Ecm có nghĩa là gì

Thuật ngữ ECU, ECM chắc hẳn vẫn còn khá xa lạ đối với nhiều người. Vậy ECU là gì, ECM là gì, có điểm gì khác nhau giữa ECU và ECM, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi này trong bài viết phía dưới đây.

ECU xe máy là gì?

ECU là gì?

ECU là từ viết tắt của Engine Control Unit, là một thiết bị điện tử được lập trình để điều khiển động cơ và những thứ liên quan. Do đó, nó còn được ví như là “bộ não” của các dòng xe hiện đại ngày nay.

ECU là gì?

Trong các loại xe phổ thông đời cũ có hiệu suất và công suất thấp như Wave 100, Exciter 135 không được trang bị ECU nên động cơ được điều khiển một cách hạn chế bởi IC/CDI. Điều này khiến động cơ không được tối ưu về nhiên liệu và công suất. 

Ngược lại, với những dòng xe hiện đại như Winner 150, Exciter 150, Raider Fi, Sonic 150 nói riêng và các dòng xe phun xăng điện tử nói chung đều được trang bị ECU. Bộ xử lý ECU đảm nhiệm và kiểm soát mọi thứ liên quan đến hoạt động và hiệu suất của động cơ như: nhiệt độ, vòng tua máy [RPM], phun xăng và thời điểm phun xăng, đánh lửa, cường độ dòng lửa, điều chỉnh hỗn hợp xăng và gió, cảm biến khí thải, cảm biến vị trí bướm ga,…và nhiều thứ khác tùy vào từng loại xe.

Bài viết tham khảo: Stato là gì? cách cuốn một số loại Stato

Vai trò của ECU đối với xe máy

Như đã giới thiệu ở trên, ECU được ví như bộ não có khả năng điều khiển và chi phối mọi hoạt động của động cơ thông qua việc tiếp nhận dữ liệu cảm biến trên động cơ xe.

Sau khi dữ liệu được truyền về, ECU sẽ xử lý tín hiệu và đưa ra mệnh lệnh yêu cầu các cơ cấu chấp hành phải thực hiện các nhiệm vụ như: điều khiển nhiên liệu, góc đánh lửa hay phối cam, ga tự động và lực phanh ở mỗi bánh,…

Đồng thời, cơ cấu chấp hành này phải luôn đảm bảo thực hiện theo hiệu lệnh ECU cũng như đáp ứng các tín hiệu phản hồi từ các cảm biến để đem lại sự chính xác và thích ứng cần thiết.

ECU hoạt động với mục đích làm giảm tối đa chất độc hại trong khí thải và giúp cải thiện lượng tiêu hao nhiên liệu, đảm bảo công suất tối ưu ở các chế độ hoạt động của động cơ.

Thêm vào đó, hệ thống ECU còn can thiệp và xử lý nhanh những tình huống mất kiểm soát của người điều khiển khi gặp tình huống nguy hiểm. Đặc biệt giúp việc chẩn đoán “bệnh” của động cơ chính xác, nhanh chóng hơn.

ECU độ là gì?

ECU Winner 150 zin

ECU được trang bị sẵn trên xe thường bị mã hóa và giới hạn bởi nhà sản xuất, chỉ được lập trình để phù hợp hoạt động với một chiếc xe zin, không thể can thiệp để điều chỉnh các thứ vừa nêu trên trong khuôn khổ thay đổi môi trường nhất định.

Do đó việc thay đổi các bộ phận trên xe sẽ khiến cho ECU hiểu sai làm cho động cơ không còn hoạt động ở mức tối ưu nhất.

Những chiếc xe máy độ khi có sự thay đổi các bộ phận liên quan đến động cơ thì buộc phải thay thế ECU độ thì mới có thể can thiệp và điều chỉnh nhằm tăng công suất cho xe như: mở giới hạn vòng tua, điều chỉnh mọi thứ nhằm cải thiện công suất và tốc độ của xe.

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại ECU độ như ECU Exciter 150, ECU Winner 150,…giúp kéo tua máy lớn để chiếc xe mạnh hơn. Giá của nó cũng khá rẻ, chỉ khoảng 1 triệu là bạn đã có thể mua được.

ECU Exciter 150 gia bao nhieu

ECM là gì? Điểm giống và khác nhau của ECU và ECM

ECM là viết tắt của cụm từ Engine Control Module, hay còn có tên gọi khác là IC đảm nhiệm vai trò điều khiển việc đánh lửa trong động cơ.

Trên thực tế, ECU và ECM khá giống nhau, tuy nhiên tùy theo cách gọi của từng hãng và chức năng từng hãng đặt ra mà có sự phân biệt cụ thể trong trường hợp riêng, chứ chưa có quy chuẩn quốc tế nào quy định về sự khác nhau này.

ECM là gì?

Nói cách khác, ECU là thiết bị có nhiều chức năng hơn ECM, có khả năng điều khiển mọi cảm biến và các chức năng tổng thể của xe. Trong khi đó, ECM chỉ có thể điều khiển cảm biến oxy, góc đánh lửa và tỷ lệ xăng, gió mà thôi. Ở những dòng xe tay ga của Honda, hệ thống phun xăng điện tử trên những chiếc SH, PCX và Click 125 dùng ECU vì có thêm chức năng điều chỉnh tốc độ cầm chừng tự động. Còn những dòng xe Air Blade, SH Mode dùng ECM nên sẽ không có chức năng này nhưng người dùng vẫn có thể điều chỉnh tốc độ cầm chừng bằng tay. Có thể thấy rằng, ECU là sự tích hợp điều khiển cao hơn của ECM, còn về nguyên tắc hoạt động là như nhau.

Bài viết tham khảo: Rotor là gì? Chúng có vai trò như thế nào trong động cơ máy

Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi ECU là gì, ECM là gì và những điểm giống và khác nhau của hai thiết bị này. Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã có cho mình những hiểu biết nhất định về một trong những bộ phận quan trọng của xe máy. Hãy theo dõi thêm những bài viết khác của chúng tôi để cập nhật thêm kiến thức bổ ích khác nhé!

Một trong những yếu tố ảnh hưởng tới tính căng mịn trẻ trung của làn da, cũng như khả năng ngậm nước của da phụ thuộc nhiều vào cấu trúc nền – ma trận ngoại bào của da. Hôm nay hãy dành 3 phút cùng Hello!PháiĐẹp khám phá rõ hơn về thành phần chiếm tới 90% cấu trúc da này nhé!

QUAN TRỌNG: Cấu tạo của da- Chức năng và những yếu tố ảnh hưởng

Cấu trúc nền  – Trụ cột xây dựng làn da

Trong ngành sinh học tế bào, sinh học phân tử, thuật ngữ extracellular matrix hay còn gọi là ma trận ngoại bào hay cấu trúc nền ECM, có nghĩa là “bên ngoài tế bào”, cụ thể là nằm bên ngoài.

Trong sinh học tế bào, sinh học phân tử và các lĩnh vực liên quan, extracellular trong thuật ngữ extracellular matrix [gọi là cấu trúc nền ECM – hay ma trận ngoại bào] có nghĩa là “bên ngoài tế bào”. Cấu trúc nền này thường nằm bên ngoài màng plasma của tế bào, từ đó phân biệt với nội bào[intracellular] bên trong tế bào.

Vai trò quan trọng của cấu trúc nền là nhằm nâng đỡ các tế bào xung quanh và hỗ trợ quá trình sinh hóa của tế bào, vì cơ thể con người có rất nhiều cơ quan khác nháu được tiến hóa độc lập nên mỗi cơ quan lại có một ECM khác nhau. Có thể kể đến bao gồm cấu trúc nền của da, cấu trúc nền của xương, cấu trúc nền của cơ…

Bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ nhắc tới cấu trúc nền của da – hay ma trận ngoại bào, môi trường xung quanh các tế bào da.

Theo các nghiên cứu, cấu trúc nền của da là cấu trúc lớn nhất, bao phủ khắp cơ thể, với các protein dạng sợi và proteoglycans, cụ thể:

Cấu trúc Collagen trong cơ thể

Đây là thành phần chiếm tới 70% trọng lượng của da, mà chủ yếu là Collagen type 1 Là  những sợi thẳng, không phân nhánh được tạo ra bởi chuỗi polypeptid với 20 loại acid amin khác nhau, chủ yếu là glycin và argenin xoắn nhiều  lớp với nhau.

Collagen là chất liệu quan trọng  nhất trong cấu trúc nền của da, chống đỡ cấu trúc da, giúp các tế bào mới có thể hoạt động, giữ da săn mịn, vững chắc trước những tác động của các tác động vật lý và làm lành các vết thương

Collagen được tạo thành từ nguyên bào sợi và bi phá hủy bởi men collagenase.

Là một thành phần quan trọng không kém cấu tạo lên làn da,  còn được gọi là sợi đàn hồi, là một loại protein, với thành phần chủ yếu cũng là những axit amin nhỏ hơn như glyxin, valin, alanine và proline.

Đặc tính của Elastin trong mô liên kết là đàn hồi rất tốt và cho phép nhiều mô trong cơ thể tiếp tục hình dạng của chúng sau khi kéo dài hoặc co lại. Trong cấu trúc nền của da Elastin giúp da trở lại vị trí ban đầu khi bị chọc hoặc bị chèn ép.

Tương tự Elastin được tạo thành từ nguyên bào sợi.

Glycosaminoglycans và Proteoglycan trong ECM

Đây là một nhóm các chất liên quan đến khả năng hấp thụ nước của da [các chất humectant], nằm trong cấu trúc nền của da, hydrat hóa cho da bằng cách hút nước từ môi trường và trong cơ thể vào lớp nền của da.

Các thành phần quan trọng: Hyaluronic acid, Chondroitin Sulfate, Kern Sulfatte, Dermatan Sulfate, Heparin Sulfate, Heparin, đa phần cũng được hình thành từ nguyên bào sợi.

Với khả năng này, các phân tử Glycosaminoglycans cùng với nước sẽ tạo thành một chất gel, được gọi là hợp chất nền, giúp lấp đầy không gian giữa các sợi collagen, elastin, từ đó hỗ trợ các sợi protein này ở trạng thái cân bằng nhất.

Trong cấu trúc nền, những Glycosaminoglycans có thể gắn kết với nhau, bám vào Protein lõi tạo thành một loại Glycoprotein có tên là Proteoglycan.

Là những chất gắn kết, giúp gắn kết các thành phần trong cấu trúc nền của da như collagen, elastin Glycosaminoglycans, proteoglycans với tế bào.

Đồng thời những chất này còn có tác dụng gắn kết tiểu cầu trong quá trình đông máu và hỗ trợ cho việc việc di chuyển của tế bào da trong quá trình làm lành vết thương.

Với thành phần là những sợi và chất liên kết cấu trúc nền của da tạo thành một kết cấu vững chắc, nâng đỡ toàn bộ cấu trúc da, giúp các tế bào da có không gian phát triển, đồng thời quyết định khả năng đàn hồi, sự săn chắc của da.

Đồng thời cấu trúc nền của da còn góp phần quan trọng trong quá trình tái tạo những vùng da bị tổn thương, duy trì độ ẩm cho da, ngăn ngừa khô dạ, hạn chế sự hình thành nếp nhăn, vết chân chim, sạm và nám.

Các yếu tố ảnh hưởng đến Cấu trúc nền của da

Ánh nắng mặt trời – nguyên nhân hàng đầu gây lão hóa da

Bức xạ tia cực tím UVA trong ánh nắng mặt trời có khả năng xuyên thấu mạnh mẽ, qua tầng khí quyển, mây, thủy tinh thông thường, quần áo bảo hộ và cả trong bóng râm. Cũng vì khả năng xuyên thấu này UVA có thể chạm tới được lớp hạ bì của da.

Khi tiếp xúc với lớp hạ bì, UVA kích thích sản sinh ra men MMPs – Matrix Metalloproteinases [men được sinh da khi tiếp xúc với tia tử ngoại hoặc viêm] hay men phá hủy cấu trúc nền, làm teo, đứt cấu trúc collagen dạng sợi, khiến collagen, elastin bị đứt và cuộn lại trở thành những khối vô hình, khiến da trở nên nhăn, chùng, nhão, chảy xệ.

Không chỉ có vậy, men MMPs còn ngăn cản nguyên bào sợi sản sinh collagen và elastin, khiến cấu trúc nền càng khó phục hồi.

Đây là vấn đề mà bất cứ người nào cũng cần phải đối diện, đặc biệt là ở phụ nữ.

Theo nghiên cứu sau tuổi 25, cứ mỗi năm làn da của chúng ta lại mất đi 1% collagen, cùng với đó là sự suy giảm hoạt động của hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng khiến nồng độ hormone estrogen có xu hướng bắt đầu giảm.

Cùng với đó, càng có tuổi lượng gốc tự do trong cơ thể càng lớn, tấn công các bộ phận, tròn đó có những tế bào da, nguyên bào sợi, và cả những thành phần trong cấu trúc nền.

Đồng thời sự lão hóa của cơ thể còn gây suy giảm sức khỏe tổng thể, suy giảm chức năng sinh lý đặc biệt là sự giảm sút về khả năng tổng hợp cùng tốc độ tuần hoàn khiến sự vận chuyển dinh dưỡng bị giảm sút, gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động của cấu trúc nền.

Biểu hiện dễ thấy nhất của lão hóa da là da trở nên xỉn màu, kém hồng hào, giảm mức độ săn chắc, khả năng cấp nước và giữ nước giảm, khiến da khô, bong tróc, nám sạm nhanh chóng xuất hiện.

Các hóa chất độc hại có trong thuốc lá, rượu bia, mỹ phẩm, ô nhiễm môi trường khi xâm nhập vào cơ thể sẽ sản sinh ra những chất độc hại được gọi là gốc tự do Reactive Oxygen Species [ROS], là những phân tử oxy nguy hiểm có khả năng tấn công và phản ứng với các phân tử tế bào ổn định da, ảnh hưởng đến liên kết giữa các collagen và elastin, giảm dần khả năng đàn hồi và tự phục hội của da.

Khi căng thẳng cơ thể con người sẽ sản sinh ra một lượng lớn cortisol – hormone gây stress, hormone này còn phá vỡ cấu trúc protein dạng sợi, khiến chúng đứt gãy phá vỡ sự cân bằng của cấu trúc nền, kéo theo nhiều vấn đề như da kém săn chắc, kém đàn hồi và tình trạng da khô, xỉn màu và xù xì.

Đây là lý do vì sao khi lo âu da bạn có xu hướng trở nên xỉn màu, xù xì, kém săn chắc.

Sự tổng hợp các thành phần như collagen, elastin, GAGs cần sự tham gia của rất nhiều thành phần, từ protein đến các khoáng chất, vitamin. Bởi vậy, nếu cơ thể bạn không được cung dinh dưỡng một cách cân bằng và hợp lý cũng khiến quá trình này bị đình trệ, khiến khả năng tái tạo và phục hồi của chậm lại.

Bên cạnh đó, rất nhiều chất, mà điển hình là Glucose [đường] , mặc dù đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho tế bào nhưng cũng phản ứng với các protein, bao gồm cả collagen và elastin của da, hình thành Advanced Glycation End-products [AGEs – Sản phẩm glycat hóa bền vững],phá hủy cấu trúc nền của da, dẫn đến lão hóa và rất nhiều nguy cơ khác với cơ thể.

Và ngược lại, bạn hoàn toàn có thể trung hòa các gốc tự do của cơ thể bằng cách bổ sung những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như Vitamin A, Vitamin C, Vitamin E, Curcumin…

>> Xem thêm: TOP 9 hoạt chất và thực phẩm giàu chất chống oxy hóa nhất trong tự nhiên

Một lượng lớn gốc tự do trên da, ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc nền của da được sinh ra do ánh nắng mặt trời. Bởi vậy một quy trình chăm sóc da đúng cách sẽ giúp bảo vệ tối đa và giảm thiểu sự lão hóa của da:

– Bổ sung các sản phẩm có thành phần chống oxy hóa cho da hiệu quả như axit L-ascorbic [Vitamin C], Vitamin A [Retinol/ Tretinoin], Curcumin, Niacinamide.

– Dưỡng ẩm hiệu quả, ngăn chặn tình trạng mất nước của da với Hyaluronic aicd, Glycerin và các chất dưỡng ẩm khác.

– Và quan trọng, chính là sử dụng các sản phẩm kem chống nắng với thành phần và chỉ số chống nắng phù hợp với loại da của bạn.

Đến đây hi vọng bài viết đã giúp bạn hiểu về một trong những thành phần quan trọng nhất trong cấu trúc da, xây dựng kiến thức nền tảng để tìm hiểu những phương pháp làm đẹp khác.

Còn rất nhiều thông tin bổ ích khác về kiến thức làm đẹp khoa học đang chờ đợi bạn khám phá, đừng quên theo dõi Fanpage của Hello!Pháđẹp và cùng share để lan tỏa kiến thức bổ ích để mỗi phụ nữ Việt trẻ hơn, đẹp hơn và tự tin hơn mỗi ngày nhé!

Tags: cấu trúc làn daelastinGAGskiến thức cơ bản

Video liên quan

Chủ Đề