồng/cổ phiếu – vùng đáy của khoảng 1 năm trở lại đây.

Diễn biến giá cổ phiếu HVH từ khi lên sàn.

HVC Group điều chỉnh tăng gấp đôi kế hoạch lợi nhuận năm 2018 vào phút cuối

CTCP Đầu tư vàCông nghệ HVC[mã chứng khoán HVH] vừa thông báo về việc Chủ tịch HĐQT cùng 2 vị Phó Chủ tịch đã hoàn thành giao dịch mua tổng cộng 11,66 triệu cổ phiếuHVH.

Cụ thể, trước đó, 3 vị lãnh đạo này đã đăng ký mua số cổ phiếu trên từ ngày 10-31/03 theo phương thức thực hiện quyền mua cổ phiếu của cổ đông hiện hữu và mua cổ phiếu lẻ và dôi dư trong đợt chào bán ra công chúng 15 triệu cổ phiếu của Công ty hồi tháng 1/2021.

Sau giao dịch, Chủ tịch HĐQTHVH– ông Trần Hữu Đông đã nâng tỷ lệ sở hữu tại Công ty từ 23,3% [5,1 triệu cp] lên 28,97% [10,7 triệu cp].

Hai vị Phó Chủ tịch gồm ông Đỗ Huy Cường [kiêm Tổng Giám đốc] và ông Lê Văn Cường [kiêm Phó Tổng Giám đốc] cũng lần lượt tăng số cổ phiếu nắm giữ tạiHVHlên 6,9 triệu cổ phiếu [tương ứng tỷ lệ 18,7%] và 3,9 triệu cổ phiếu [tương ứng 10,6% vốn điều lệ].

Trước đó vào đầu tháng 3 vừa qua, ông Trương Thanh Hùng – Phó Tổng giám đốc HVH và Thành viên Ban Kiểm soát – bà Đào Thị Dung đã bán ra tổng cộng hơn 1 triệuHVHđang nắm giữ. Đến nay, ông Hùng chỉ còn nắm 174 cổ phiếu và bà Dung chỉ còn nắm 20.000 cổ phiếu [0.09%].

Trên thị trường, sau đà giảm chung hồi đầu tháng 2/2021, cổ phiếu HVH đã tăng 22,4% trong vòng chưa đầy 2 tháng, hiện đang giao dịch tại mức 10.500 đồng/cp [giá đóng cửa ngày 22/3].

HVH đặt kế hoạch lãi sau thuế 2021 tăng 57%

CTCP Đầu tư và Công nghệ HVC [HOSE: HVH] đặt kế hoạch 2021 với doanh thu 466 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 37 tỷ đồng, lần lượt tăng 15% và 57% so với kết quả năm trước. Cổ tức dự kiến ở mức 10%/vốn điều lệ.

Năm 2021, Công ty sẽ ghi nhận doanh số HVH đã ký của hợp đồng năm 2019, năm 2020 được chuyển tiếp sang là 170 tỷ đồng. Ngoài phần doanh số của năm 2020 chuyển sang, Công ty đang đàm phán nhiều dự án thầu cơ điện M&E và công viên nước...

Đồng thời, đến tháng 6/2021, HVH cho biết đã ký tiếp doanh số xấp xỉ 200 tỷ đồng với một số nhà đầu tư.

Kết thúc quý 1/2021, doanh thu của Công ty đạt 80 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 4 tỷ đồng, giảm lần lượt 12% và 19% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, sau 3 tháng đầu năm, HVH chỉ mới thực hiện được 17% chỉ tiêu doanh thu và 11% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế.

Quay về tình hình kinh doanh năm 2020, Công ty đạt doanh thu thuần 405 tỷ đồng và lãi ròng gần 24 tỷ đồng, lần lượt giảm 23% và 49% so với năm 2019.

Trong năm 2020, Công ty đã hoàn thành và bàn giao nhiều công viên nước cho chủ đầu tư như công viên nước Thanh Long [An Giang], công viên nước Mikazuki Đà Nẵng, công viên nước Vinpearl Land Phú Quốc mở rộng.

Trên sàn, giá cổ phiếu của HVH đang giao dịch ở mức 9,490 đồng/cp [kết phiên 09/07], tăng 9% qua 1 năm trở lại đây, khối lượng giao dịch bình quân gần 335 ngàn cp/phiên.

Việt Phương

FILI

TPO - Áp lực bán gia tăng trong phiên chiều nới rộng đà giảm của thị trường, 55 cổ phiếu trên HoSE giảm hết biên độ và gần 300 mã giảm giá. Hàng loạt bluechips trắng bên mua, VN-Index giảm hơn 55 điểm, xuống còn 1.243 điểm.

Trở lại sau giờ nghỉ trưa, diễn biến giao dịch của thị trường có phần xấu hơn khi các mã vốn hoá lớn bị bán tháo ồ ạt, gây áp lực mạnh lên chỉ số. Nếu tạm đóng phiên sáng HoSE chỉ có 8 mã giảm sàn, thì sang phiên chiều con số này có thời điểm tăng gần gấp 10. Kết phiên, toàn sàn có 346 mã giảm áp đảo 50 mã tăng. Trong đó, 65 mã giảm sàn, nhiều cổ phiếu trắng bên mua.

Kết phiên, HoSE có 65 mã giảm sàn, nhiều cổ phiếu trắng bên mua

VCB, VHM, TCB, BID, VPB, VIC, CTG, GVR, GAS tiếp tục là những mà ảnh hưởng tiêu cực nhất đến chỉ số, “thổi bay” 31 điểm của VN-Index. Cổ phiếu ngân hàng nới rộng đà giảm trong phiên chiều, giảm ít nhất từ 3%. CTG, LPB, VIB, MSB TCB, TPB giảm sàn, một số mã trắng bên mua trong khi nhà đầu tư vẫn đặt bán giá sàn để “thoát hàng”.

Xu hướng này cũng diễn ra tương tự ở nhóm chứng khoán: AGR, CTS, VCI, HCM, VDS, APG, FTS, PSI, MBS giảm sàn. TVB là mã duy nhất ngược chiều thị trường, tăng 3,5%, còn lại toàn bộ cổ phiếu chứng khoán giảm mạnh trê 5%.

Ở nhóm ngành thép, POM, NKG, TLH, NSH cũng giảm sàn. HPG giảm 5,2% xuống còn 44.300 đồng/ cổ phiếu. HSG giảm sát giá sàn, còn 33.100 đồng/ cổ phiếu.

Rổ VN30 chỉ có duy nhất KDH tăng 0,9%, còn lại chìm trong sắc đỏ. MSN cũng không thể duy trì trạng thái tăng như phiên sáng, đóng cửa giảm 0,9%. VN30-Index mất 63 điểm, giảm còn 1.374 điểm.

Nhóm cổ phiếu thị trường cũng chịu chung xu hướng giảm, toàn bộ “họ” FLC lại nằm sàn. DLG, HNG, LSS, LDG, HVH cũng giảm hết biên độ.

Ở chiều ngược lại, 50 mã giữ sắc xanh hiếm hoi trên HoSE không có nhiều biến động trong phiên sáng. Đáng chú ý, thị trường có thêm một số cổ phiếu y tế tăng trần như JVC, DBT, VMD, VPS.

Kết phiên, VN-Index giảm 55,8 điểm tương ứng 4,29% xuống còn 1.243,51 điểm. Sau khi xuyên thủng mốc hỗ trợ 1.260 điểm, nhiều ý kiến lo ngại VN-Index chưa thoát khỏi xu hướng giảm, và sẽ tìm về vùng hỗ trợ sâu hơn. Như vậy, đà giảm của thị trường đã cuốn bay thành quả suốt 2 tháng qua, đẩy chỉ số về vùng điểm tương đương hồi giữa tháng 5/2021.

HNX-Index giảm 5,1%, thủng mốc 300 điểm, xuống còn 292,06 điểm. UPCoM-Index giảm 3,21% xuống 82,59 điểm. Thanh khoản HoSE có sự cải thiện đáng kể, giá trị khớp lệnh đạt 20.047 điểm, nhưng thị trường nghiêng về bên bán. Khối ngoại bán ròng 112 tỷ đồng, danh mục không thay điều nhiều so với phiên sáng, tập trung vào KDH, MSN, HIG, HCM, CTG, VCB, GVR…

Việt Linh

TPO - Bảng giá chứng khoán chìm trong sắc đỏ hoặc la liệt nằm sàn. Trên 3 sàn, 944 cổ phiếu giảm giá, hơn 360 cổ phiếu lao dốc hết biên độ. Dù đây chưa phải phiên chỉ số lao dốc mạnh nhất từ trước đến nay, nhưng việc lượng lớn cổ phiếu nằm sàn la liệt cũng khiến nhà đầu tư hoang mang tột độ.

Sang phiên chiều, sự tiêu cực trên thị trường ngày càng lan tỏa. Từ cổ phiếu lớn VN30 đến các mã nhỏ, vừa, sắc đỏ bao trùm rộng khắp. Không nhóm ngành nào đi ngược được thị trường, sự so sánh chỉ thể hiện ở việc nhóm nào có ít cổ phiếu nằm sàn hơn. Tại rổ VN30, toàn bộ 30 cổ phiếu giảm giá, và có tới 13 mã giảm sàn. Dù một số cổ phiếu như VNM, VCB của VN30 có thời điểm thay nhau giữ được sắc xanh, tuy nhiên, về cuối phiên đều không trụ được trước áp lực bán mạnh.

Những nhóm có sức ảnh hưởng lớn tới chỉ số, thanh khoản cao như ngân hàng, bất động sản, chứng khoán cũng ghi nhận cổ phiếu nằm sàn la liệt. Ở nhóm ngân hàng: LPB, CTG, BID, MSB, VPB, STB, TCB, OCB, PGB giảm sàn. Chỉ duy nhất NVB giữ được sắc xanh, tăng 2,4%. Còn lại 26/27 mã ngân hàng giảm giá. Mức giá phổ biến trên 4%, nhiều mã tiệm cận giá sàn.

Ở nhóm bất động sản, số cổ phiếu nằm sàn “khổng lồ”, liệt kê hết có thể tốn vài dòng. LDG, DIG, DRH, IDI, IJC, TCH, CII, ASM, DXG, KDH, NBB, ITA, LHG, DXS, SCR, NTL, NLG, BCM, HDG, CEO… Cổ phiếu thị giá cao nhất trước kia là L14, sau chuỗi lao dốc, nay đóng cửa còn 138.300 đồng/cổ phiếu.

Tại nhóm chứng khoán, số cổ phiếu nằm sàn hoàn toàn áp đảo. Chỉ có 4 mã là VFS, EVS, IVS, SBS ở sắc đỏ, còn lại tất cả bị kéo về xanh lơ.

Kinh khủng hơn, nhóm xây dựng, gần như toàn bộ cổ phiếu giảm sàn: CTD, EVG, FCN, ACC, HVH, VCG, HBC, HTN.

Tình trạng mã giảm sàn lấn át danh mục cũng diễn ra ở các nhóm xăng dầu, thép, cao su, khu công nghiệp, phân bón, bán lẻ…

Thanh khoản tăng mạnh khi lực bán dâng cao. Giá trị khớp lệnh trên hoSE tăng hơn 20% so với phiên trước, đạt 17.143 tỷ đồng. Về phân bổ thanh khoản, giá trị giao dịch ở nhóm giảm giá đạt 17.066 tỷ đồng, lấn át hoàn toàn phía tăng chỉ vỏn vẹn 38,8 tỷ đồng.

Điểm sáng hiếm hoi trong phiên hôm nay là khối ngoại quay lại mua ròng. Nước ngoài mua ròng gần 575 tỷ đồng trong ngày chứng khoán lao dốc, tập trung vào VHM, HPG, GMD, VRE, DGC, NVL, SSI, DPM, NLG…

Kết phiên, VN-Index giảm 59,64 điểm [-4,49 %] xuống 1.269,62 điểm. HNX-Index giảm 20,07 điểm [-5,84%] xuống 323,39 điểm. UPCoM-Index giảm 5,38 điểm [-5,28%] xuống 96,5 điểm.

Chỉ số chứng khoán Việt Nam đang giữ vị trí giảm mạnh nhất thế giới. VN100-Index [đại diện 100 mã cổ phiếu có giá trị vốn hóa, khả năng thanh khoản và tỷ lệ tự do chuyển nhượng hàng đầu] giảm 4,61%, là chỉ số chứng khoán giảm mạnh nhất hiện nay. Ở vị trí thứ 3, VN30-Index giảm 4,31%.

Thống kê: investing.com

Bị bán tháo ngay phiên sáng đầu tuần, chứng khoán thủng mốc 1.300 điểm

Việt Linh

Video liên quan

Chủ Đề