Hạch toán chi phí đi vay không được vốn hóa năm 2024

Tối ưu chi phí sử dụng vốn, tối ưu hóa dòng tiền bằng cách sử dụng khoản vay được coi là giải pháp hiệu quả, phổ biến và được dùng bởi đa số các doanh nghiệp hiện nay. Vậy khi thanh toán khoản vay – Xử lý kế toán, thuế đối với khoản đi vay và chi phí lãi vay, cần lưu ý điều gì? Cập nhật chi tiết qua bài viết dưới đây của CyberTax.

Ngoài việc vay của ngân hàng và các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp cũng có các khoản vay từ các doanh nghiệp khác hoặc vay cá nhân. Kế toán cần lưu ý những quy định khi sử dụng tiền mặt trong quá trình vay và cho vay:

Khi doanh nghiệp vay và cho vay lẫn nhau

Doanh nghiệp cần chú ý khi thực hiện vay và cho vay thì không sử dụng tiền mặt, căn cứ theo các quy định sau:

Điều 6 Nghị định 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 của Chính phủ quy định, cụ thể: “Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau”.

Theo Điều 4 Thông tư 09/2015/TT-BTC ngày 29/01/2005 của Bộ Tài chính quy định như sau: “Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng (là các doanh nghiệp không thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng) khi thực hiện các giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau sử dụng các hình thức thanh toán được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.”

Và theo Khoản 2 điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BTC cũng quy định về hình thức thanh toán:

“Khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau:

  1. Thanh toán bằng Séc;
  1. Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
  1. Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành”

Khi doanh nghiệp vay cá nhân

Đối với doanh nghiệp vay vốn cá nhân không có quy định bắt buộc thực hiện chuyển khoản tiền cho vay và trả nợ. Do vậy, cá nhân có thể cho doanh nghiệp vay bằng tiền mặt và doanh nghiệp khi tiến hành trả nợ cho cá nhân có thể dùng tiền mặt để trả nợ.

Bên cạnh đó, khi vay tiền cá nhân, doanh nghiệp cần lập và lưu giữ các hồ sơ liên quan đến việc vay và trả nợ như sau:

  • Hợp đồng vay tiền.
  • Chứng minh thư/Căn cước công dân của cá nhân.
  • Chứng từ thanh toán
    • Phiếu thu (đối với tiền mặt).
    • Giấy báo có của ngân hàng (chuyển khoản).
    • Phiếu chi trả gốc vay, lãi vay.

Ngoài ra, kế toán cần lưu ý thêm các điều khoản có liên quan theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật Quản lý thuế quy định các vấn đề về thủ tục, quy trình và lãi suất của giao dịch doanh nghiệp vay vốn từ cá nhân.

Những lưu ý về hạch toán khoản lãi vay

Các khoản vay đối với doanh nghiệp thường được phân làm hai nhóm với mục đích sử dụng khác nhau, đó là sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng để đầu tư.

Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn, kế toán cần lưu ý để hạch toán các lãi vay cho đúng với mục đích vốn vay như sau:

Vay để bổ sung vốn thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanhBổ sung vốn đầu tư để XDCB trong gai đoạn đầu tư để hình thành TSCĐ (tài sản cố định)Lãi vay được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toánLãi vay được tính vào chi phí đầu tư và cần tuân thủ theo VAS 16

Bảng 1. Một số lưu ý khi hạch toán các khoản lãi vay

Đối với việc vay để bổ sung vốn thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: lãi vay được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán.

Còn việc vay bổ sung vốn đầu tư để xây dựng cơ bản trong giai đoạn đầu tư để hình thành tài sản cố định: thì lãi vay được tính vào chi phí đầu tư. Tuy nhiên, chi phí lãi vay có được vốn hóa vào giá trị của tài sản hình thành từ đầu xây dựng cơ bản hay không? Kế toán cần tuân theo quy định của Chuẩn mực kế toán VAS 16 về Chi phí đi vay.

Điều cần lưu ý về lãi vay đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Với các bên có quan hệ liên kết được quy định tại điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 của Chính phủ như sau:

“Điều 5. Các bên có quan hệ liên kết

Các bên có quan hệ liên kết (sau đây viết tắt là “bên liên kết”) là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp:

  1. Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia;
  1. Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.”

Chi tiết quy định tại điều này gồm 11 mối quan hệ, các quan hệ liên kết chủ yếu là các mối quan hệ về sở hữu vốn. Trong các mối quan hệ này, doanh nghiệp cần hết sức lưu ý việc bên cho vay là bên có quan hệ liên kết với bên đi vay khi:

“d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;”

(điểm d, điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP)

Khi xác định doanh nghiệp có giao dịch liên kết, doanh nghiệp xác định chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN (thu nhập doanh nghiệp) theo quy định tại Nghị định số 132/2020/NĐ-CP:

“Điều 16. Xác định chi phí để tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết:

  1. Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;
  1. Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a khoản này được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a khoản này. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ;”

Điều cần lưu ý về lãi vay được xác định là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN

Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC quy định chi tiết về các khoản chi được trừ liên quan tới lãi vay khi xác định thu nhập chịu thuế. Chi tiết được tổng hợp qua bảng dưới đây:

Trường hợpNội dungXác định chi phí được trừ hay không được trừCăn cứ pháp lý tại điều 4 Thông tư 96Việc vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay– Phần chi phí trả lãi tiền vay với mức lãi suất không quá 150% mức lãi cơ bản là chi phí được trừ– Phần chi phí trả lãi tiền vay với mức lãi suất cao hơn 150% mức lãi cơ bản là chi phí không được trừĐiểm 2.17Doanh nghiệp chưa góp đủ vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) so với tiến độ góp vốn đã đăng ký ghi trong điều lệ của doanh nghiệp (kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh)Số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếuToàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừĐiểm 2.18Số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốnDoanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vayKhoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay.Doanh nghiệp phát sinh một khoản vayKhoản chi trả lãi tiền không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếuDoanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khácKhoản chi trả lãi vay được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuếĐiểm 2.18Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tưĐã được ghi nhận vào giá trị tài sản, giá trị công trình đầu tưĐiểm 2.18Trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản, doanh nghiệp phát sinh cả khoản chi trả lãi tiền vay và thu từ lãi tiền gửiĐược bù trừ giữa khoản chi trả lãi tiền vay và thu từ lãi tiền gửi, sau khi bù trừ phần chênh lệch còn lại ghi giảm giá trị đầu tưĐiểm 2.31

Những lưu ý về thuế TNCN đối với vay cá nhân

Trường hợp doanh nghiệp vay tiền của cá nhân, khi chi trả tiền lãi cho cá nhân cho vay cần thực hiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Trước khi chi trả theo các quy định về thuế TNCN. Cụ thể, khoản thu nhập chịu thuế quy định tại Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính:

“Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế

Thu nhập từ đầu tư vốn

Thu nhập từ đầu tư vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được dưới các hình thức:

  1. Tiền lãi nhận được từ việc cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh vay theo hợp đồng vay hoặc thỏa thuận vay, trừ lãi tiền gửi nhận được từ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo hướng dẫn tại tiết g.1, điểm g, khoản 1, điều 3 Thông tư này.”

Theo cách tính thuế TNCN đối với thu nhập từ lãi cho vay của cá nhân được quy định tại điều 10 Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:

“Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thu nhập tính thuế và thuế suất.

Thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế từ đầu tư vốn là thu nhập chịu thuế mà cá nhân nhận được theo hướng dẫn tại khoản 3, điều 2 Thông tư này.

Thuế suất đối với thu nhập từ đầu tư vốn áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 5%.

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.”

Thuế suất đối với thu nhập từ đầu tư vốn Thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốnÁp dụng theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 5%Thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho thuế

Bảng 3. Căn cứ để tính thuế thu nhập từ đầu tư vốn

Như vậy, số thuế thu nhập cá nhân mà doanh nghiệp phải khấu trừ trước khi chi trả tiền lãi vay cho cá nhân khi cho vay là 5% trên tổng số lãi vay phải trả.

Đọc thêm bài viết liên quan tại: https://cybertax.vn/nhung-sua-doi-bo-sung-lien-quan-den-kh-tscd-thue-tndn-va-thue-tncn/

Trên đây là những nội dung về việc khi thanh toán khoản vay – Xử lý kế toán, thuế đối với khoản đi vay và chi phí lãi vay, cần lưu ý điều gì mà CyberTax đã tổng hợp được. Mọi thông tin cần giải đáp và tư vấn vui lòng liên hệ 1900 2038.