Tôm để tủ đá được bao lâu

Mặc dù bảo quản lạnh [bao gồm dùng nhiệt độ lạnh và cấp đông] là phương pháp bảo quản cho thấy nhiều hiệu quả khi giữ chất lượng sản phẩm tốt trong thời gian dài nhưng phương pháp nào cũng có giới hạn thời gian của nó.

Ngay cả khi có vẻ sản phẩm không hỏng hay gặp phải vấn đề nào lớn nhưng chất lượng và giá trị dinh dưỡng không còn được đảm bảo. Cho nên, thời gian bảo quản lạnh thủy hải sản là điều chúng ta cần quan tâm đến khi bắt đầu tích trữ sản phẩm để chắc rằng chúng sẽ được sử dụng trước đó.

Thủy hải sản sẽ ra sao khi vượt quá thời gian bảo quản?

Điều dễ đoán được nhất là sản phẩm bắt đầu có dấu hiệu hỏng. Các phần thịt của hải sản có dấu hiệu bị nát hoặc bị đóng đá, màu sắc biến đổi và có mùi khó chịu.

Ở nhiều trường hợp do được cấp đông tình trạng này không quá rõ rệt, tuy nhiên đi cùng với thời gian bảo quản quá dài, sản phẩm dễ mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng và cả hương vị. Như vậy, về cơ bản dù bạn có tiếp tục bảo quản thì sản phẩm cũng không có giá trị sử dụng.

Những yếu tố ảnh hưởng thời gian bảo quản

Có nhiều yếu tố khác nhau có thể tác động làm thay đổi thời gian bảo quản sản phẩm.

– Loại thủy hải sản: từng loại thủy hải sản có đặc tính khác nhau nên thời gian bảo quản cũng khác biệt. Chỉ riêng việc là thủy sản nước ngọt hay hải sản thì thời gian này cũng đã có sự chênh lệch.

– Tình trạng trước khi được bảo quản: Nếu chất lượng ban đầu của thủy hải sản ở mức tốt thì quá trình bảo quản có thể kéo dài hơn thông thường. Bên cạch đó, thủy hải sản cũng phải được xử lý đúng cách để đảm bảo việc bảo quản đạt hiệu quả nhất.

– Nhiệt độ bảo quản: từng loại thủy hải sản nên được giữ ở các mức nhiệt độ khác nhau. Dựa trên loại sản phẩm để quyết định và điều chỉnh yếu tố bảo quản.

– Môi trường bảo quản phải sạch sẽ. Cần ngăn chặn các yếu tố có thể làm mất vệ sinh như bụi bẩn, nước đọng và các yếu tố vi khuẩn, vi sinh vật gây hư hỏng sản phẩm.

– Ổn định: môi trường bảo quản nên được giữ ổn định từ khi tiến hành bảo quản đến khi đưa ra sử dụng. Sự biến động bất ngờ hoặc quá thường xuyên về môi trường bảo quản có thể khiến sản phẩm hỏng nhanh chóng.

Thời gian bảo quản lạnh thủy hải sản

Khoảng thời gian được đưa ra ở đây được đưa ra để tham khảo dựa trên việc kiểm nghiệm sản phẩm được bảo quản trong điều kiện kho lạnh và các yếu tố liên quan đạt mức tiêu chuẩn. Dựa trên tình trạng môi trường bảo quản và phương pháp tiến hành thì thời gian này có thể có thay đổi.

Với các loại cá

Cá nước mặn chưa chế biến

  • Bảo quản lạnh: 1-2 ngày
  • Cấp đông: 2-3 tháng

Cá nước ngọt chưa qua chế biến

  • Bảo quản lạnh: 1-2 ngày
  • Cấp đông: 6 tháng

Cá được chế biến

  • Bảo quản lạnh: 3-4 ngày
  • Cấp đông: 4-6 tháng

Với các loại tôm

Tôm tươi chưa qua chế biến

  • Bảo quản lạnh: 2-3 ngày
  • Cấp đông: 4 tháng

Tôm qua chế biến

  • Bảo quản lạnh: 3-4 ngày
  • Cấp đông: 2-3 tháng

Với các loại thủy hải sản như bạch tuộc, mực

  • Bảo quản lạnh: 1-2 ngày
  • Cấp đông: 3-4 tháng.

Cùng với sự phát triển của công nghệ và ứng dụng công nghệ trong bảo quản sản phẩm, thời gian bảo quản các loại sản phẩm thủy hải sản có thể được kéo dài hơn nữa trong khi  chất lượng không có sự thay đổi.

Để được tư vấn chi tiết quý khách hàng xin vui lòng liên hệ hotline NamPhuThai. Hoặc để lại số điện thoại qua khung chat góc phải màn hình để được chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.

Tôm là loại hải sản giàu chất dinh dưỡng, được nhiều người yêu thích. Cũng như nhiều loại hải sản khác, tôm ngon phải chắc thịt và chế biến khi còn sống. Tuy nhiên với gia đình đông người, nhiều chị em nội trợ thường có thói quen mua trữ để dùng dần. Nếu quá trình bảo quản không đúng cách có thể khiến tôm nhanh hỏng và biến chất. 

Một số cách bảo quản tôm tươi dưới đây từ Cleanipedia sẽ giúp bạn giữ được tôm lâu hơn nhưng vẫn đảm bảo độ ngon và ngọt thịt.

Bảo quản tôm tươi trong ngăn đá tủ lạnh hoặc tủ đông là phương pháp bảo quản thực phẩm không dùng hóa chất phổ biến. Sở dĩ cách này có thể giúp bạn để được tôm lâu hơn là vì đông đá sẽ giúp ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn gây hư hỏng tôm. 

  • Sau khi mua tôm về, bạn cắt bớt râu, rửa sạch và để cho ráo nước

  • Hãy chuẩn bị một cái khay hoặc hộp bảo quản thực phẩm. Bạn sắp xếp tôm gọn gàng vào đó. 

  • Bước cuối cùng là bỏ chúng vào ngăn đá. 

  • Khi muốn chế biến tôm, bạn lấy một lượng vừa đủ cho vào ngăn mắt 3 - 4 tiếng. Hoặc có thể rã đông qua đêm đều được.

Mặc dù cách bảo quản thực phẩm tươi sống này có thể giúp bạn kéo dài thời gian sử dụng của tôm nhưng để tôm không bị biến chất, bạn không nên để quá 30 ngày. 

Cách bảo quản tôm tươi trong tủ lạnh trên đây chỉ phù hợp với số lượng ít. Khi cần trữ số lượng nhiều hoặc phục vụ cho việc vận chuyển, bạn thực hiện như sau:

  • Hãy chuẩn bị một thùng xốp và sắp một lớp đá dày khoảng 10cm vào dưới đáy thùng. 

  • Tiếp theo sắp một lớp tôm dày khoảng 10cm. Bạn sắp cho đến khi hết số lượng tôm. Mặt trên cùng là một lớp đá.

  • Đậy nắp. Dùng băng keo dán nắp và xung quanh thùng xốp.

Lưu ý: Cách này tuy bảo quản được số lượng lớn tôm tươi nhưng thời gian không được lâu vì đá sẽ rất nhanh tan. 

Tuy chế biến trong ngày nhưng vẫn cần bảo quản tôm đúng cách để giữ được độ tươi và trọn vẹn chất dinh dưỡng. Bạn có thể áp dụng theo 2 cách sau:

  • Sau khi mua tôm về, bạn cắt bỏ phần đầu và chân tôm, rửa sạch.

  • Sắp tôm vào một chiếc hộp bảo quản thực phẩm có chứa ít nước. 

  • Cho vào ngăn mát tủ lạnh.

  • Hãy rửa sạch toàn bộ tôm tươi mua về.

  • Lột vỏ, ướp gia vị và cho vào một chiếc hộp kín.

  • Đặt chiếc hộp vào trong ngăn mát. 

Bảo quản nõn tôm sẽ giúp tôm để được lâu đến 1 tháng.

Tôm sẽ khi mua về, bạn đem rửa sạch, lột vỏ và bỏ phần đầu. 

  • Nõn tôm cho vào một cái rổ để cho thật ráo nước trước khi tiến hành bảo quản tôm trong tủ lạnh. 

  • Cho tôm vào một tấm giấy bạc, bọc kín. 

  • Bỏ vào ngăn đông tủ lạnh. 

Trước khi chọn cách bảo quản tôm tươi như thế nào cho đúng thì công đoạn chọn mua vô cùng quan trọng. Nếu không thể vượt qua “ải” này, bạn có thể thất bại ở khâu bảo quản.

Chọn tôm tươi, ngon và giữ được lâu hoàn toàn không khó như bạn nghĩ. Thậm chí nếu không phải là người chuyên bếp núc, bạn vẫn có thể mua được tôm tươi ngon dựa theo các mẹo sau:

Đầu tiên hãy nhìn tổng quát đầu, thân và đuôi tôm. Tôm tươi thường có phần thân hơi uốn cong, đầu còn nguyên vẹn, gắn chặt vào thân. Những con tôm không còn tươi hoặc bị ươn sẽ có phần đầu rời khỏi thân.

Bạn thử dùng tay ấn và day nhẹ vào thân tôm. Tôm tươi, thịt phải săn chắc. Nếu cảm thấy thịt mềm hoặc bị nhũn, tôm không còn tươi. Ngoài ra nếu thấy cộm như có sạn trong vỏ, bạn cũng không nên mua. 

Bạn không nên chọn mua tôm có phần đầu màu đen vì chúng không còn tươi. Màu sắc vỏ tôm sẽ cho bạn biết tôm còn tươi hay không. Thông thường, tôm tươi phải có phần vỏ ngoài trong suốt. Bạn không nên mua nếu thấy vỏ tôm xuất hiện màu sắc không đồng nhất, có những mảng tối màu.

Khi chọn tôm, bạn có thể cầm lên để kiểm tra tình trạng chảy nhớt. Không nên chọn mua nếu tôm bị chảy nhớt.

Tôm tươi thường có phần đuôi xếp lại với nhau. Đuôi tôm xòe ra có thể do bị ướp chất bảo quản hoặc tiêm thuốc. Tôm được tiêm thuốc trông cũng mập mạp lạ thường. Để đảm bảo an toàn thực phẩm tự khâu mua tôm, bạn tuyệt đối không nên chọn tôm có những đặc điểm này. 

Tôm tươi luôn có phần chân bám chắc vào thân. Không nên chọn mua nếu chân tôm không bám chặt vào thân hoặc chuyển sang màu đen. 

Trên đây là một số cách bảo quản tôm vô cùng đơn giản, Cleanipedia muốn chia sẻ cùng bạn. Áp dụng những mẹo này, bạn cũng tiết kiệm được kha khá thời gian đi chợ đi chợ đấy. Tuy nhiên để tôm ngọt thịt, không mất chất, sử dụng tôm tươi sống ngay sau khi mua về để chế biến vẫn là tốt nhất. Mong bài viết đã cung cấp cho bạn thêm mẹo nhà bếp hữu ích.

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Xuất bản lần đầu 13 tháng 8 năm 2021

Video liên quan

Chủ Đề