Giá vàng năm 1986 bao nhiều 1 chỉ

Bắt đầu từ 6/10/2011, 5 ngân hàng thương mại, gồm: ACB, Eximbank, Sacombank, Techcombank, DongA Bank và Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn [SJC] được phép thực hiện bán vàng từ số vàng tồn quỹ theo giá hợp lý để kéo giá vàng trong nước xuống, giảm chênh lệch với giá vàng thế giới.Ngay trong ngày đầu tiên thực hiện, 5 đơn vị nói trên và SJC đã bán ra trên 5 tấn vàng. Lập tức, giá vàng hạ nhiệt mạnh, từ mức giá bán ra 44,63 triệu đồng/lượng ngày hôm trước, cuối giờ ngày 6/10 chỉ còn 44 triệu đồng/lượng. Giá vàng trong nước giảm, giá vàng thế giới tăng làm cho chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới chỉ còn 1,5 triệu đồng/lượng.Từ ngày 7/10 đến nay, giá vàng trong nước tiếp tục giảm, nhu cầu mua vàng ít đi, chênh lệch giá vàng chỉ còn khoảng trên dưới 1 triệu đồng/lượng. Nhiều chuyên gia kinh tế quan tâm theo dõi các diễn biến trên thị trường vàng sau khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp can thiệp cho rằng, đây là biện pháp tích cực của nhà điều hành trong việc sử dụng “nội lực” để bình ổn giá vàng, tránh tiêu tốn ngoại tệ nhập khẩu vàng. Và nếu duy trì xu thế này thì giá vàng trong nước có thể về sát với giá quốc tế.Tuy nhiên, cũng có ý kiến trái chiều cho rằng việc cho phép một số ngân hàng bán vàng huy động và mở tài khoản vàng ở nước ngoài chỉ là biện pháp tình thế giúp thị trường bớt căng thẳng, vẫn cần một giải pháp đồng bộ. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước nên quản lý chặt chẽ việc kinh doanh vàng tài khoản để tránh tình trạng biến tướng và cần có giải pháp dài hạn để tránh tình trạng vàng hóa tăng lên.Đã từng hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực quản lý ngoại hối, người viết muốn đóng góp thêm một ý kiến cho nhà điều hành, đó là tham khảo kinh nghiệm bình ổn giá vàng cách đây mấy chục năm.Trong giai đoạn 1986 - 1992, nền kinh tế bị suy thoái, lạm phát trầm trọng, tỷ giá và giá vàng biến động mạnh, Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước thực hiện đề án ổn định tỷ giá và giá vàng. Việc xây dựng đề án dựa trên nguyên tắc: Ngân hàng Nhà nước được phép sử dụng tiền phát hành, chuyển đổi ra ngoại tệ để nhập vàng và thành lập quỹ can thiệp bình ổn giá vàng.Theo đó, Ngân hàng Nhà nước bán vàng can thiệp khi giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới và phải bảo đảm an toàn về vốn. Trong thời gian bán vàng can thiệp, Ngân hàng Nhà nước được phép nhập vàng bổ sung cho quỹ bình ổn giá vàng, đảm bảo trong kho luôn có đủ số vàng dự trữ theo quy định. Trong thời gian đó, Công ty Kinh doanh vàng bạc của Ngân hàng Trung ương được nâng cấp lên Tổng công ty Kinh doanh vàng bạc với các công ty con ở tất cả các tỉnh, thành phố.Việc bán vàng can thiệp được thực hiện thông qua hệ thống các công ty kinh doanh vàng, bạc trực thuộc Ngân hàng Nhà nước nên từ khâu cung ứng vàng đến quy định giá vàng bán ra đều được quản lý chặt chẽ. Do giá vàng nhập theo giá quốc tế được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá của ngân hàng thương mại, thấp hơn nhiều so với giá vàng trong nước nên việc bán vàng can thiệp không bị lỗ.Kết quả là sau một thời gian ngắn, giá vàng trong nước ổn định ngang với giá vàng quốc tế.Nhờ đó, hiện tượng làm giá của một số nhà đầu cơ bị dập tắt, nhân dân tin tưởng vào khả năng và sức mạnh của nhà nước trong việc bình ổn giá vàng. Do ổn định được tỷ giá, giá vàng và giá lương thực, nhà nước đã hoàn thành được nhiệm vụ kiềm chế lạm phát phi mã và thúc đẩy kinh tế phát triển.Tình hình diễn biến của thị trường vàng Việt Nam những năm 1986 - 1992 có nhiều điểm giống như hiện nay, vì thế, nhà điều hành có thể thực hiện biện pháp đã làm trước đây để bình ổn giá vàng.Chẳng hạn, Ngân hàng Nhà nước có thể căn cứ giá vàng quốc tế ngày 26/9/2011 [1.614 USD/oz ], ngày giá vàng thế giới và Việt Nam biến động mạnh để tính toán thực hiện đề án can thiệp vàng cho thấy tính khả thi của đề án rất cao.Cụ thể, quy đổi giá vàng thế giới [1.614 USD/oz] ra 1 lượng vàng Việt Nam [37,5 gram] thì 1 oz có giá trị theo cách tính Việt Nam là: 1.614 USD : 31,1035  x  37,5 = 1.945,9 USD/lượng. Trong đó, 1.614 USD là giá vàng quốc tế tính trên oz; 1 oz tương đương 31,1035 gram vàng theo cách tính Việt Nam. Kết quả này cộng với chi phí tính đủ 5 USD/lượng thì giá vàng nhập khẩu về Việt Nam trước khi bán ra thị trường là: 1.945,9 USD + 5 USD = 1.950,9 USD. Trên thực tế, chi phí gia công mỗi lượng chỉ 3,5 USD, bao gồm: phí bảo hiểm và vận chuyển là 1,1 USD/lượng; phí gia công thành vàng miếng là 50.000 VND/lượng. Quy đổi ra VND theo tỷ giá bán ra của ngân hàng thương mại là: 1.950,9 USD x  20.834  =  40,645 triệu VND/lượng.So sánh với giá vàng bán ra thị trường chiều ngày 26/9/2011 của SJC là 45,5 triệu VND/lượng thì mức chênh lệch với giá thế giới lên tới 4,8 triệu VND/lượng. Vì thế, nếu Ngân hàng Nhà nước nhập vàng bán can thiệp thì có thể kéo giá vàng xuống mạnh hơn.Từ kinh nghiệm và những thành công của Ngân hàng Nhà nước trong việc bán vàng can thiệp giữ ổn định thị trường những năm trước đây, đã cho thấy:Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước có đủ quyền lực và sức mạnh để can thiệp thị trường, không một tổ chức, cá nhân nào có thể lũng đoạn hoặc làm giá để thu lợi cho riêng mình. Thứ hai, vàng miếng, vàng thỏi, vàng nguyên liệu thực chất là tiền tệ, do đó rất cần quản lý chặt chẽ như quản lý ngoại tệ, không thể cho các doanh nghiệp, không phải là tổ chức tín dụng sản xuất, mua bán vàng miếng tự do và gây rối loạn thị trường như hiện nay.Thứ ba, vàng có mối quan hệ rất chặt chẽ với ngoại tệ, để ổn định tỷ giá và giá vàng, việc quản lý  kinh doanh vàng miếng cần thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 11 ngày 24/2/2011, đó là: “kiểm soát chặt chẽ việc kinh doanh vàng, trong quý 2/2011 Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ ban hành nghị định về quản lý kinh doanh vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do”.Để Ngân hàng Nhà nước quản lý được thị trường vàng một cách chủ động, Ngân hàng Nhà nước có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó có biện pháp nhập khẩu vàng bán can thiệp theo đề án ổn định tỷ giá và giá vàng nói trên. Nếu thực hiện biện pháp này, Ngân hàng Nhà nước nên nghiên cứu thành lập lại công ty kinh doanh vàng bạc với các nhiệm vụ vốn có của nó.

Vàng đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, trong suốt 20 năm qua, thị trường kinh doanh vàng bạc tại Việt Nam có nhiều biến động, tác động không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Trong bài viết này, hãy cùng nhìn lại giá vàng các năm từ 2000 đến nay.

Từ xa xưa, vàng đã trở thành một trong những kim loại vô cùng có giá trị, thậm chí từng trở thành đơn vị tiền tệ trong lịch sử. Tại Việt Nam, các giao dịch liên quan đến vàng đã diễn ra từ sớm, ngay từ thời phong kiến đến Pháp thuộc và giai đoạn sau này.

Sau năm 1975, các hoạt động liên quan đến vàng dù là trang sức hay vàng miếng cũng đều bị hạn chế, Nhà nước vẫn sử dụng các biện pháp mạnh tay để kiểm soát hoạt động kinh doanh vàng bạc.

Chỉ sau năm 1986, khi mở cửa nền kinh tế, Việt Nam mới chính thức cho phép thành lập các cơ sở kinh doanh vàng bạc, đá quý tư nhân, mở ra hướng đi mới cho ngành kinh doanh vàng bạc tại nước ta. Thị trường vàng có sự cạnh tranh và ngày càng trở nên sôi động. Cùng nhìn lại giá vàng qua các năm tại Việt Nam từ năm 2000 đến nay.

Lịch sử giá vàng Việt Nam

Giá vàng giai đoạn từ năm 2000 đến 2010

  • Giai đoạn từ 2000 đến tháng 2/2003: Giá vàng có chiều hướng tăng lên, đặc biệt là thời điểm tháng 2/2003 được xem là cao nhất trong 4 năm rưỡi trở lại trước đó, nguyên nhân được cho là do ảnh hưởng của chiến tranh ở Iraq
  • Giai đoạn từ tháng 12/2003 - tháng 1/2004: Giá vàng vượt qua ngưỡng 400 USD/ounce [tương đương 792.000 đồng/chỉ], đã tăng lên mức giá cao nhất kể từ thời điểm năm 1988 đến 2004, đến ngày 25/10/2004 ghi nhận giá vàng ở ngưỡng 814.000 đồng/chỉ
  • Tháng 11/2005: Giá vàng tiếp tục tăng lên 500 USD/ounce [tương đương 955.000 đồng/chỉ]
  • Tháng 4/2006: Giá vàng vượt ngưỡng 600 USD/ounce [tương đương 1.157.000 đồng/chỉ] và tiếp tục tăng lên 730 USD/ounce [tương đương 1.350.000 đồng/chỉ] chỉ sau 1 tháng
  • Tháng 6/2006: Giá vàng “quay đầu” giảm đến 26%, còn 543 USD/ounce [tương đương 1.047.000 đồng/chỉ]
  • Từ tháng 6/2006 - 11/2007: được xem là thời điểm thị trường vàng có nhiều biến động, giá vàng lại tiếp tục tăng lên 845,4 USD/ounce [tương đương 1.648.000 đồng/chỉ]
  • Trong năm 2008: Giá vàng xoay quanh mức 1.764.000 đồng/chỉ
  • Trong năm 2009: Giá vàng bình quân đạt ngưỡng 2.870.000 đồng/chỉ

Giá vàng 2011 đến 2021

Dưới đây là bảng giá vàng trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay:

Đơn vị: VND/lượng

Thời gian

Giá mua

Giá bán

31/12/2010

36.000.000

36.100.000

31/12/2011

42.380.000

42.680.000

31/12/2012

46.230.000

46.370.000

31/12/2013

34.700.000

34.780.000

31/12/2014

34.900.000

35.150.000

31/12/2015

32.200.000

32.720.000

31/12/2016

36.100.000

36.300.000

31/12/2017

36.570.000

36.650.000

31/12/2018

36.330.000

36.550.000

31/12/2019

42.250.000

42.750.000

31/12/2020

55.500.000

56.050.000

31/12/2021

60.950.000

61.650.000

6/6/2022

68.650.000

69.550.000

Bảng giá được tổng hợp theo số liệu tại SJC và một số kênh báo chí

Giai đoạn từ năm 2010 đến nay, giá vàng trong nước có nhiều biến động, tuy có thời điểm giảm [từ năm 2013 đến năm 2018] nhưng về cơ bản xu hướng chung vẫn là tăng giá, cụ thể như sau:

Giá vàng 2011 

Giá vàng năm 2011 có xu hướng tăng từ tháng 2 khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nâng tỷ giá lên 9,3%, giá vàng mua vào là 35,92 triệu đồng/lượng và giá bán ra là 36 triệu đồng, tăng khoảng 500.000 đồng/lượng so với hồi tháng 1.

Giá vàng tiếp tục leo dốc và vượt ngưỡng 40 triệu đồng/lượng vào tháng 8, lúc cao nhất tăng đến 48,9 triệu đồng/lượng. Sau khi đạt đỉnh vào tháng 8, giá vàng giảm theo biên độ nhỏ xuống còn 42,38 triệu [giá mua vào] - 42,68 triệu [giá bán ra] trong phiên giao dịch cuối cùng của năm.

So với 2010, giá vàng tăng trung bình ở mức 39%, đây được xem là thời điểm đánh dấu giá vàng lập đỉnh lần đầu tiên.

Giá vàng trong nước từ 2010 đến 2020

Giá vàng 2012

Những ngày đầu năm 2012 đánh dấu sự tăng giá trở lại của vàng, tính đến cuối tháng 1 đã tăng lên đến 45,8 triệu đồng/lượng. Giá vàng tăng và giữ ở quanh mức đó và chững lại ở khoảng giữa năm với mức giá 41 triệu đồng/lượng. Năm 2012, giá vàng SJC dao động trong khoảng 46,3 triệu đồng/lượng. 

So với năm 2011 thì mức tăng giá vàng bình quân là 7,83%, tuy vẫn còn cao nhưng về cơ bản đã có dấu hiệu ổn định hơn do các chính sách được ban hành bởi Nhà nước để kiềm chế lạm phát.

2012 cũng là năm mà vàng SJC được chọn làm thương hiệu vàng miếng của Nhà nước, từ đây chứng kiến sự chênh lệch về giá giữa SJC và các thương hiệu vàng trong nước.

Giá vàng 2013

2013 được đánh giá là thời kỳ lao dốc của giá vàng sau “cơn sốt” vào năm 2011 và 2012. 3 tháng đầu năm vẫn là thời kỳ giá vàng SJC ở mức 43 đến gần 47 triệu, đây cũng là thời điểm giá vàng cao nhất trong năm 2013.

Từ nửa cuối tháng 5 chứng kiến sự tụt dốc nghiêm trọng của giá vàng, đỉnh điểm là vào ngày 28/6, giá vàng chạm đáy 35 triệu đồng/lượng, rớt đến 6 triệu đồng/lượng chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng.

Các tháng từ tháng 7 đến tháng 10, giá vàng nằm quanh mức từ 37 đến 39 triệu đồng/lượng. Sau đó giá vàng tiếp tục giảm mạnh trong hai tháng cuối, đến phiên giao dịch ngày 31/12 đạt 36 triệu đồng/lượng [theo giá tại SJC].

Năm 2013 đã chứng kiến giá vàng giảm 26%, tương đương với 12 triệu đồng/lượng trong vòng 1 năm. 

Đọc thêm: Giá vàng các tỉnh thành trên cả nước mới nhất hôm nay

Giá vàng giai đoạn 2014 - 2015

Giai đoạn 2014 - 2015 là thời điểm giá vàng có xu hướng chậm lại, tuy một vài thời điểm mức giá có tăng lên nhưng nhìn chung không quá nhiều.

Xu hướng vàng trong nước cùng chiều với giá vàng thế giới khi mà vào phiên giao dịch cuối cùng của năm 2014, giá vàng thế giới đã giảm 26 USD/ounce so với đầu năm, chỉ còn đạt 1.187 USD/ounce. 

Giá vàng 2016

Không có quá nhiều biến động lớn so với trước đó, các chuyên gia đánh giá thị trường vàng 2016 là một bức tranh u ám, tuy nhiên đây cũng là thời điểm mà giá vàng không còn tụt dốc nữa, kết thúc tình trạng giảm giá 3 năm liên tiếp trước đó.

Năm 2016 cũng được xem là có nhiều điểm đáng chú ý khi giá vàng SJC trong nước có hai lần thấp hơn so với vàng thế giới, lần đầu là vào ngày 10/3 [thấp hơn 130.000 đồng/lượng] và lần thứ 2 là vào ngày 30/6 [thấp hơn đến 290.000 đồng/lượng].

Đây đều là những lần hiếm hoi giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng thế giới trong thời gian 10 năm trở lại.

Sự tăng giá của đồng USD và các yếu tố trong thị trường tài chính đã khiến cho giá vàng thế giới giảm mạnh, tạo ra sự chênh lệch lớn giữa giá vàng thế giới và giá vàng trong nước.

Giá vàng giai đoạn 2017 - 2018

Giai đoạn từ 2017 đến 2018, giá vàng trong nước nói riêng và thế giới nói chung ổn định và biến động chậm rãi.

Trong năm 2017, giá vàng tăng nhẹ vào đầu năm ở mức 36,1 triệu đồng/lượng và kết thúc năm ở mức 36,44 triệu đồng/lượng, cũng có thời điểm giá vàng đạt đỉnh đến 37,5 triệu đồng [ngày 9/9].

Biểu đồ giá vàng năm 2017

Sang đến năm 2018 thì giá vàng có dấu hiệu giảm ở cả trong nước và thế giới, đặc biệt là giá vàng thế giới đã chạm đáy vào cuối quý III. Ngược lại, giá vàng SJC có xu hướng ổn định hơn, tuy có giảm nhưng đến đầu tháng 12 có dấu hiệu tăng nhẹ trở lại.

Giá vàng 2019

2019 là năm đánh dấu sự trở lại của giá vàng, giá vàng trong năm đã tăng 16% so với trước đó. Tại phiên giao dịch cuối cùng vào ngày 31/12 giá vàng đạt mức 42,75 triệu đồng/lượng, thời điểm cao nhất trong năm lên đến 43,03 triệu đồng/lượng.

Tuy nhiên thị trường vàng cũng chưa quá sôi động, các nhà đầu tư vẫn lo ngại trước nhiều nguy cơ rủi ro của thị trường nên việc đầu tư trở nên thận trọng hơn.

Biểu đồ giá vàng năm 2019

Giá vàng 2020 

Nếu 2019 là năm đánh dấu sự quay lại thì 2020 được coi là năm bùng nổ của thị trường vàng. Dưới tác động của dịch bệnh Covid 19 và ảnh hưởng của các yếu tố chính trị, xã hội nền kinh tế toàn cầu như rơi vào một cuộc khủng hoảng, tiền tệ mất giá nghiêm trọng dẫn đến việc các nhà đầu tư và cả người dân tìm đến các kênh trú ẩn khác, trong đó vàng được xem là lựa chọn hàng đầu.

Giá vàng tăng nhanh và đạt đỉnh điểm vào ngày 9/8 khi lên đến 60,32 triệu đồng/lượng, đây được xem là mức kỷ lục cao nhất trong thị trường vàng tại Việt Nam tính đến thời điểm đó.

Sự chênh lệch giá vàng SJC và giá vàng thế giới cũng vô cùng cao khi giá mua chênh lệch 4 triệu đồng/lượng, giá bán ra chênh lệch đến 2 triệu đồng/lượng.

Tuy nửa cuối năm giá vàng rớt giá [thời điểm giảm mạnh lên đến gần 5 triệu đồng/lượng] nhưng về cơ bản giá vàng vẫn ở mức vô cùng cao.

Giá vàng 2021 

Trái ngược với 2020, năm 2021 là một năm mà giá vàng lên xuống vô cùng thất thường. Sau một tuần đầu năm, giá vàng lên cao đến 57,32 triệu đồng và cuối năm là hơn 61 triệu đồng/lượng, trung bình năm giá vàng giảm xuống khoảng 6 triệu đồng/lượng.

Chia sẻ về điều này trên báo VnEconomy, ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam cho rằng giá vàng Việt Nam có sự lên xuống thất thường như vậy là do đại dịch Covid-19, ảnh hưởng của tình hình lạm phát và chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn.

Bên cạnh đó giá vàng cũng chịu ảnh hưởng của đồng USD, khi mà trong năm vừa qua đồng USD đã tăng giá hơn 7% so với các đồng tiền dự trữ khác. Đặc biệt giá vàng trong nước và giá vàng thế giới hiện nay có sự chênh lệch vô cùng lớn [thời điểm cao nhất đã lên tới 12 triệu đồng/lượng].

Việc chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khiến cho giá vàng trong nước có nhiều biến động thất thường trong năm 2021.

Giá vàng Việt Nam trong giai đoạn 2021 - 2022

Như vậy có thể thấy trong 10 năm qua, giá vàng trong nước có xu hướng tăng lên với 3 lần biến động mạnh mẽ:

  • Cơn sốt vàng giai đoạn năm 2011
  • Sự ảm đạm về bức tranh giá vàng giai đoạn 2012 - 2013
  • Cơn sốt vàng do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19

Nhìn chung, giá vàng qua các năm có xu hướng tăng lên và biến động cùng chiều với giá vàng thế giới.

Giá vàng năm trong 5 tháng đầu năm 2022

Trong 5 tháng đầu năm 2022, giá vàng trong nước đã tăng lên đến 6,48%, gần sát mốc 70 triệu đồng/lượng.

Theo Tổng Cục Thống kê, giá vàng trong nước hiện nay tuy vẫn chênh lệch cao so với thế giới nhưng biến động cùng chiều với giá vàng thế giới. Giá vàng thế giới hiện nay có xu hướng giảm do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [FED] có những biện pháp kiểm soát tình hình lạm phát như tăng lãi suất.

Biểu đồ giá vàng trong nước 6 tháng đầu năm nay

Theo ông Andrew Nayloer, Giám đốc diều hành khu vực châu Á – Thái Bình Dương [không bao gồm Trung Quốc] của Hội đồng Vàng Thế giới: "Lạm phát gia tăng và sự suy yếu của tiền đồng ở Việt Nam đã làm tăng sức hấp dẫn đối với vàng thể hiện qua phí bảo hiểm trong nước cao. Các lễ hội địa phương bao gồm dịp Tết Âm lịch vào tháng 2, Ngày lễ Tình nhân và Ngày vía Thần tài đã hỗ trợ nhu cầu trang sức tăng so với năm ngoái, cùng với sự phục hồi của hoạt động kinh doanh về mức trước dịch COVID-19".

Ngoài ra nhiều chuyên gia cũng nhận định, 2022 có thể là một năm mà nhu cầu đầu tư vàng sẽ tăng trong năm nay nếu lãi suất và lạm phát tăng cao. Tùy theo sở thích riêng của mỗi người dùng mà lựa chọn cho mình sản phẩm vàng phù hợp. Nhưng dù mua của thương hiệu nào thì bạn cần nên cập nhật giá vàng hôm nay, lựa chọn đúng chi nhánh của thương hiệu đó để mua.

Bài viết trên đã tổng hợp thông tin về giá vàng qua các năm. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc có thể nhìn được bức tranh toàn cảnh về giá vàng Việt Nam trong suốt 20 năm qua. Đừng quên tiếp tục cập nhật các thông tin về thị trường vàng trong nước và quốc tế.

Video liên quan

Chủ Đề