Giấy kiểm dịch thực vật xuất khẩu là gì

THỦ TỤC KIỂM DỊCH THỰC VẬT XUẤT KHẨU

Thủ tục Kiểm dịch thực vật xuất khẩu tại cơ quan kiểm dịch thực vật [Chi cục kiểm dịch thực vật theo vùng]

Bạn muốn tìm hiểu thủ tục Kiểm dịch thực vật xuất khẩu,

Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về quy trình Kiểm dịch thực vật xuất khẩu, như sau:

THÔNG TIN NGƯỜI XUẤT KHẨU CẦN BIẾT?

7 danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật theo quy định tại Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/9/2014 về Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam

1. Cây và các bộ phận còn sống của cây.

2. Sản phẩm của cây, gồm: Các loại củ, quả, hạt, hoa, lá, thân, cành, gốc, rễ, vỏ cây;  Các loại tấm, cám, khô dầu, sợi tự nhiên dạng thô, xơ thực vật; Bột, tinh bột có nguồn gốc thực vật [trừ bột nhào, tinh bột biến tính]; Cọng thuốc lá, thuốc lá sợi, thuốc lào sợi, men thức ăn chăn nuôi, bông thô, phế liệu bông, rơm, rạ và thực vật thủy sinh; Gỗ tròn, gỗ xẻ, pallet gỗ, mùn cưa, mùn dừa; Nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc thực vật; Giá thể trồng cây có nguồn gốc thực vật.

3. Các loại nấm [trừ nấm ở dạng muối, đông lạnh, đóng hộp, nấm men].

4. Kén tằm, gốc rũ kén tằm và cánh kiến.

5. Các loại côn trùng, nhện, nấm bệnh, tuyến trùng, vi khuẩn, virus, phytoplasma, viroids và cỏ dại phục vụ cho công tác giám định, tập huấn, phòng trừ sinh học và nghiên cứu khoa học.

6. Phương tiện vận chuyển, bảo quản vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

7. Các vật thể khác có khả năng mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật sẽ do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT quyết định.

Trường hợp XK những vật thể không thuộc Danh mục nêu trên sẽ được thực hiện kiểm dịch thực vật theo yêu cầu của nước NK và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc gia nhập.

Đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đã NK vào Việt Nam trước ngày 01/01/2015 mà chưa thực hiện phân tích nguy cơ dịch hại thì cơ quan kiểm dịch thực vật của nước XK phải cung cấp thông tin cho Cục Bảo vệ thực vật theo quy định để phân tích nguy cơ dịch hại. Căn cứ vào kết quả phân tích nguy cơ dịch hại, Cục Bảo vệ thực vật bổ sung các biện pháp kiểm dịch thực vật cần thiết để ngăn chặn có hiệu quả các đối tượng kiểm dịch thực vật.

Link tham chiếu: //www.ppd.gov.vn/quy-dinh-kdtv-cua-viet-nam/bang-ma-so-hs-doi-voi-danh-muc-vat-the-thuoc-dien-kiem-dich-thuc-vat-cua-viet-nam.html

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân [thương nhân] nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan kiểm dịch thực vật xuất khẩu nơi gần nhất hoặc gửi trực tuyến trên Phần mềm PQS khai báo thủ tục Kiểm dịch thực vật xuất khẩu và nhập khẩu [Đối với Chi cục kiểm dịch thực vật vùng 2 khu vực phía Nam //www.kdtv2.com/pqs]

Bước 2: Chi cục kiểm dịch thực vật sẽ tiếp nhận hồ sơ và xem xét, hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định ngay khi tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ và kiểm dịch thực vật xuất khẩu

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định, trong vòng 24h chi cục kiểm dịch sẽ gửi lại bản nháp chứng thư cho cá nhân, tổ chức xuất khẩu đăng ký kiểm dịch.

- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

- Trường hợp không kiểm dịch thực vật xuất khẩu, Chi cục kiểm dịch thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Hồ sơ đề nghị kiểm dịch thực vật xuất khẩu gồm có:

- Giấy đăng ký kiểm dịch theo mẫu ban hành của Chi cục kiểm dịch [Khai báo đầy đủ thông tin về lô hàng cần kiểm dịch theo tờ khai hải quan xuất khẩu];

- Hợp đồng thương mại, Vận đơn, Invoice, Packing list [Nếu có];

- Giấy giới thiệu hoặc Giấy ủy quyền của chủ hàng cho người đi đăng ký kiểm dịch;

- Mẫu kiểm dịch lô hàng xuất khẩu tùy theo số lượng, khoảng 5kg/mẫu:

  • TH mẫu có thể xuất trình tại thời điểm đăng ký kiểm dịch, bộ phận tiếp nhận sẽ kiểm tra hồ sơ và mẫu để ra chứng thư kiểm dịch thực vật cho lô hàng xuất khẩu.
  • TH mẫu bất thường hoặc không có để xuất trình tại thời điểm kiểm dịch, bộ phận tiếp nhận sẽ chuyển hồ sơ cho bộ phận giám sát tại cảng nơi lô hàng hạ bãi chờ xuất. Cán bộ kiểm dịch sẽ kiểm tra thực tế hàng hóa và cấp chứng thư cho cá nhân, tổ chức xuất khẩu.

3. Thời hạn giải quyết hồ sơ

  • Cá nhân, tổ chức xuất khẩu đăng ký kiểm dịch thực vật trước 1- 2 ngày tàu chạy với Chi cục kiểm dịch.
  • Sau khi Hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ được cấp Chứng thư sau 1 – 2 ngày. Ngày cấp chứng thư nên cùng ngày với ngày tàu chạy [Đối với hàng Sea].

4. Các văn bản pháp luật liên quan

- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13;

- Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 9 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.

- Địa chỉ 9 Chi cục kiểm dịch thực vật vùng trực thuộc Cục Bảo vệ thực vật Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn:

  • Vùng 1: Số 2 Trần Quang Khải, Thành phố Hải Phòng
  • Vùng 2: 28 Mạc Đĩnh Chi, P. Đakao, Q.1, TP.HCM
  • Vùng 3: 146 Hoàng Diệu, thành phố Đà Nẵng
  • Vùng 4: 66 Lê Hồng Phong, thành phố Quy nhơn, tỉnh Bình Định
  • Vùng 5: Số 7A đường Lê Văn Hiên, Quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
  • Vùng 6: 28 Trần Phú, Thành phố Vinh, Nghệ An
  • Vùng 7: 98B Ngô Quyền, Phường Đông Kinh, Tp. Lạng Sơn
  • Vùng 8: 007 đường Nguyễn Huệ, TP Lao Cai
  • Vùng 9: 386B đường Cách mạng tháng 8, thành phố Cần Thơ

Hy vọng bạn tìm thấy thông tin hữu ích cho việc làm thủ tục của mình.

Nếu bạn thấy các bước phức tạp, và muốn thuê dịch vụ logistics để làm thủ tục nhập khẩu tôi có thể giúp bạn.

Nếu bạn muốn thông quan nhanh chóng, giải phóng hàng đúng tiến độ, cũng như tiết kiệm chi phí và thời gian cho công ty mình, thì vui lòng liên hệ với tôi

Mọi thông tin chi tiết về thủ tục Kiểm dịch thực vật xuất khẩu liên hệ với Công ty để được tư vấn cụ thể:

BINH AN LOGISTICS SERVICES AND TRADING CO., LTD.

E              |    H: [+84]24 66618991

Ms. An: [+84] 945 330368                 |    Skype: thuyan.fm

Các bài viết liên quan:

Thủ tục cấp giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu

Thủ tục nhập khẩu trái cây tươi nội bài

Thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm

Thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng

Thủ tục hải quan Cảng Hải Phòng

Kiểm dịch thực vật [Phytosanitary] là công tác quản lý của Nhà nước nhằm ngăn chặn những loài sâu bệnh; vi sinh vật có hại; cỏ dại nguy hiểm. Có nguy cơ lây lan, nhiễm bệnh giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài.

Với hàng nhập khẩu có liên quan hoặc có nguồn gốc thực vật, kiểm dịch là để đảm bảo không cho mầm bệnh theo hàng hóa nhập khẩu đi vào nước ta. Với hàng xuất khẩu, công việc cũng tương tự, nhằm chứng minh hàng đảm bảo điều kiện về kiểm dịch để xuất khẩu ra nước ngoài.

Dịch vụ vận chuyển siêu nhanh siêu tiết kiệm Bestlogistics.vn

Kiểm dịch động – thực vật đều thuộc loại Kiểm tra chất lượng, Nhà nước ta bắt buộc với một số hàng hóa. Nếu lô hàng chưa kiểm dịch sẽ bị “hoãn lại” khi làm thủ tục hải quan.

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật là loại chứng từ bắt buộc đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là thực vật. Giấy này được cơ quan chức năng cấp cho đơn sản xuất hàng hóa xuất khẩu là thực vật.  Công ty chúng tôi cam kết cung cấp loại giấy này cho các đối tác sử dụng sản phẩm pallet, thùng gỗ của chúng tôi để xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Dưới đây là một mẫu Giấy kiểm dịch thực vật mà cơ quan chức năng cấp cho chúng tôi.

Mẫu giấy kiểm dịch thực vật

Những loại hàng hóa phải kiểm dịch thực vật?

Lấy mẫu quế [thử] để làm kiểm dịch.

Thông thường, hàng hóa có nguồn gốc thực vật như nông sản, thức ăn chăn nuôi,… có khả năng cao phải làm kiểm dịch.

Tuy nhiên, Thông tư 40 được nhận xét là khó áp dụng cho doanh nghiệp cũng như với cả các cán bộ hải quan.

Với thông tư này, đến đầu năm 2014 chưa có bảng danh mục chi tiết theo HS CODE đích danh những mặt hàng phải kiểm dịch. Chẳng hạn như mục d, Quy định “Gỗ và các sản phẩm của gỗ” trừ khi có giấy miễn kiểm dịch. Vì vậy, những mặt hàng như gỗ MDF nhập khẩu đã qua xử lý vẫn phải đi xin giấy miễn. Nhưng tốn kém thêm thời gian và các chi phí!

Với hàng xuất khẩu, đồ gỗ đã qua chế biến không phải kiểm dịch thực vật.

Quy trình kiểm dịch thực vật

Bạn có thể tra cứu quy trình tại thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT.

Tùy theo loại hình xuất khẩu, nhập khẩu mà quy trình có sự khác nhau ít nhiều. Tuy nhiên; Thông tư trên nêu khá chi tiết và rõ ràng các bước tiến hành, cũng như hồ sơ phải nộp để thực hiện việc kiểm dịch cho hàng hóa xuất nhập khẩu.

Thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

Để được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch, bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu bao gồm:

  • Đơn đăng ký kiểm dịch;
  • Yêu cầu vệ sinh thú y của nước nhập khẩu hoặc chủ hàng [nếu có];
  • Mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu [nếu có].
  • Nộp hồ sơ [tổ chức, cá nhân] khi xuất khẩu động vật; sản phẩm động vật nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch cho Cục Thú y.
  • Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; Cục Thú y quyết định và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch về địa điểm, thời gian kiểm dịch.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu kiểm dịch; nếu đáp ứng yêu cầu kiểm dịch, Cục Thú y cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch;
  • Tổ chức, cá nhân căn cứ vào ngày ghi trên phiếu hẹn đến Cục thú y nhận Giấy chứng nhận kiểm dịch.

Trường hợp kéo dài hơn 05 ngày làm việc hoặc không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch phải thông báo; trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Giấy kiểm dịch thực vật phytosanitary certificate

Một số văn bản pháp luật liên quan đến kiểm dịch thực vật

  • Thông tư số 65/2012/TT-BNNPTNT: Quy định về quy trình; thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.
  • Thông tư số 14/2012/TT-BNNPTNT: Hướng dẫn hồ sơ kiểm dịch thực vật.
  • Thông tư số 01/2012/TT-BTC: Hướng dẫn thông quan hàng hóa xuất khẩu; nhập khẩu phải kiểm dịch.

Liên hệ ngay hotline 090.226.8618 để nhận ngay nhiều ưu đãi hấp dẫn khác hoặc truy cập website: bestlogistics.vn  các bạn nhé

Đọc thêm:

Dịch vụ chuyển phát nhanh uy tín nhất, nhanh nhất, tiết kiệm nhất

Video liên quan

Chủ Đề