Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh lớp 5 năm 2024

Thứ ba, 29/3/2022, 0:0

Lượt đọc: 1675

Người đăng tin: Quản trị hệ thống

Nguồn tin: Trường MN Hoa Hồng

SỞ GiÁo DỤC Và Đào TẠo Hà NỘi Tài liệu chuyên đề GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH CHO HỌC SINH HÀ NỘI [Dành cho trẻ em 5 − 6 tuổi] NHà XUẤT BẢN Hà NỘi

Hội đồng biên soạn Chủ tịch: CHỬ XUÂN DŨNG Ủy viên: Hoàng Thanh Hương, Nguyễn Thị Hào, Đinh Thị Bích Thủy, Trần Y Lan, Đinh Thị Bình, Nguyễn Hoài Hương, Nguyễn Hương Giang, Vũ Ngọc Dự, Nguyễn Thị Bình Minh Hội đồng tư vấn khoa học Chủ tịch: NGUYỄN TIẾN ĐOÀN Uỷ viên: LÊ NGỌC QUANG, PHẠM XUÂN TIẾN, NGUYỄN THỊ MỸ TRINH, VŨ THỊ THU HẰNG

LỜI NÓI ÐẦU Người xưa có câu “Dạy con từ thuở còn thơ..” , “Biết ăn thì dạy cầm đũa, biết nói thì dạy dạ, vâng...”. Việc dạy trẻ “Học ăn, học nói, học gói, học mở” từ tấm bé luôn là nghĩa vụ của các bậc cha mẹ và là trách nhiệm của các thầy, cô giáo. Được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân Thành phố, tiếp theo bộ Tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh” do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội biên soạn và đưa vào giảng dạy cho học sinh phổ thông trên địa bàn Thành phố từ năm học 2010 - 2011, tập tài liệu này được biên soạn đưa vào dạy cho trẻ em 5 - 6 tuổi trong các cơ sở Giáo dục mầm non từ năm học 2021 - 2022, tạo nên hệ thống đồng bộ trong việc giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho tuổi trẻ học đường của Thủ đô Hà Nội. Mục đích tài liệu hướng tới là tạo ra thói quen cho mỗi trẻ trong việc thể hiện các hành vi của bản thân trong đời sống hằng ngày sao cho đã đúng, tốt lại còn đẹp, từ đó gieo mầm trong nhận thức của trẻ về nét đẹp thanh lịch, văn minh của người Hà Nội. Tài liệu là sản phẩm tập thể của các nhà giáo Hà Nội giàu kinh nghiệm, được hoàn thành với sự giúp đỡ của một số cán bộ quản lý giáo dục tâm huyết. Mặc dù các tác giả đã rất nghiêm túc và cố gắng trong quá trình biên soạn, nhưng đây là việc không dễ dàng nên khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp để tài liệu được hoàn chỉnh hơn. Trân trọng cảm ơn! Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội 3

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU 1 Tài liệu này được sử dụng đồng thời cho trẻ em 5 - 6 tuổi [để học] và giáo viên [để dạy]. Cha mẹ trẻ cũng có thể tham khảo để phối hợp với giáo viên cùng dạy cho con em mình. 2 Tài liệu dùng để hỗ trợ, lồng ghép trong thực hiện Chương trình giáo dục mầm non. Tài liệu gồm 2 phần, 7 mục, 31 bài. Mỗi bài học trong tài liệu đều có hai phần: Phần A dành để dạy cho trẻ [qua kênh hình] và phần B là gợi ý để giáo viên hướng dẫn trẻ [qua kênh chữ]. Nội dung bài học là các chỉ dẫn cho trẻ biết thế nào là lời nói, thái độ, cử chỉ, việc làm đẹp trong ăn mặc, sinh hoạt, học tập, vui chơi, giao tiếp, ứng xử hàng ngày để trẻ có thể vận dụng trong thực tế cuộc sống, từng bước hình thành nếp sống thanh lịch, văn minh. 3 Khi sử dụng tài liệu để dạy trẻ, cần lưu ý một số vấn đề sau: - Căn cứ phiên chế thời gian thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo năm học, tổ khối chuyên môn thống nhất sắp xếp mỗi bài học trong kế hoạch giáo dục theo tuần, tháng cho phù hợp, đảm bảo hoàn thành các bài học trong tài liệu trước khi kết thúc thời gian thực hiện chương trình cuối năm học. 4

- Khi dạy trẻ, giáo viên nghiên cứu bám sát yêu cầu cần đạt của mỗi bài, vận dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục: quan sát, đàm thoại, kể chuyện, thực hành trải nghiệm, làm mẫu, đóng vai, trò chơi… để tạo sự hấp dẫn, hứng thú cho trẻ trong quá trình học tập, gắn việc giáo dục với các hoạt động hằng ngày của trẻ từ lúc đón buổi sáng đến trả buổi chiều [kể cả khi ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân…]; gợi mở cho trẻ những lời khuyên cần thiết, phù hợp với lứa tuổi. - Giáo viên cần phối hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ, chia sẻ thông tin, thống nhất mục đích, nội dung và phương pháp dạy trẻ để nâng cao hiệu quả giáo dục. Giáo viên và cha mẹ trẻ luôn là những tấm gương sáng hằng ngày có phong cách đẹp sẽ khắc ghi dần những ấn tượng tốt trong tâm trí trẻ, hỗ trợ cho việc giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh. Hội đồng biên soạn 5

NỘI DUNG GIÁO DỤC NẾP SỐNG Trang THANH LỊCH, VĂN MINH PHẦN I: HỌC ĂN, HỌC NÓI, HỌC GÓI, HỌC MỞ Mục 1. Ăn uống thanh lịch, văn minh Bài 1: Rửa tay sạch sẽ .......................................................................................... 9 Bài 2: Ngồi ngay ngắn trong khi ăn .................................................................. 10 Bài 3: Lấy thức ăn vừa đủ, ăn từ tốn ................................................................ 11 Bài 4: Gọn gàng sau khi ăn ................................................................................ 12 Bài 5: Rót nước và uống nước đúng cách ....................................................... 13 Mục 2. Nói lời thanh lịch, văn minh Bài 6: Chào hỏi, xưng hô phù hợp .................................................................... 14 Bài 7: Nói năng lịch sự ........................................................................................ 15 Bài 8: Cảm ơn, xin lỗi khi cần ............................................................................. 16 Bài 9: Mạnh dạn, tự tin ........................................................................................ 17 Bài 10: Lắng nghe người khác, xin phép khi có ý kiến ..................................... 18 Mục 3. Trang phục thanh lịch, văn minh Bài 11: Trang phục gọn gàng, sạch sẽ ................................................................ 19 Bài 12: Lựa chọn quần áo, trang phục phù hợp ............................................... 20 Mục 4. Vui chơi thanh lịch, văn minh Bài 13: Vui chơi đoàn kết ...................................................................................... 21 Bài 14: Vui chơi an toàn ........................................................................................ 22 Bài 15: Vui chơi lành mạnh .................................................................................. 23 Bài 16: Vui chơi sáng tạo ..................................................................................... 24 6

Mục 5. Giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh Bài 17: Quan tâm tới mọi người ........................................................................... 25 Bài 18: Nụ cười thân thiện .................................................................................... 26 Bài 19: Gõ cửa phòng, bấm chuông cửa ........................................................... 27 Bài 20: Văn minh khi đi thang máy ..................................................................... 28 Bài 21: Văn minh nơi công cộng .......................................................................... 29 PHẦN II: ĐI MỘT NGÀY ĐÀNG, HỌC MỘT SÀNG KHÔN Mục 6. Hạnh phúc khi tới trường Bài 22: Sớm mai thức dậy ..................................................................................... 31 Bài 23: Trên đường đến lớp ................................................................................. 32 Bài 24: Học tập và vui chơi ................................................................................... 33 Bài 25: Tham quan triển lãm ............................................................................... 34 Bài 26: Những giấc ngủ ngon .............................................................................. 35 Mục 7. Gia đình đầm ấm Bài 27: Ăn tối ở nhà hàng ...................................................................................... 36 Bài 28: Kỳ nghỉ cùng gia đình ............................................................................... 37 Bài 29: Dự sinh nhật bạn ....................................................................................... 38 Bài 30: Đến thăm nhà bác .................................................................................... 39 Bài 31: Niềm vui đón Tết ....................................................................................... 40 7

PHẦN I HỌC ĂN, HỌC NÓI, HỌC GÓI, HỌC MỞ 8

Mục 1 ĂN UỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH Bài 1: Rửa tay sạch sẽ A. Lời khuyên cho bé 1 Lau tay [sấy khô tay] sau khi rửa 1. bé nên làm 2 rửa tay trước khi ăn 2. bé không nên làm Ăn cơm khi tay bẩn 4 Lau tay vào quần áo sau khi rửa Ôi, bẩn thế! 3 B. Gợi ý hướng dẫn - yêu cầu cần đạt: Trẻ biết thường xuyên giữ đôi tay sạch, biết rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bị bẩn. - Cho trẻ xem tranh và đưa ra lời khuyên. - Nội dung mở rộng: Thực hành 6 bước rửa tay đúng cách. 9

Bài 2: Ngồi ngay ngắn trong khi ăn A. Lời khuyên cho bé Ngồi ngay ngắn bên mâm cơm 1. Bé nên làm 12 Ngồi ngay ngắn bên bàn ăn 2. Bé không nên làm Ngồi quỳ gối trên chiếu 4 Ngồi gác chân lên ghế 3 B. Gợi ý hướng dẫn - Yêu cầu cần đạt: Trẻ biết ngồi ngay ngắn ở vị trí phù hợp bên bàn ăn, trên chiếu... - Cho trẻ xem tranh và đưa ra lời khuyên. - Nội dung mở rộng: Dạy trẻ khi ăn không cười đùa ngả nghiêng. Giúp trẻ hiểu câu thành ngữ “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”. 10

Bài 3: Lấy thức ăn vừa đủ, ăn từ tốn A. Lời khuyên cho bé Xúc thìa cơm vừa phải 1. Bé nên làm 1 Gắp thức ăn ở phía trên 2 2. Bé không nên làm 3 Nhai cơm nhồm nhoàm 4 Đảo bới thức ăn khi gắp B. Gợi ý hướng dẫn - Yêu cầu cần đạt: Trẻ biết gắp/xúc thức ăn vừa phải, từ phía trên xuống dưới, phía mình ngồi, không đảo bới chọn thức ăn. Khi ăn, nhai chậm rãi rồi mới nuốt. - Cho trẻ xem tranh và đưa ra lời khuyên. - Nội dung mở rộng: Kể thêm những hành vi văn minh nên làm khi ăn cơm: ăn từ tốn, ăn hết suất, không ăn tham, không rơi vãi, vẻ mặt tươi vui. Giúp trẻ hiểu ý nghĩa câu nói: “Ăn chậm nhai kỹ no lâu Ăn nhanh chóng đói lại đau dạ dày”. 11

Bài 4: Gọn gàng sau khi ăn A. Lời khuyên cho bé Lau bàn sạch sẽ sau khi ăn 1. Bé nên làm Thu dọn bát, thìa sau khi ăn 1 2 2. Bé không nên làm Không cất bát, cất ghế sau khi ăn Để bát, thìa lộn xộn sau khi ăn 4 3 B. Gợi ý hướng dẫn - Yêu cầu cần đạt: Sau khi ăn xong trẻ biết xếp gọn bát, thìa trên mâm [ở nhà] và cất bát, cất ghế [ở trường]. - Cho trẻ xem tranh và đưa ra lời khuyên. - Nội dung mở rộng: Thực hành thu dọn, xếp đặt gọn gàng sau bữa ăn ở lớp và gia đình. Giúp trẻ hiểu ý nghĩa câu: “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. 12

Bài 5: Rót nước và uống nước đúng cách A. Lời khuyên cho bé Uống nước từ tốn 2 1. Bé nên làm 1 Rót nước vừa đủ uống 2. Bé không nên làm Uống nước vội vàng Lấy nước quá nhiều 3 4 B. Gợi ý hướng dẫn - Yêu cầu cần đạt: Trẻ biết lấy lượng nước vừa đủ vào cốc, uống từ từ từng ngụm nhỏ, tránh đổ vãi hoặc bị sặc. - Cho trẻ xem tranh và đưa ra lời khuyên. - Nội dung mở rộng: Tập rót nước từ bình nước, từ ấm nước vào cốc, chén, tách; lấy nước an toàn từ cây nước; đổ nước thừa đúng chỗ. 13

Mục 2 NÓI LỜI THANH LỊCH, VĂN MINH Bài : Chào hỏi, xưng hô phù hợp A. Lời khuyên cho bé Chào và xưng hô đúng 1. bé nên làm Cô chào con, Chào đúng tư thế con ngoan lắm! Chào cháu, 1 Con chào cô ạ! 2 cháu đi học nhé! Cháu chào ông bà, cháu đi học ạ! 2. bé không nên làm 3 Chào chưa đúng 4 Vừa chạy vừa chào Chào bác! Con chào cô! B. Gợi ý hướng dẫn - yêu cầu cần đạt: Trẻ biết chào, xưng hô lễ phép, phù hợp. Khi chào đứng ngay ngắn, khoanh tay trước ngực, nhìn người đối diện, thái độ kính trọng người lớn, thân thiện với bạn bè và em nhỏ. - Cho trẻ xem tranh và đưa ra lời khuyên. - Nội dung mở rộng: Giúp trẻ hiểu được ngôi thứ trong gia đình và trong quan hệ xã hội để biết chào hỏi và xưng hô cho phù hợp. 14

Bài 7: Nói năng lịch sự A. Lời khuyên cho bé Dạ, vâng ạ! Trả lời lễ phép Dạ, con đang xem tranh ạ! 1. bé nên làm Lan ơi! Con đang Gọi dạ, bảo vâng làm gì vậy? Nam ơi, cháu ra ăn cơm đi! 1 2 2. bé không nên làm Hỏi trống không Vẽ gì đấy? Trả lời trống không Chị đang vẽ con mèo em ạ! Con đang làm gì vậy? Chơi búp bê! 34 B. Gợi ý hướng dẫn - yêu cầu cần đạt: Trẻ biết thưa gửi lễ phép, biết “thưa”, “dạ”, “vâng”, “ạ”. - Cho trẻ xem tranh và đưa ra lời khuyên. - Nội dung mở rộng: Giúp trẻ biết khi nào dùng từ “ơi” khi được gọi thay từ “dạ”, khi nào dùng từ “ừ” thay từ “vâng”. Khuyến khích trẻ dùng từ “ạ” trong giao tiếp. Không nên hỏi, trả lời trống không với mọi người. Không nói tục chửi bậy. 15

Bài : Cảm ơn, xin lỗi khi cần A. Lời khuyên cho bé 1. bé nên làm Nói lời xin lỗi Nói lời cảm ơn Con xin lỗi bố vì Bà tặng cháu này! đã làm vỡ bát ạ! Cháu cảm ơn bà ạ! 2. bé không nên làm 12 Không biết cảm ơn Không biết xin lỗi Kệ cậu, tớ không biết! Cậu làm hỏng Tớ tặng cậu này! Ô tô xấu thế! nhà của tớ rồi! 34 B. Gợi ý hướng dẫn - yêu cầu cần đạt: Trẻ hiểu và biết “cảm ơn”, “xin lỗi” đúng lúc, đúng chỗ. - Cho trẻ xem tranh và đưa ra lời khuyên. - Nội dung mở rộng: Giúp trẻ hiểu những khi được giúp đỡ, được nhận quà, được chỉ bảo những lời có ích... thì biết vui vẻ cảm ơn. Ngược lại, khi mình làm sai, trót gây ra lỗi thì biết chân thành nhận lỗi. 16

Bài 9: Mạnh dạn, tự tin A. Lời khuyên cho bé Mạnh dạn phát biểu 1. Bé nên làm 2 Tự tin nói trước mọi người Con thưa cô, đây là truyện \"Chú 1 \"...Một gia đình nhỏ Thỏ tinh khôn\" ạ! Một hạnh phúc to\" 2. Bé không nên làm Nhút nhát, tự ti Nói không rõ lời 4 3 À, à... Bạn kể về buổi đi thăm Hồ Gươm đi! B. Gợi ý hướng dẫn - Yêu cầu cần đạt: Trẻ mạnh dạn, tự tin khi ở lớp, ở nhà và khi tiếp xúc với mọi người. - Cho trẻ xem tranh và đưa ra lời khuyên. - Nội dung mở rộng: Giúp trẻ mạnh dạn trước đám đông, tự tin trả lời khi được hỏi, chủ động hỏi khi muốn biết, nói to đủ nghe, phát âm rõ, ngôn ngữ diễn đạt mạch lạc. 17

Bài 1: Lắng nghe người khác, xin phép khi có ý kiến A. Lời khuyên cho bé Giơ tay khi muốn nói 1. bé nên làm 2 Lắng nghe cô đọc sách 1 2. bé không nên làm Nói leo người lớn Thiếu tôn trọng, không lắng nghe khi 4 người khác đang nói Không phải thế ạ! 3 Chúng mình đi chơi xếp hình đi! B. Gợi ý hướng dẫn - yêu cầu cần đạt: Trẻ nhìn và lắng nghe người khác nói, thái độ thân thiện. Khi muốn hỏi hoặc có ý kiến, đợi người khác nói hết câu, xin phép nói. - Cho trẻ xem tranh và đưa ra lời khuyên. - Nội dung mở rộng: Giúp trẻ nhận biết hành vi đúng khi giao tiếp với người khác [lắng nghe, không gây ồn ào mất trật tự, không cắt ngang lời người khác...]. 18

Mục 3 TRANG PHỤC THANH LỊCH, VĂN MINH Bài 11: Trang phục gọn gàng, sạch sẽ A. Lời khuyên cho bé Gấp quần áo gọn gàng 1. bé nên làm 1 2 Tự mặc quần áo gọn gàng, giữ quần áo sạch sẽ 2. bé không nên làm Mặc quần áo bẩn 4 Mặc áo, quần xô lệch 3 B. Gợi ý hướng dẫn - yêu cầu cần đạt: Trẻ biết tự mặc quần áo, có kỹ năng đóng cài, mở khuy áo, kéo khoá. Biết giữ quần áo, trang phục gọn gàng, sạch sẽ. - Cho trẻ xem tranh và đưa ra lời khuyên. - Nội dung mở rộng: Giúp trẻ có kỹ năng lựa chọn và tự mặc quần áo phù hợp vào mùa hè, mùa đông, biết cách đội mũ, đi giày, quàng khăn đúng cách. Dạy cho trẻ hiểu đầy đủ nghĩa của từ “trang phục” [quần áo, váy, mũ nón, khăn, túi, giày dép, thắt lưng ...]. 19

Bài 12: Lựa chọn quần áo, trang phục phù hợp A. Lời khuyên cho bé Trang phục thoải mái khi đi chơi 1. Bé nên làm 2 Trang phục chỉnh tề nơi tôn nghiêm 1 2. Bé không nên làm Mặc không phù hợp thời tiết Mặc không phù hợp với nơi đến Con thích mặc 3 áo khoác này cơ! 4 B. Gợi ý hướng dẫn - Yêu cầu cần đạt: Trẻ biết mặc quần áo phù hợp với thời tiết và nơi đến. - Cho trẻ xem tranh và đưa ra lời khuyên. - Nội dung mở rộng: Giúp trẻ biết sử dụng quần áo, giày mũ... phù hợp với nơi đến [mặc đẹp để xem hát, dự lễ hội, mặc gọn gàng đi siêu thị, đi công viên...] và theo thời tiết [mặc ấm vào mùa đông, mặc mát vào mùa hè…]. 20

Mục 4 VUI CHƠI THANH LỊCH, VĂN MINH Bài 13: Vui chơi đoàn kết A. Lựa chọn của bé 1 Rủ bạn cùng chơi 2 Không cho bạn chơi cùng Chúng mình cùng chơi xếp nhà cao đi! Không được chơi đồ chơi của tớ! Chơi vui với bạn Tranh giành đồ chơi 3 Tranh ghép của tớ chứ! 4 B. Gợi ý hướng dẫn - Yêu cầu cần đạt: Trẻ biết chơi cùng bạn, nhóm bạn vui vẻ, nhường nhịn, hợp tác đoàn kết. - Gợi ý cho trẻ chọn và đánh dấu [x] vào hình tròn trong tranh có hành vi đẹp. - Nội dung mở rộng: Giúp trẻ so sánh các hành vi đẹp - xấu và biết lựa chọn hành vi đẹp trong khi vui chơi. 21

Bài : Vui chơi an toàn A. Lựa chọn của bé Chơi nguy hiểm Chơi đúng chỗ 1 2 Chơi không đúng chỗ Chơi đồ chơi nguy hiểm 34 B. Gợi ý hướng dẫn - Yêu cầu cần đạt: Trẻ hiểu và biết chọn đồ chơi, chỗ chơi an toàn, biết tránh không chơi đồ chơi bạo lực, chỗ chơi nguy hiểm cho bản thân. - Gợi ý cho trẻ chọn và đánh dấu [x] vào hình tròn trong tranh có hành vi an toàn. - Nội dung mở rộng: Chỉ dẫn cụ thể cho trẻ các vị trí chơi không an toàn [như hồ ao, giếng, đường giao thông ...] và các đồ chơi không có lợi cho bản thân [như kiếm, dao, đồ sắc nhọn...]. 22

Bài 21: Văn minh nơi công cộng A. Lựa chọn của bé Vứt rác bừa bãi Bỏ rác đúng nơi quy định 1 2 Cô giáo dạy phải vứt rác vào thùng! Nhường chỗ cho người già 3 Nghịch, phá cây hoa 4 Bà cảm ơn cháu! Cháu mời bà ngồi ạ Cậu không được Thích quá! ngắt hoa thế đâu! B. Gợi ý hướng dẫn - yêu cầu cần đạt: Trẻ không vứt rác nơi công cộng, không bẻ hoa, phá cây cối trong công viên. - Gợi ý cho trẻ đánh dấu [x] vào hình tròn trong tranh có hành vi đẹp. - Nội dung mở rộng: Kể cho trẻ nghe về các hành vi đẹp nơi công cộng, cho trẻ kể về ba hành vi đẹp trẻ đã làm được. 29

PHẦN II ĐI MỘT NGÀY ĐÀNG, HỌC MỘT SÀNG KHÔN 30

Mục 6 HẠNH PHÚC KHI TỚI TRƯỜNG Bài 22: Sớm mai thức dậy A. Bé ngoan mỗi ngày Đi học nào Tự thức dậy Mặc quần áo Ăn bữa sáng Vệ sinh cá nhân Tập thể dục B. Gợi ý hướng dẫn - yêu cầu cần đạt: Trẻ có ý thức, thói quen dậy đúng giờ mỗi sáng, tự giác phục vụ bản thân, không ỷ lại vào người lớn. - Gợi ý trẻ viết số từ 1 đến 6 vào các ô trống theo trình tự các việc trẻ làm mỗi sáng. - Nội dung mở rộng: Hướng dẫn trẻ lập thời gian biểu hằng ngày cho mình ở lớp và ở nhà. 31

Bài : Trên đường đến lớp A. Bé ngoan mỗi ngày Ngồi trên ô tô Ngồi trên xe máy 1 2 Sang đường đúng vạch kẻ dành cho Đi bộ trên vỉa hè người đi bộ 3 4 B. Gợi ý hướng dẫn - Yêu cầu cần đạt: Trẻ hiểu một số quy định tối thiểu khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn. - Gợi ý cho trẻ chọn và đánh dấu [x] vào hình tròn trong tranh có hành vi đẹp trẻ đã thực hiện được. - Nội dung mở rộng: Thực hành tham gia giao thông tại sân trường. Dạy trẻ nhận biết một số biển báo quy định về luật giao thông đường bộ đơn giản. 32

Chủ Đề