Gác mục tiêu là gì

Nghị định này không điều chỉnh đối với các mục tiêu, đối tượng bảo vệ quy định tại Luật Cảnh vệ năm 2017 và các mục tiêu khác do Bộ Quốc phòng quản lý theo quy định của pháp luật

Theo đó, một số điều của Nghị định số 37/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 đã được sửa đổi, bổ sung cụ thể như:

Những hành vi gây mất an toàn, đe dọa gây mất an toàn mục tiêu tại Điều 5a được bổ sung như sau:

Vào mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu trái phép; thả diều, bóng bay, tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ khác vào khu vực bên trong mục tiêu được bảo vệ.

Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu; vứt rác hoặc bỏ bất cứ vật gì khác lên tường rào và khu vực liền kề với mục tiêu bảo vệ.

Dừng, đỗ xe trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở mục tiêu; quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ tại mục tiêu là khu vực cấm, địa điểm cấm.

Phá hoại, làm hư hỏng tải sản, hiện vật tại mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu.

Leo trèo hoặc thực hiện các hành vi khác tác động lên cổng, cửa, tường rào của mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu khi chưa được phép.

Gây rối, cản trở hoạt động bình thường của cơ quan có mục tiêu bảo vệ; dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc cản trở, không chấp hành yêu cầu của lực lượng Cảnh sát nhân dân làm nhiệm vụ vũ trang canh gác bảo vệ mục tiêu.

Tập trung đông người gây mất trật tự tại khu vực mục tiêu bảo vệ.

Các hành vi khác xâm hại mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của Bộ Công an trong công tác bảo vệ mục tiêu tại Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác bảo vệ mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác bảo vệ.

Tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thẩm định các mục tiêu theo đề nghị thay đổi, bổ sung của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn mục tiêu.

Chỉ đạo, tổ chức lực lượng Cảnh sát nhân dân vũ trang canh gác, tuần tra bảo vệ mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội nhằm chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi xâm hại vào mục tiêu.

Áp dụng phù hợp các biện pháp công tác Công an để bảo vệ an toàn mục tiêu.

Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về công tác bảo vệ mục tiêu.

Nghiên cứu, trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phục vụ công tác vũ trang canh gác bảo vệ mục tiêu.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan có liên quan báo cáo, đề nghị cấp có thẩm quyền bố trí doanh trại cho cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân vũ trang canh gác bảo vệ các mục tiêu được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

Biên chế, đào tạo, huấn luyện lực lượng Cảnh sát nhân dân vũ trang canh gác bảo vệ mục tiêu.

Thực hiện hợp tác quốc tế trong công tác bảo vệ mục tiêu.

Sơ kết, tổng kết công tác bảo vệ mục tiêu.

Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công tác bảo vệ mục tiêu tại Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Chủ động phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về công tác bảo vệ mục tiêu đối với các mục tiêu thuộc thẩm quyền quản lý của mình.

Đề xuất thay đổi, bổ sung mục tiêu thuộc thẩm quyền quản lý vào danh mục các mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác bảo vệ; đề nghị Bộ Công an thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý có mục tiêu được bố trí lực lượng Cảnh sát nhân dân vũ trang canh gác bảo vệ thực hiện nghiêm các quy định tại Nghị định này, các quy định khác của pháp luật có liên quan và hướng dẫn của Bộ Công an về công tác bảo vệ mục tiêu.

Đối với mục tiêu trụ sở cơ quan Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác bảo vệ thì ngoài việc thực hiện các quy định tại Điều này, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn phải trực tiếp thực hiện trách nhiệm của cơ quan có mục tiêu được bố trí lực lượng Cảnh sát nhân dân vũ trang canh gác bảo vệ theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công an xác định mục tiêu trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam, trụ sở cơ quan lãnh sự tại Việt Nam, trụ sở cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc tại Việt Nam và trụ sở cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế khác tại Việt Nam được Chính phủ cam kết bảo vệ an ninh theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; phối hợp với Bộ Công an, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan báo cáo, đề nghị cấp có thẩm quyền bố trí doanh trại cho cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân vũ trang canh gác bảo vệ các mục tiêu được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

Bộ Quốc phòng cho trì, phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan liên quan quản lý bảo vệ vùng trời quốc gia, quản lý điều hành các hoạt động bay; phối hợp bảo vệ mục tiêu, xử lý các hành vi xâm phạm mục tiêu từ trên không theo quy định của pháp luật.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo việc bố trí xây dựng, lắp đặt vọng gác, thiết bị phục vụ công tác vũ trang canh gác bảo vệ mục tiêu; bố trí quỹ đất để xây dựng doanh trại cho cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân vũ trang canh gác bảo vệ các mục tiêu được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này; chỉ đạo công tác phối hợp bảo đảm an ninh, trật tự tại mục tiêu thuộc địa bàn quản lý.

Nghị định số 39/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/5/2021.

Thanh Tâm
thainguyen.gov.vn

Nhiệm vụ của người lính ở Đại đội 1 là canh gác bảo vệ mục tiêu [8 mục tiêu và 16 vọng gác] suốt 24/24h. Đó là những mục tiêu quan trọng thuộc Bộ Công an, đảm bảo an toàn thường xuyên liên tục. Mỗi ca 3 đồng chí, kiểm tra đôn đốc thường xuyên và tổ chức lực lượng tăng cường cho mục tiêu bảo vệ trong các dịp lễ tết, các hội nghị quan trọng, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc...

1. Chúng tôi có mặt tại Đại đội 1, Trung đoàn Cảnh sát bảo vệ mục tiêu [Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động] khi mặt trời đã ở giữa đỉnh đầu. Nắng gắt, hanh hao không có một gợn gió khiến phố phường Hà Nội nóng ran, dù đã ở tiết giữa thu. Tại một gian phòng nhỏ ở phố Trần Quốc Toản, Ban chỉ huy Đại đội 1 đang hội ý rút kinh nghiệm sau một ngày đêm làm việc [sau 24h]. Đó là nếp sinh hoạt thường xuyên và không thể thiếu ở một đơn vị vũ trang chiến đấu.

Trút bỏ vẻ nghiêm nghị vốn có của người chỉ huy, Thiếu tá Chử Văn Tráng, Đại đội trưởng tươi cười rót nước mời chúng tôi, anh bộc bạch: “Đơn vị có quân số hơn 100 cán bộ, chiến sĩ, đa số là chiến sĩ tuổi đời còn trẻ vừa rời ghế nhà trường, môi trường làm việc độc lập và phân tán… nên chúng tôi phải sát sao lắm”. Vẻ lo lắng của người chỉ huy khi mái tóc đã ngả bạc là chuyện dễ hiểu. Anh giống như người cha trong gia đình, luôn lo lắng cho những đứa con trên bước đường đời dẫu chúng đã lớn khôn…

Thiếu tá Tráng kể rằng, anh đã có 30 năm là lính Cảnh sát bảo vệ, mọi sướng khổ buồn vui của người lính anh đã từng trải qua. Người đàn ông có khuôn mặt chữ điền điềm đạm ấy kể vắn tắt đôi dòng về quãng thời gian mà anh rất đỗi tự hào. Quê anh ở Vạn Phúc, Thanh Trì, Hà Nội, trở thành lính Cảnh sát bảo vệ từ năm 1984. Năm 2000, sau khi tốt nghiệp Học viện Cảnh sát nhân dân, chàng trai Hà Nội ấy vào công tác ở vùng Tây Nguyên đầy nắng gió, là cán bộ Đại đội thuộc Tiểu đoàn 3, Trung đoàn Tây Nguyên. Và bây giờ anh đã trở về Thủ đô Hà Nội đoàn tụ bên gia đình thân yêu, được giao  nhiệm vụ Đại đội trưởng Đại đội 1. Vậy là, mọi niềm vui của lính anh đã hiểu, nỗi buồn nào anh cũng từng trải qua.

Cán bộ, chiến sĩ Đại đội 1 và lãnh đạo Trung đoàn Cảnh sát bảo vệ mục tiêu trong lần vào Lăng viếng Bác.

Nhiệm vụ của người lính ở Đại đội 1 là canh gác bảo vệ mục tiêu [8 mục tiêu và 16 vọng gác] suốt 24/24h. Đó là những mục tiêu quan trọng thuộc Bộ Công an, đảm bảo an toàn thường xuyên liên tục. Mỗi ca 3 đồng chí, kiểm tra đôn đốc thường xuyên và tổ chức lực lượng tăng cường cho mục tiêu bảo vệ trong các dịp lễ tết, các hội nghị quan trọng, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc. Phối hợp chặt chẽ với Công an 3 phường Cửa Nam, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Du, các lực lượng có liên quan để thống nhất các biện pháp giải quyết, xử lý  các vụ việc đạt hiệu quả cao và hướng dẫn công dân đến khiếu kiện đúng quy định của pháp luật…

Thiếu tá Tráng cho biết, để làm tốt nhiệm vụ tại 16 vọng gác không để xảy ra bất cứ sơ suất nào là cả một quá trình rèn luyện không ngừng. Phải tổ chức cho từng cán bộ chiến sĩ học và xử lý các tình huống trong phương án tới khi nào đạt được yêu cầu mới thôi, cán bộ Trung đội thường xuyên tới kiểm tra đôn đốc tại các vọng gác. Thực hiện nghiêm túc các đợt tập huấn điều lệnh võ thuật và luôn quan tâm bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ, pháp luật nhằm nâng cao trình độ nhận thức, thực hành thành thục các tình huống trong phương án bảo vệ mục tiêu cho cán bộ, chiến sĩ… Đặc biệt là duy trì thường xuyên chế độ trực chỉ huy, trực ban và tổ chức lực lượng ứng trực quân số luân phiên sẵn sàng ra quân làm nhiệm vụ đột xuất khi có yêu cầu.

2. Mấy ai đã hiểu được cuộc sống đời thường của những người lính Cảnh sát bảo vệ mục tiêu. Nói về điều này, Thiếu tá Tráng quay sang người đồng đội với ánh mắt đầy thân thiện và cảm thông. Đó là Thiếu tá Nguyễn Văn Thanh, Đại đội phó, phụ trách tham mưu. Xấp xỉ tuổi 40 mà tóc Thiếu tá Thanh đã bạc nhiều, nếp nhăn đã hằn in trên khóe mắt. Đã có 20 năm công tác trong lực lượng CAND, rong ruổi khắp mọi miền Tổ quốc, từ anh lính Cảnh sát Trại giam Thủ Đức [TP Hồ Chí Minh], ra Trại giam Hàm Tân [Bình Thuận]. Năm 2003, anh trở về Hà Nội công tác ở Đại đội 1 cho đến nay. Cũng là hơn 20 năm anh xa gia đình, xa quê hương [Bình Lục, Hà Nam]. Bố mẹ già đau ốm và qua đời lúc anh đi công tác xa nhà. Bây giờ, mọi công việc gia đình, chăm lo 2 con còn nhỏ [con lớn 7 tuổi, con nhỏ 22 tháng tuổi], anh đều phó thác cho người vợ hiền thảo ở quê nhà.

Nói về cuộc sống riêng tư của người lính, anh Thanh như nghẹn lại: Vợ anh là chị Lê Thị Kiều Anh, giáo viên trường tiểu học Bình Nghĩa, huyện Bình Lục. Ở quê nhà, chị vừa công tác vừa nuôi dạy 2 con thơ, là dâu trưởng chu đáo trong gia đình khi chồng cứ triền miên công tác xa nhà. Anh bảo, chị rất tự hào khi có chồng là chiến sĩ Công an, dù có vất vả bao nhiêu chị cũng vượt qua, chỉ mong anh công tác tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Cảm động trước tấm lòng của người vợ hiền, anh Thanh như quên đi những khó khăn gian khổ. Dẫu nằm giường tầng, ăn cơm tập thể tại đơn vị anh vẫn hăng say công tác, động viên đồng đội cùng hoàn thành nhiệm vụ. Những ngày được nghỉ bù, anh lại rong ruổi cùng chiếc xe máy về thăm gia đình vợ con.

Ở Đại đội 1, nhiều đồng chí đã biết vượt qua khó khăn của cuộc sống đời thường vươn lên trong công tác đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua, là tấm gương cho chiến sĩ trẻ noi theo. Hãy đến thăm căn phòng trọ của gia đình Đại úy Phạm Đức Cường, Trung đội trưởng bảo vệ mục tiêu tại 44 Yết Kiêu, Hà Nội. Đơn sơ giản dị và còn nhiều thiếu thốn về vật chất, người vợ trẻ không có việc làm, con còn nhỏ dại… Vượt qua những khó khăn trong cuộc sống đời thường, Đại úy Cường vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, được bầu là Chiến sĩ thi đua cơ sở. Và, Trung úy Đỗ Hải Dương, bảo vệ mục tiêu tại 15 Trần Bình Trọng, mấy ai biết rằng gia đình anh phải chi tiêu chắt chiu từ đồng lương ít ỏi của anh để thuê căn phòng trọ cách nơi làm việc 10 cây số [Mỹ Đình - Nam Từ Liêm - Hà Nội], con nhỏ thường xuyên đau ốm, vợ không có việc làm… Được đồng đội động viên giúp đỡ, anh vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, không ngừng phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua của đơn vị…

Mỗi cá nhân xuất sắc ở đơn vị này đã làm nên một tập thể mạnh 4 năm liền là đơn vị quyết thắng, góp phần gìn giữ bình yên Thủ đô

Kim Quý - T.Dũng

Video liên quan

Chủ Đề