Em hiểu thế nào về câu đời người, nếu bằng phẳng quá

Môn Văn Lớp: 10 Giúp em bài này với ạ: Đọc văn bản sau rồi trả lời các câu hỏi: “Trên bao dặm đường dài của cuộc đời, có thể cũng có lúc con chồn chân, mỏi gối và đớn đau. Đó chưa hẳn là bất hạnh đâu con ạ. Đời người, nếu bằng phẳng quá, cũng coi như mình chưa từng nếm đủ các dư vị của cuộc đời. Nhạt nhẽo, không thể là nguyên liệu của hạnh phúc. Mẹ không cầu chúc con may mắn. Mẹ không cầu chúc con sung sướng, hạnh phúc hơn người. Mẹ chỉ mong muốn con của mẹ luôn là một CON NGƯỜI có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng và với non sông, đất nước này. [Trích: Thư mừng sinh nhật con gái 21 tuổi – nguồn: Giáo dục, Vietnamnet] Câu 1: Đoạn văn trên sử dụng phong cách ngôn ngữ nào? Câu 2: Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ liệt kê trong câu: “có thể cũng có lúc con chồn chân, mỏi gối và đớn đau”. Câu 3: Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích.

Câu4: Anh/chị hiểu câu: “Nhạt nhẽo, không thể là nguyên liệu của hạnh phúc” như thế nào? [Trình bày khoảng từ 5 đến 7 dòng]. No copy trên mạng nha. Em xin cảm ơn mọi người ạ

Câu một :phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Câu hai: hệ quả che dấu đi sự đau thương mất mát đau đớn, con người có lúc già đi người yếu lại nhưng họ lại nghĩ đến quá khứ là một người mạnh mẽ đầy dũng cảm, những thực tại của họ rất yếu đuối họ rất đâu đớn ,nhưng họ phải che dấu đi những sự đâu đớn đó của họ 

Câu ba:mẹ chi mong muốn con là một người có trách nhiên với bản thân,với cộng động với non sông ,đất nước.

Câu bốn:nhạt nhẽo không thể là  nguyên liệu của hạnh phúc vì nhạt nhẽo là người không quan tâm đến việc sống của gia đình là người vô trách nhiệm ,là người khong có tâm , họ nói họ không suy nghĩ đến cảm súc của người khác ra răng họ giống như là người vô hình.

Đề đọc hiểu Ngữ Văn 12 - Đề số 21 do VnDoc biên soạn bám sát thể loại văn nghị luận trong chương trình Ngữ Văn 12 sẽ giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập văn nghị luận, ôn thi học kì.

Đọc hiểu văn bản lớp 12

  • Đề đọc hiểu văn bản
  • Gợi ý đáp án Đọc hiểu văn bản

Đề đọc hiểu lớp 12 bao gồm phần đề bài bám vào cấu trúc đề thi THPT Quốc Gia để các em luyện tập và đạt điểm cao trong bài thi cũng như phần gợi ý đáp án giúp các em có thể so sánh với đáp án của mình và biết lỗi để sửa sai.

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 12.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.com
Nghiêm cấm sao chép nhằm mục đích thương mại

Đề đọc hiểu văn bản

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

“Trên bao dặm đường dài của cuộc đời, có thể cũng có lúc con chồn chân, mỏi gối và đớn đau. Đó chưa hẳn là bất hạnh đâu con ạ. Đời người, nếu bằng phẳng quá, cũng coi như mình chưa từng nếm đủ các dư vị của cuộc đời. Nhạt nhẽo, không thể là nguyên liệu của hạnh phúc.

Mẹ không cầu chúc con may mắn. Mẹ không cầu chúc con sung sướng, hạnh phúc hơn người. Mẹ chỉ mong muốn con của mẹ luôn là một CON NGƯỜI có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng và với non sông, đất nước này.

[Trích: Thư mừng sinh nhật con gái 21 tuổi – nguồn: Giáo dục, Vietnamnet]

Câu 1: Người mẹ cầu chúc điều gì cho con mình?

Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản.

Câu 3: Em hiểu thế nào về câu: “Đời người, nếu bằng phẳng quá, cũng coi như mình chưa từng nếm đủ các dư vị của cuộc đời. Nhạt nhẽo, không thể là nguyên liệu của hạnh phúc.”

Gợi ý đáp án Đọc hiểu văn bản

Câu 1:

Người mẹ cầu chúc cho con mình luôn là một CON NGƯỜI có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng và với non sông, đất nước này.

Câu 2:

Nội dung: người mẹ đã giúp con nhìn nhận cuộc sống, hướng con đến giá trị làm một con người chân chính, đó là con người có trách nhiệm với chính mình từ suy nghĩ, hành động, ứng xử, có trách nhiệm với cộng đồng, mình vì mọi người và trách nhiệm cống hiến với non sông đất nước.

Câu 3:

Câu nói mang ý nghĩa: cuộc đời của mỗi con người từ khi sinh ra, lớn lên và trưởng thành sẽ phải trải qua nhiều thăng trầm, sóng gió thì mới có thể đúc rút ra những bài học để hoàn thiện bản thân. Có trải qua sóng gió, chúng ta mới thêm trân trọng và thấy những lúc bình yên, hạnh phúc vô cùng đáng giá.

---------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Đề đọc hiểu Ngữ Văn 12 - Đề số 21. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Để học tốt Địa lý 12, Giải Toán 12 nâng cao, Tiếng Anh lớp 12 mới, Môn Vật lý 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập thật tốt.

Giải bài tập Đọc hiểu - Đề số 69, đề đọc hiểu dành cho học sinh lớp 10, 11, 12 và thi THPT Quốc gia

Đề bài

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

      “Trên bao dặm đường dài của cuộc đời, có thể cũng có lúc con chồn chân, mỏi gối và đớn đau. Đó chưa hẳn là bất hạnh đâu con ạ. Đời người, nếu bằng phẳng quá, cũng coi như mình chưa từng nếm đủ các dư vị của cuộc đời. Nhạt nhẽo, không thể là nguyên liệu của hạnh phúc.

      Mẹ không cầu chúc con may mắn. Mẹ không cầu chúc con sung sướng, hạnh phúc hơn người. Mẹ chỉ mong muốn con của mẹ luôn là một CON NGƯỜI có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng và với non sông, đất nước này.

[Trích: Thư mừng sinh nhật con gái 21 tuổi – nguồn: Giáo dục, Vietnamnet]

Câu 1: Đoạn văn trên sử dụng phong cách ngôn ngữ nào?

A. Sinh hoạt                B. Nghệ thuật

C. Khoa học                D. Hành chính

Câu 2: Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ liệt kê trong câu: “có thể cũng có lúc con chồn chân, mỏi gối và đớn đau”.

Câu 3: Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích.

Câu 4: Anh/chị hiểu câu: “Nhạt nhẽo, không thể là nguyên liệu của hạnh phúc” như thế nào? [Trình bày khoảng từ 5 đến 7 dòng].

Lời giải chi tiết

Câu 1:

Đáp án A: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Câu 2:

Hiệu quả của biện pháp tu từ liệt kê:

Trong cuộc đời mỗi con người đều phải đối mặt với khó khăn, thử thách hay chấp nhận những vấp ngã, thất bại. Đó là những lúc “chồn chân, mỏi gối và đớn đau”.

Câu 3:

Qua bức thư gửi người con gái, người mẹ đã giúp con nhìn nhận cuộc sống không phải lúc nào cũng êm đẹp mà phải có những vấp ngã, thăng trầm trong cuộc sống mới có hạnh phúc. Hướng con đến chuẩn giá trị để làm một con người chân chính, đó là con người có trách nhiệm với chính mình từ suy nghĩ, hành động, ứng xử, có trách nhiệm với cộng đồng, mình vì mọi người và trách nhiệm cống hiến với non sông đất nước.

Câu 4:

Từ đoạn trích trên, “nhạt nhẽo” được hiểu theo nghĩa cuộc sống bằng phẳng, êm đềm, không có thử thách hay vấp ngã… thì sẽ không làm nên hạnh phúc. Bởi thành quả của bất kì công việc chân chính nào cũng đều phải đánh đổi bằng mồ hôi công sức, những vất vả, thử thách, hi sinh mới đem lại hạnh phúc đích thực cho con người. Khi con người trải qua những vất vả, gian khó mà thành công thì mới thấy hạnh phúc.

Bởi vậy, có thể nói, “Nhạt nhẽo, không thể là nguyên liệu của hạnh phúc”.

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề