Động vật đẳng nhiệt điều hòa thân nhiệt (khi trời lạnh như thế nào)

Trình bày cơ chế điều hòa thân nhiệt trong các trường hợp : Trời nóng, trời oi bức và khi trời rét

Câu 1: Trang 106 - sgk Sinh học 8

Trình bày cơ chế điều hòa thân nhiệt trong các trường hợp : Trời nóng, trời oi bức và khi trời rét.

Bài làm:

Câu hỏi :Thế nào là động vật hằng nhiệt, biến nhiệt. Cho ví dụ

Lời giải:

* Khái niệmđộng vật hằng nhiệt:

là động vật có nhiệt độcủacơ thểluôn ổn định không phụ thuộc vàonhiệt độcủa môi trường.

Ví dụ:Nhóm này gồmcác động vật có tổ chức cao nhưchim, thú và con người [chim,voi, gấu,con người….]

* Khái niệmđộng vậtbiến nhiệt:

Là động vật có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.

Ví dụ:Các động vật biến nhiệt bao gồm các loại động vật có xương sống nhưcá,động vật lưỡng cư,động vật bò sát, cũng như số động cácđộng vật không xương sống: ếch, cóc, cá chép……

ảnh

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơnvề động vật hằng nhiệt và biến nhiệt nhé:

* Đặc điểm của Động vật hằng nhiệt:

Chúng có khả năng điều chỉnhnhiệtđể duy trì một thânnhiệtnội tại ổn định, không phụ thuộc vào ảnh hưởng từ bên ngoài.Nhiệtđộ này thường [nhưng không phải luôn luôn] cao hơn so vớinhiệtđộcủamôi trường xung quanh.

- Là các loài động vật có thân nhiệt ổn định, độc lập với sự biến đổi của nhiệt độ môi trường.

- Sự thích nghi về nhiệt độ của động vật hằng nhiệt tuân theo quy tắc về kích thước cơ thể [quy tắc Becman] và quy tắc về diện tích bề mặt cơ thể [quy tắc Anlen].

Theo các quy tắc trên thì Sinh vật hằng nhiệt sống ở vùng nhiệt đới có tỉ lệ S/V lớn và ngược lại sinh vật sống ở vùng ôn đới tỉ lệ S/V nhỏ.

- Động vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường vì:

+ Động vật hằng nhiệt có khả nãng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ môi trường ngoài.

+ Cơ thế Động vật hằng nhiệt đã phát triển cơ chế điều hòa nhiệt và xuất hiện trung tâm điều hòa nhiệt ở bộ não.

+ Động vật hằng nhiệt điều chỉnh nhiệt độ cơ thể hiệu quả bằng nhiều cách như chống mất nhiệt qua lớp lông, da hoặc lớp mỡ dưới da hoặc điều chỉnh mao mạch gần dưới da. Khi cơ thể cần tỏa nhiệt, mạch máu dưới da dãn ra, tàng cường thoát hơi nước và phát tán nhiệt..

Vì thế ĐV hằng nhiệt có Ưu điểm là: có khả năng duy trì thân nhiệt bằng cách bỏ ra 1 lượng năng lượng khá lớn để vận hành các hệ thống có chức năng như 1 máy điều hòa, đổi lại thân nhiệt luôn được duy trì ở giá trị tối ưu để các quá trình trong cơ thể diễn ra thuận lợi. VD: trời nóng thì toát mồ hôi, trời lạnh thì run [run để cơ hoạt động ->sinh nhiệt], ...

- Đối với động vật hằng nhiệt, khi nhiệt độ môi trường xuống thấp [trời rét], do thân nhiệt cao hơn nhiều so với nhiệt độ môi trường nên động vật mất rất nhiều nhiệt vào môi trường xung quanh. Để bù lại số lượng nhiệt đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định, cơ chế chống lạnh được tăng cường, quá trình chuyển hoá ở tế bào tăng lên, các chất bị ôxi hoá nhiều hơn. Nếu không được ăn đầy đủ để bù lại các chất đã bị ôxi hoá [tăng khẩu phần ăn so với ngày bình thường] động vật sẽ bị sút cân và dễ mắc bệnh, thậm chí có thể chết. Tuy nhiên, vào những ngày trời rét, nếu được ăn uống đầy đủ, động vật sẽ tăng cân do cơ thể tăng cường chuyển hoá và tích luỹ các chất dự trữ để chống rét.

* Đặc điểm của Động vật biến nhiệt:

- Là các loài động vật có thân nhiệt biến đổi theo nhiệt độ môi trường.

- Để hoàn thành một giai đoạn sống động vật biến nhiệt cần tích đủ một lượng nhiệt gọi là tổng nhiệt hữu hiệu [S] được tính theo công thức:S = [T-C].D

[Trong đó: T : nhiệt độ môi trường; C: nhiệt độ ngưỡng phát triển; C là hằng số đặc trưng cho loài; D là số ngày hoàn thành giai đoạn sống].

- Đối với động vật biến nhiệt, nhiệt độ xuống thấp [trời rét] làm thân nhiệt của động vật giảm theo. Khi đó, các quá trình chuyển hoá trong cơ thể giảm, thậm chí bị rối loạn; các hoạt động sống của động vật như sinh sản, kiếm ăn... giảm. Vì thế, quá trình sinh trưởng và phát triển chậm lại.

- Các đặc điểm thích nghi của động vật biến nhiệt

  • Một số thích nghi là tập tính. Thằn lằn và rắn nằm phơi nắng vào sáng sớm hay chiều tối, nhưng tìm nơi trú ẩn vào khoảng thời gian gần giữa trưa.
  • Các tổ mối thường có hướng bắc-nam sao cho chúng hấp thụ càng nhiều nhiệt càng tốt vào lúc bình minh và hoàng hôn và lượng nhiệt tối thiểu vào khoảng thời gian gần giữa trưa.
  • Các loài cá ngừ có khả năng giữ ấm toàn bộ cơ thể chúng thông qua cơ chế trao đổi nhiệt gọi làlưới vi mạch[rete mirabile], giúp giữ nhiệt bên trong cơ thể và giảm thiểu mất nhiệt quamang. Chúng cũng có các cơ bơi gần về phía trung tâm cơ thể thay vì gần bề mặt cơ thể, và điều này cũng giảm thiểu mất nhiệt.
  • Động vật cự nhiệtnghĩa là áp dụng chiến thuật có tỷ lệ diện tích bề mặt so với thể tích nhỏ hơn để giảm thiểu mất nhiệt, và điều này được ghi nhận ở một số nhóm động vật nhưcá mập trắng lớnhay các loàirùa biển.

- Trong hai nhómsinh vật hằng nhiệtvàsinh vậtbiếnnhiệtthì nhómsinh vật hằng nhiệt cókhả năng chịu đựng cao với sự thay đổinhiệt độcủa môi trường hơn.

Các sinh vật biến nhiệt và hằng nhiệt.

Nhóm sinh vật

Tên sinh vật

Môi trường sống

Sinh vật biến nhiệtNước, ao, hồ
ẾchAo hồ, ruộng lúa, núi
Rắn Ao hồ, ruộng lúa, núi
Sinh vật hằng nhiệtChimCây
VoiRừng
Gấu Bắc CựcHang
ChóNhà

Giải Bài Tập Sinh Học 8 – Bài 33: Thân nhiệt giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 8

  • Giải Sinh Học Lớp 8 [Ngắn Gọn]

  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 8

  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 8

  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 8

– Người ta đo thân nhiệt như thế nào và để làm gì ?

– Nhiệt độ cơ thể ở người khỏe mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh là bao nhiêu và thay đổi như thế nào ?

Trả lời:

– Người ta đo thân nhiệt bằng cách sử dụng nhiệt kế: ngậm ở miệng, kẹp ở nách, bấm ở tai,…

– Đo thân nhiệt để kiểm tra sức khỏe của con người.

– Con người là động vật hằng nhiệt nên nhiệt độ của cơ thể ít bị tác động bởi môi trường. Ở người bình thường, thân nhiệt ở mức 37 độ và dao động không quá 0,5 độ.

– Mọi hoạt động sống của cơ thể đều sinh nhiệt. Vậy nhiệt do hoạt động của cơ thể sinh ra đã đi đâu và để làm gì?

– Khi lao động nặng, cơ thể người có những phương thức tỏa nhiệt nào?

– Vì sao khi vào mùa hè, da người ta hồng hào, còn mùa đông, nhất là khi trời rét, da thường tái và sởn gai ốc

– Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió, cơ thể ta có những phản ứng gì và có cảm giác như thế nào?

– Từ những ý kiến trên hãy rút ra kết luận về vai trò của da trong sự điều hòa thân nhiệt.

Trả lời:

– Nhiệt do hoạt động của cơ thể tạo ra được máu phân phối khắp cơ thể và tỏa ra môi trường đảm bảo cho thân nhiệt ổn định.

– Khi lao động nặng, cơ thể tỏa nhiệt qua hơi nước ở hoạt động hô hấp, tỏa nhiệt qua da và sự bốc hơi qua ra mồ hôi.

– Mùa hè, da dẻ hồng hào vì mao mạch ở da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều, tạo điều kiện cho cơ thể tăng cường tỏa nhiệt.

– Mùa đông, mao mạch co lại, lưu lượng máu qua da ít nên da tím tái. Sởn gai ốc là do co chân lông → giảm thiểu sự tỏa nhiệt qua da, giữ ấm cho cơ thể.

– Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió, cơ thể phản ứng bằng cách chảy mồ hôi, nhưng mồ hôi không bay hơi được dẫn đến cảm giác bức bối, khó chịu, mệt mỏi.

– Kết luận: Da là cơ quan có vai trò quan trọng nhất trong quá trình điều hòa thân nhiệt. Da có khả năng giúp cơ thể tỏa nhiệt khi trời nóng hoặc lao động nặng; có khả năng giúp cơ thể giữ nhiệt khi trời lạnh.

– Chế độ ăn uống vào mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào?

– Vào mùa hè, ta cần làm gì để chống nóng?

– Để chống rét, ta cần làm gì?

– Vì sao nói: rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng, lạnh?

– Việc xây nhà, công sở,.. cần lưu ý những yếu tố nào để góp phần chống nóng, lạnh?

– Trồng cây xanh có phải là biện pháp chống nóng không? Tại sao?

Trả lời:

– Chế độ ăn uống vào mùa hè cần chú ý bổ sung nước, vitamin, ăn rau và ăn nhiều hoa quả.

– Mùa đông cần ăn các thức ăn nóng, bổ sung nhiều năng lượng cho cơ thể.

– Để chống nóng ta nên đội mũ, mặc áo chống nắng, sử dụng quạt và điều hòa hợp lý, rèn luyện thân thể..

– Để chống rét ta nên mặc quần áo nhiều lớp, sử dụng quạt sưởi, chăn,…

– Rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng vì nó giúp cơ thể tăng sức chịu đựng và thích ứng được với điều kiên khắc nghiệt của môi trường.

– Việc xây nhà, công sở,.. nên chú ý đến hướng làm nhà để tránh ánh nắng chiếu trực tiếp và tránh gió mùa. Có thể sử dụng các tấm thạch cao cách nhiệt,…

– Trồng cây xanh là một biện pháp chống nóng vì tạo bóng mát, giúp không khí trong lành hơn.

Lời giải:

Các trường hợp Cơ chế điều hòa
Trời oi bức – Mồ hôi tiết nhiều, mang theo nhiệt ra khỏi cơ thể
Trời rét – Mao mạch co lại, lưu lượng máu qua da ít, làm giảm sự tỏa nhiệt qua da
Trời nóng – Mao mạch da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều tạo điều kiện cho da truyền nhiệt ra ngoài môi trường.

  – “Trời nóng chóng khát, trời rét chóng đói”.

  – “Rét run cầm cập”.

Lời giải:

   – Khi trời nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao, độ ẩm không khí thấp, cơ thể thực hiện cơ chế tiết nhiều mồ hôi, làm giảm nhiệt của cơ thể. Điều đó giải thích vì sao: Trời nóng chóng khát.

   – Khi trời rét, cơ thể tăng cường quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng để tăng sinh nhiệt cho cơ thể. Điều đó giải thích vì sao: Trời rét chóng đói.

   – Khi trời quá lạnh, các cơ co dãn liên tục gây phản xạ run để tăng sinh nhiệt.

Lời giải:

   1. Đi nắng cần đội mũ nón

   2. Không chơi thể thao ngoài trời nắng và nhiệt độ không khí cao

   3. Trời nóng, sau khi lao động nặng hoặc đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh

   4. Khi trời nóng không nên lao động nặng.

   5. Trời rét cần giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, chân ; không ngồi nơi hút gió.

   6. Không nên chơi thể thao vào những ngày trời rét.

   7. Rèn luyện thể dục thể thao hợp lí để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.

   8. Trồng cây xanh tạo bóng mát ở trường học và khu dân cư.

Video liên quan

Chủ Đề