Đức ông tu đạt tôn giả là ai

Đức Ông tên là Cấp Cô Độc, còn gọi Tu Đạt, là người nước Xá Vệ. Ông hâm mộ đạo Phật, nên bỏ tiền mua vườn đất để xây dựng tịnh xá tu thiền. Lại thỉnh mời Phật Thích Ca cùng chư tăng về giáo hóa cho chúng sinh. Bởi ông là người có công xây dựng chùa, trông nom chùa nên dân gian khi lập chùa thờ Phật đều tạc tượng ông để thò, lại coi ông là người quản lý chùa cảnh. Nên khi vào chùa lễ Phật, mọi người đều lễ ban Đức Ông, như để báo cáo và mong Đức Ông đại xá cho những lỗi lầm.

Văn khấn Đức Ông

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Kính lạy Đức Ông Tu Đạt tôn giả, Thập bát Long thần Già Lam chân tể.

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tín chủ là… đồng gia quyến ngụ tại…

Kính lạy Đức Ông, gia quyến chúng con, thành tâm kính lễ, hương hoa vật phẩm, gọi chút lòng thành, mong ngài soi xét.

Trộm nghĩ: Chúng con sinh nơi trần tục,

Tránh sao được sự lỗi lầm.

Trước Phật đường sám hối ăn năn,

Kính mong đức Già lam chân tế.

Mở lòng tế độ, che chở chúng con

Làm ăn thuận lợi trong năm

Tiêu trừ bệnh tật tai ương

Vui hương lộc tài may mắn.

Cúi mong ngài: Chắp lễ chắp bái, chắp kêu chấp cầu

Dãi tấm lòng thành, xin ngài phù hộ

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

[Vái 4 vái]

Tags: đức ôngthuần phong mỹ tụctôn giáo tín ngưỡngvăn khấnvăn khấn Đức Ông

Đức Chúa Ông là một thương nhân cực kỳ giàu có ở Kosala, một trong những vương quốc của Ấn Độ cổ đại, và là đệ tử tại gia của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ông tên thật là Tu Đạt [Sudatta], vì nổi tiếng thường xuyêny chu cấp, giúp đỡ người nghèo khó, cô đơn, bệnh tật, vô gia cư nên mọi người kính ngưỡng tặng cho ông biệt hiệu là Cấp Cô Độc [Anathapindika - người chu cấp cho những người cô đơn, nghèo khổ...] 

Sau khi được nghe Phật giảng pháp và trở thành đệ tử tại gia của ngài, trưởng giả Cấp Cô Độc phát nguyện sẽ xây một tu viện lớn tại kinh thành Xá Vệ quê mình để cúng dường Phật, giúp giáo đoàn có chỗ tu tập và hành đạo và những người dân quê mình có cơ hội được đi theo con đường giác ngộ. Tuy nhiên, ông đã đi xem nhiều nơi trong kinh thành vẫn chưa ưng ý địa điểm nào, cho đến khi biết đến khu vườn của Thái tử Kỳ Đà [Jeta] con vua Ba Tư Nặc [Pasenadi]. Nơi này không chỉ rộng rãi, phong cảnh tươi đẹp mà còn u nhã, thanh tịnh, rất hợp xây tu viện.

Cấp Cô Độc đến gặp thái tử, trình bày nguyện vọng mua lại khu vườn, thái tử nói đùa: "Khu vườn ấy là của phụ hoàng cho tôi. Tôi quý nó như vàng. Nếu ông có thể đem vàng ròng trải kín đầy mặt đất khắp khu vườn thì tôi mới chịu bán nó cho ông". Cho đây là lời nghiêm túc, vị thương gia giàu có hứa ngay sáng hôm sau sẽ chở vàng tới. Thái tử lúc đó mới giật mình bảo mình chỉ đùa thôi chứ không bán vàng, nhưng Cấp Cô Độc lắc đầu: "Ngài là bậc vương giả, ngài đã nói điều gì thì điều ấy không thể chối bỏ được".

Trưởng giả Cấp Cô Độc cho gia nhân dùng vàng lát kín vườn.

Cực chẳng đã, thái tử đành đồng ý, hy vọng Cấp Cô Độc không có đủ vàng. Không ngờ sáng hôm sau, thái tử đến xem thì thấy gia nhân của vị triệu phú đang lót vàng trên mặt đất. Thấy sự lạ, chàng bèn hỏi kỹ, biết khu vườn sẽ được tặng cho giáo đoàn của Phật làm tu viện.  Thấy Cấp Cô Độc đang đứng suy tư khi vàng đã được trải gần kín hết khu vườn, thái tử hỏi ông: "Ông đang nghĩ gì mà không tiếp tục lát cho xong, có phải ông muốn đổi ý?". Câu trả lời là: "Tôi đang nghĩ xem làm thế nào mà trải vàng lấp được những gốc cây. Khó quá!".

Thái tử Kỳ Đà càng tò mò về vị Phật được nhắc đến và đề nghị Cấp Cô Độc nói cho chàng nghe về ngài. Nghe xong, thái tử nói: "Thôi, lót vàng như thế cũng đủ rồi, đừng suy nghĩ nữa. Thẻo đất trống còn lại, và tất cả cây trong vườn, tôi xin cúng dường Phật, gọi là xin đóng góp chút ít vào công trình cao đẹp của ông. Cứ coi như là ông cúng đất và tôi cúng cây để xây tu viện".

Tổng cộng, triệu phú Cấp Cô Độc đã lát 1,8 triệu miếng vàng trong vườn của Thái tử Kỳ Đà. Sau 4 tháng, ông xây xong tu viện gồm tịnh thất của Phật, tăng xá, thiền đường, giảng đường, nhà dưỡng bệnh, nhà tắm, hồ nước, đường thiền hành... đầy đủ tiện nghi, thậm chí bề thế hơn cả tu viện Trúc Lâm của giáo đoàn trước đó. Tu viện được gọi bằng nhiều tên: Kỳ Viên, Kỳ Hoàn, Cấp Cô Độc, hay Kỳ Thọ Cấp Cô Độc.

Trưởng giả Cấp Cô Độc được xem là thí chủ lớn nhất, rộng rãi nhất từ trước đến nay. Ông không bao giờ từ chối đề nghị bố thí nào, không từ chối công việc phụng sự nào. Theo kinh điển Phật giáo, sau khi qua đời, ông được sinh vào cõi trời.

Đức Ông là vị hộ pháp được thờ trong các ngôi chùa.

Đối với phật tử, Cấp Cô Ðộc là người có công rất lớn trong sứ mệnh hoằng pháp và cải tiến xã hội thời đức Phật tại thế, với những cống hiến cả về đạo và đời. Về mặt đời, ông đóng góp tích cực và hữu hiệu công tác cải tiến xã hội việc lập các trung tâm dạy nghề, cứu đói, viện dưỡng lão, trại mồ côi, luôn chuẩn bị sẵn 500 khẩu phần ăn tại nhà cho những người xin ăn nghèo đói. Về mặt đạo, ông được coi là vị hộ pháp, là bậc thánh đã đắc Sơ quả Tu Ðà Hườn [Sotàpanno].

Vì có công lớn hộ trì chính pháp, lại trọn vẹn các hạnh từ, bi, hỉ, xả nên trưởng giả Cấp Cô Độc được thờ trong các ngôi chùa với tên gọi là Đức Ông hay Đức Chúa Ông. Ban Đức Ông luôn được đặt bên tay trái của ban Tam Bảo [tay phải là ban Thánh Hiền], chủ ý rằng người hoằng pháp là tu sĩ, còn hộ pháp là các cư sĩ tại gia. Khi vào lễ chính điện, mọi người thường vào từ cửa tay trái, tới ban Đức Ông lễ trước để bẩm báo vì ngài có công xây chùa, tạc tượng.

Huyền Vi

Ông là một trong những vị Thần có vị trí quan trọng trong Phật giáo. Khi vào chùa, phật tử trước hết phải vào lễ ban Đức Ông rồi mới tới đại điện lễ Phật. Vậy Đức Ông là ai?

Đức Ông là ai? 

Đức Ông hay còn gọi là Đức Chúa Ông là một trong những vị Thần được thờ phụng tại đền, chùa. Hầu hết các ngôi chùa Phật giáo truyền thống đều có một ban riêng thờ Ngài. Theo sách Phật Giáo ghi chép lại, Đức Chúa Ông có tên thật là Anathapindika – một doanh nhân giàu có ở Ấn Độ cổ đại.

Anathapindika mang ý nghĩa chu cấp cho những người cô độc, nghèo khổ, những mảnh đời bất hạnh, khó khăn. Ngài là người giàu có, mộ đạo đã bỏ ra một lượng tài sản vô cùng lớn để dát vàng kín mặt vườn của Thái Tử Kỳ Đà nước Vệ Xá. Cúng dường cho Đức Phật và tăng đoàn tới thuyết pháp. Ngài được xem là thí chủ lớn nhất, rộng rãi nhất từ trước đến nay.

Đức Ông là một vị Thần hộ pháp được thờ trong các ngôi chùa Phật giáo

Không chỉ vậy, Đức Ông còn nổi tiếng là một người có tấm lòng quảng đại. Thường xuyên làm nhiều việc tốt, giúp đỡ người nghèo khổ. Đặc biệt nhất là giúp cô nhi quả phụ, tích vô số đức. Ngài là tín đồ có lòng trung thành hướng Phật. Luôn hết lòng với Phật Giáo, sẵn sàng làm bất cứ công việc gì phục vụ cho đạo Phật cao cả, linh thiêng.

Do làm nhiều việc thiện và ủng hộ Phật pháp nên dù không phải là Phật nhưng Đức Ông vẫn được thờ tại hầu hết các ngôi chùa, tôn làm Long Thần hộ pháp. Đây là vị thần trông coi, bảo vệ chùa. Lâu dần, cũng vì thế mà người ta quên đi nguồn gốc thực của Đức Ông. Chỉ nhớ rằng ngài là vị thần giữ cửa canh chùa.

>> Có thể bạn quan tâm: Ý nghĩa ban Tam Bảo trong thế giới Phật pháp

Truyền thuyết về Đức Ông và Đức Phật

Một ngày, khi Đức Phật đang ngụ tại ngôi chùa của Anathapindika, Đức Ông đi đến sảnh lễ và ngồi xuống nghe lời khuyên trong việc làm ăn. Đức Phật đưa ra 5 luận điểm về việc kinh doanh, xây dựng tài sản và tích lũy tiền bạc.

+ Thứ nhất, tài sản có được nhờ nỗ lực, tự bản thân cố gắng. Làm ra bằng sức lao động, đôi bàn tay và khối óc, thu về hợp pháp thì an lạc và hoan hỉ, không hề phạm lỗi gì. 

+ Thứ hai, tiền tự kiếm này không chỉ làm cho bản thân an lạc hoan hỉ mà còn làm cho những người khác như cha mẹ vợ con, người làm công, người xung quanh… cũng vui vẻ theo.

+ Thứ ba, tiền kiếm được nhờ nỗ lực cá nhân sẽ chặn đứng tai họa do làm ăn thất bát, nghèo túng, khổ sở. Giữ cho tài sản bản thân được an toàn nên càng phải làm, cố gắng làm nhiều hơn nữa.

+ Thứ tư, số tiền kiếm được chân chính có thể cống hiến cho những người khó khăn nghèo khổ, mẹ góa con côi, người tàn tật, người khách lỡ độ đường, cho linh hồn phiêu tán không nơi nương tựa, cho quốc gia và các chư thiện khác.
+ Thứ năm, số tiền chân chính kiếm được ấy có thể cúng dường cho các vị thầy xuất gia. Cho các tôn giáo tín ngưỡng, đưa đến công đức vô lượng.

Tương truyền, Đức Ông là một thương nhân Ấn Độ giàu có như hết lòng tín Phật, cúng dường Tam Bảo

Như vậy, có thể thấy Đức Chúa Ông hay Đức Ông là một vị Thần được tôn xưng trong Phật giáo. Thông qua Ngài, chúng sinh không chỉ hiểu hơn về những điển tích điển cố nhà Phật mà còn ghi nhớ sâu sắc những phẩm chất tốt đẹp, sự hướng thiện chân thành và các hoạt động từ thiện rộng rãi.

Những điều mà Đức Phật khuyên Đức Ông cũng là lời Phật dạy về tiền tài, về cách làm ăn và về thái độ đối với tài sản. Tiền không xấu, miễn đó là tiền được làm ra chân chính và được dùng chân chính.

>> Có thể bạn quan tâm: Một số tín ngưỡng thờ cúng dân gian của người Việt 

Đức Ông – Thần phù hộ cho trẻ em

Không chỉ là vị Thần canh giữ cửa chùa, Đức Ông còn là vị thần phù hộ cho trẻ em. Tượng truyền, lúc sinh thời ông thường xuyên cưu mang mẹ góa con côi. Trong dân gian, những đứa trẻ khó nuôi hay quấy khóc , sức khỏe yếu thì cha mẹ sẽ bán khoán con lên chùa vào cửa Đức Ông. Hầu hết các chùa Phật giáo hiện nay đều có tục nhận đệ tử cho Đức Ông. Khi mãn hạn bán khoán, gia đình có thể làm lễ chuộc hoặc tiếp tục bán vào chùa thêm thời gian bao lâu tùy chọn.

Xuất phát từ mong muốn được phúc đức của Đức Ông che chở, bảo vệ và chăm lo cho đứa trẻ lớn lên khỏe mạnh, bậc làm cha mẹ sẽ quyết định bán con vào cửa chùa. Đồng thời việc làm này còn giúp con trẻ ngoan hơn, lành tính, không nghịch ngợm, ngỗ ngược. Thường con trai sẽ bán nhiều vào Đức Ông. Làm đệ tử Đức Ông thì sẽ đến chùa tụng kinh niệm phật, nghe phổ độ chúng sinh. Làm theo những điều mà Đức Ông dạy trở thành người hoàn thiện và có ích hơn cho xã hội.

Tại Việt Nam, nhiều gia đình gửi con lên cửa Đức Ông để bình an, khỏe mạnh, ngoan ngoãn

Bảo Long – Nhận đúc tượng Đức Ông bằng đồng uy tín

Bảo Long là đơn vị uy tín chuyên sản xuất và chế tác tượng Đức Ông bằng đồng. Ngày nay, các sản phẩm đồ đồng được nhiều gia đình ưa chuộng bởi tính thẩm mĩ, chất lượng hay tuổi thọ của vật phẩm. Các mẫu tượng Phật bằng đồng tại công ty luôn đảm bảo về chất lượng và mĩ quan. Đặc biệt, đồ thờ cúng của chúng tôi luôn độc đáo, chế tác thủ công, chất lượng hoàn hảo.

Chúng tôi với kinh nghiệm hơn 10 trong nghề đúc đồng truyền thống Ý Yên, Nam Định. Cùng với hệ thống các nghệ nhân lành nghề, tài hoa. Gia chủ hoàn toàn yên tâm về chất lượng của tượng đồng. Ngoài ra, chúng tôi có thêm rất nhiều các mẫu sản phẩm khác như trống đồng, tranh đồng hay đồ phong thủy bằng đồng. Để biết thêm chi tiết và được tư vấn tốt nhất, vui lòng liên hệ ngay Hotline.

ĐÚC ĐỒNG BẢO LONG

Hotline: 0984.888.889 – 0915.979.388

Video liên quan

Chủ Đề