Đường băng máy bay như thế nào

Sau hơn 2 năm liên tục ghi nhận tình trạng hư hỏng, hôm nay (29/6), đường băng sân bay Nội Bài sẽ được đại tu tổng thể với hàng loạt hạng mục sửa chữa như đường cất hạ cánh, đường lăn song song, đường lăn thoát nhanh và hệ thống thoát nước.

Đường băng máy bay như thế nào

Bùn phụt lên trên mặt đường băng sân bay Nội Bài sau mỗi lần máy bay hạ cánh. (Ảnh: NIA)

Dự án có tổng mức đầu tư là hơn 2.000 tỷ đồng. Các đơn vị thi công sẽ đóng cửa đường cất hạ cánh 1B (11R/29L) để sửa chữa tổng thể vì mặt đường cất hạ cánh 1B có nhiều vị trí bị phụt bùn, nhiều tấm bê tông bị hư hỏng, gãy vỡ, uy hiếp đến an toàn bay.

Đường cất hạ cánh 1B có chiều dài 3.800 m, được đầu tư xây dựng từ năm 2003. Theo chỉ đạo của Bộ trưởng GTVT, Ban quản lý dự án Thăng Long (PMU Thăng Long) phải cố gắng sửa chữa trước 3.000 m để kịp đưa vào khai thác trong dịp Tết Nguyên đán 2021.

Hiện tượng phụt bùn xảy ra do các khe nứt bên dưới kết cấu bê tông xi măng gây tích nước và bùn đất. Mỗi lần máy bay đi qua sẽ tạo áp lực làm bùn đất phụt lên trên qua các khe nứt.

Trả lời Zing, đại diện PMU Thăng Long cho biết đơn vị tư vấn sẽ khảo sát, nếu hư hỏng nhẹ có thể phun vữa để bít kín các khe nứt.

Nếu hư hỏng phức tạp, đơn vị thi công phải đào bỏ hoàn toàn lớp bê tông xi măng cũ, đầm chặt nền đất sau đó trải thêm 3 lớp vật liệu gồm 1 lớp cát đầm chặt dày 50 cm, 1 lớp cách ly và 1 lớp bê tông xi măng dày 20 cm.

Với các tấm bê tông bị hư hỏng bề mặt mà không bị phụt bùn, đơn vị thi công sẽ thay thế bằng các tấm bê tông lưới thép mới. Các tấm bê tông bị hư hỏng, vỡ góc cạnh sẽ được trám vá bằng bê tông xi măng và phụ gia chống thấm sika.

Quá trình sửa chữa đường băng 1B tại Nội Bài dự kiến gặp nhiều khó khăn bởi đường băng này nằm chắn giữa đường băng 1A và nhà ga hành khách. PMU Thăng Long cho biết việc đầu tiên phải làm sau lễ khởi công là xây đường lăn tạm (S7A) để máy bay có thể đi vòng qua đường băng đang thi công.

Đường băng máy bay như thế nào

Đường băng 1B (đường màu đỏ) sẽ đóng cửa để sửa chữa. Đường lăn tạm S7A sẽ được xây dựng để kết nối đường băng 1A với nhà ga. (Đồ họa: Ngọc Tân)

Sau khi hoàn thành đường băng 1B, đơn vị thi công sẽ đóng đường băng 1A để tiếp tục sửa chữa. Đường bằng 1A được hoàn thành từ năm 2015 nhưng đến nay đã phát sinh nhiều hư hỏng trên bề mặt.

Toàn bộ các khe co giãn trên mặt đường cất hạ cánh cũng sẽ được sửa chữa, trám vá lại.

Sau khi khắc phục hết các hư hỏng cũ, toàn bộ mặt đường băng sẽ được trải thêm 2 lớp cách ly và 1 lớp bê tông xi măng cốt thép dày 36-40 cm ở trên cùng.

Ngoài cải tạo đường cất hạ cánh, dự án cũng có hạng mục cải tạo và xây mới các đường lăn thoát nhanh, đường lăn song song, đường lăn nối... Những đường lăn này sau khi hoàn thiện sẽ giúp tăng tần suất cất hạ cánh trong 1 khung giờ.

Với nhiệm vụ nâng cấp đường băng, đường lăn sân bay Nội Bài, Bộ GTVT chọn nhà thầu xây lắp là liên danh Tổng công ty Xây dựng Hàng không (ACC) - Công ty CP Phát triển đầu tư xây dựng Việt Nam (VINADIC) - Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn.

Nhà thầu tư vấn thiết kế tại Nội Bài là liên danh Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) - Công ty Thiết kế và tư vấn xây dựng công trình hàng không (ADCC). Nhà thầu tư vấn giám sát là Công ty CP Tư vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dựng (CONINCO).

PMU Thăng Long khẳng định sẽ thi công gấp rút để đưa đường băng 1B vào khai thác trước Tết Nguyên đán 2021, sau đó tiếp tục đóng cửa đường băng 1A để sửa chữa.

Bạn có biết đâu là độ cao máy bay chở khách lý tưởng và đâu là giới hạn tốc độ máy bay chở khách (hay còn gọi là máy bay thương mại)? Hãy cùng Trường Phát logistics tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

I. Làm thế nào máy bay bay lên trời được?

    Thông thường một chiếc máy bay sẽ có trọng lượng lên đến cả trăm tấn. Với trọng lượng khủng khiếp như vậy chắc chắn nhiều người sẽ phải đặt ra những câu hỏi như “làm sao để con quái vật khổng lồ ấy bay được lên không trung? Và xin trả lời rằng tất cả đều dựa vào lực nâng khí động lực học.

Đường băng máy bay như thế nào

    Nghe thì khó hiểu, để Trường Phát logistics giải thích kỹ càng hơn nhé. Đó là sự chuyển động của máy bay sẽ chịu tác động của 4 loại lực đò là lực kéo, lực hấp dẫn, lực cản không khí và lực nâng. Và nếu bạn đã trải qua những chặng bay rồi bạn sẽ biết. Trước khi cất cánh, máy bay sẽ phải chạy trên đường băng, lúc này dòng khí bao quanh máy bay sẽ tạo ra một loại lực chênh lệch áp suất giữa mặt trên và mặt dưới của cánh máy bay.

     Nhờ sự chênh lệch đó sẽ tạo ra một lực nâng xuất hiện với hướng từ phía dưới mặt đất đẩy lên phía trời. Chính vì vậy mà khi máy bay di chuyển trên đường băng càng nhanh thì lực này càng lớn. Lớn nhất là nó thắng được trọng lực của Trái đất, nhờ vậy có thể nhấc bổng được một cỗ máy rất khổng lồ nặng hàng trăm tấn lên không trung

| Có thể bạn quan tâm: 5+ loại máy bay vận tải dân dụng hiện đại nhất

II. Máy bay chở khách bay ở độ cao bao nhiêu?

    Để có được độ cao chính xác là một điều vô cùng khó khăn. Bởi vì trên thực tế mỗi loại máy bay đều có thể ở độ cao bao nhiêu tùy thích. Chúng ta vẫn thường nghe, lý tưởng là trên 10.000m. Và theo thống kê thì độ cao của máy bay chở khách thường là từ 10.000 đến 12.800m.

Đường băng máy bay như thế nào

Lý do coi đây là độ cao lý tưởng của máy bay thương mại bởi vì:

     + Máy bay ít chịu ảnh hưởng của thời tiết xấu hoặc bị nhiễu sóng

     Nếu bạn đã từng đi máy bay, chắc chắn bạn đã gặp bầu trời đẹp đẽ trong xanh ở trên cao tuy nhiên khi hạ xuống thì lại thấy hiện tượng mưa phùn rất buồn tẻ.

Đường băng máy bay như thế nào

    Tất nhiên là các chuyến bay vẫn có thể thực hiện khi có bão nhưng điều đó là hết sức mạo hiểm. Vì thế khi gặp thời tiết tiêu cực này các hãng thường sẽ hủy bay.

      + Tiết kiệm ngân sách cho các hãng hàng không

     Càng lên cao thì không khí càng loãng điều này sẽ giúp cho máy bay bay nhanh hơn, di chuyển dễ hơn, tốn ít năng lượng hơn.

Nếu như cơ trưởng bay quá cao so với độ cao 12.800m thì nồng độ oxy có trong không khí lúc đó quá thấp. Vì thế rất khó để đốt cháy động cơ.

     Ngược lại nếu như bay quá thấp dưới 10.00m thì sẽ gặp sức cản lớn từ không khí. Điều này sẽ dẫn cho máy bay không bay nhanh được và cũng dẫn đến tình trạng tốn nhiên liệu.

      + Để phòng tình huống khẩn cấp

     Nếu như gặp trường hợp hết sức khẩn cấp như động cơ bị ngừng hoạt động thì nếu như đang ở độ cao trên 10.000m thì thời gian để phi công xử lý tình huống sẽ nhiều hơn so với máy bay đang bay ở độ cao 3.000m.

Đã có rất nhiều máy bay có thể hạ cánh một cách an toàn khi mà cả hai động cơ đều bị hỏng. Do vậy việc có thêm thời gian để xử lý và thực hiện các biện pháp cứu người là vô cùng quan trọng khi đi máy bay.

     Chính vì những lý do trên mà một lần nữa xin khẳng độ cao máy bay chở khách là trên 10.000 m.

| Có thể bạn quan tâm: Các hãng sản xuất máy bay trên thế giới lớn nhất hiện nay

III. Tốc độ máy bay chở khách là bao nhiêu km/h?

Đường băng máy bay như thế nào

 Các phi cơ sẽ không di chuyển nhanh hơn vận tốc máy bay chớ khách giới hạn này vì sẽ gây ra sự lãng phí nhiên liệu từ đó thiếu hiệu quả trong việc vận chuyển bằng máy bay.

     Vậy là qua bài viết này chúng ta đã có những sự hiểu biết sơ qua về độ cao cũng như tốc độ máy bay chở khách rồi đúng không? Và nếu như còn điều gì thắc mắc, các bạn cứ đặt câu hỏi ngay dưới bài viết này nhé, Trường Phát logistic sẽ sẵn sàng trả lời ngay lập tức.

Hoặc nếu như bạn muốn vận chuyển hàng hóa bằng máy bay thì cũng đừng ngần ngại mà liên hệ ngay với chúng tôi. Chỉ cần bạn có nhu cầu là Trường Phát logistic lúc nào cũng có mặt.

     Vào những năm 1960 thì phi cơ đã được bay với tốc độ cũng như hiệu suất tối đa đối với động cơ. Và từ đó đến nay, động cơ của máy bay không có sự thay đổi quá nhiều. Hiện tại thì hầu hết các máy bay chở khách đều có trang bị loại động cơ phản lực tốc độ máy bay chở khách 640 - 965 km/h.