Đau lòng ngực là bệnh gì năm 2024

Đau tức ngực giữa có thể gặp ở rất nhiều đối tượng từ trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, trung niên và thậm chí là người cao tuổi. Với mỗi một độ tuổi nhất định thì đau tức ngực có thể là biểu hiện sinh lý hoặc bệnh lý riêng. Cùng tìm hiểu nhé!

Đau tức ngực giữa là gì?

Hiện tượng ngực đau thắt lại ở ngay giữa lồng ngực, ngay phía sau xương ức hoặc đôi khi có lệch sang trái một chút được gọi là hiện tượng đau tức ngực giữa. Cơn đau có thể thoáng qua trong 5 - 10 giây hoặc kéo dài đến vài phút hoặc vài giờ.

Đôi khi, cơn đau tức ngực giữa có thể đau dữ dội, khiến người bệnh cảm thấy như thắt nghẹn, đè ép vào lồng ngực kèm theo đánh trống ngực, hồi hộp, tay chân bủn rủn, không có sức lực hoặc vã mồ hôi.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dau_tuc_nguc_giua_la_dau_hieu_cua_benh_gi_1_d2c4de2c99.jpg) Đau tức ngực giữa là triệu chứng thường gặp ở nhiều bệnh lý

Cơn đau tức ngực giữa có nhiều nguyên nhân, nguồn gốc khác nhau và mỗi nguyên nhân sẽ có những triệu chứng đặc trưng để gợi ý khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân xuất phát từ tim mạch hoặc tái diễn nhiều lần thì người bệnh cần đặc biệt lưu ý vì có nguy cơ diễn biến nặng nhanh chóng.

Ai có nguy cơ đau tức ngực giữa?

Do xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nên mọi người, mọi đối tượng đều có khả năng xuất hiện cơn đau tức ngực giữa. Tuy nhiên sẽ có một vài nhóm đối tượng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, có thể kể đến như:

  • Nhóm người cao tuổi.
  • Người mắc các bệnh mạn tính như: Rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh thận mạn…
  • Những người có ít vận động thể chất hoặc có thể trạng thừa cân béo phì
  • Người thường xuyên sử dụng thuốc lá và rượu bia.
  • Phụ nữ sau mãn kinh.
  • Những người thường xuyên gặp căng thẳng, áp lực trong công việc và cuộc sống.
  • Trong gia đình đã có những người mắc các bệnh về tim, bệnh mạch vành hoặc tai biến mạch máu não…

Nguyên nhân đau tức ngực giữa

Đau tức ngực giữa là triệu chứng khá phổ biến thường gặp trong bệnh cảnh của nhiều bệnh lý khác nhau. Do đó, cần phải kết hợp nhiều yếu tố kèm theo để có thể xác định được nguyên nhân gây đau tức ngực giữa.

Nhồi máu cơ tim

Đây là nguyên nhân đau tức ngực giữa thường gặp và cũng tương đối nguy hiểm. Bệnh thường xảy ra ở những bệnh nhân cao tuổi, có tiền sử đái đường hoặc xơ vữa mạch vành, những người có thói quen hút thuốc lá.

Khi xuất hiện nhồi máu cơ tim, người bệnh sẽ có các biểu hiện sau:

  • Đau tức ngực giữa, sau xương ức hoặc lệch trái.
  • Đau với tính chất bóp nghẹt, khiến bệnh nhân khó chịu, run tay chân, vã mồ hôi.
  • Cơn đau có thể lan ra sau lưng, lên cổ, vai, gáy hoặc lan đến mặt trong của tay trái.
  • Thường đau đột ngột, ít có dấu hiệu cảnh báo trước.
  • Cơn đau có thể kéo dài trên 20 phút đến vài tiếng.

Nếu có cơn đau tức ngực giữa với tính chất như trên thì có thể là báo hiệu của một dấu hiệu cấp cứu và cần được đưa đến bệnh viện để được xử trí càng sớm càng tốt.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dau_tuc_nguc_giua_la_dau_hieu_cua_benh_gi_2_1_d04e458bd1.jpg) Nhồi máu cơ tim là bệnh lý cấp cứu với triệu chứng đau tức ngực giữa

Bệnh mạch vành mạn tính

Ở trong bệnh lý này, cơn đau tức ngực giữa thường diễn ra ổn định hơn, thường khi người bệnh lao động nặng, quá sức, khi có nhiều căng thẳng, mệt mỏi hoặc một xúc cảm mạnh. Cơn đau sẽ giảm đi nếu người bệnh được nghỉ ngơi hoặc lấy lại được bình tĩnh.

Thông thường ở bệnh mạch vành mạn tính cơn đau sẽ kéo dài từ 3 đến 5 phút. Tuy nhiên càng về sau, cơn đau xảy ra càng gần nhau và thời gian ngày càng kéo dài nếu người bệnh không được điều trị đúng cách.

Bệnh lý màng phổi

Màng phổi được cấu tạo từ hai lớp lá thành và lá tạng, ở giữa hai lá có lớp dịch mỏng để quá trình hô hấp diễn ra dễ dàng hơn. Trong nhiều bệnh lý của màng phổi như: Viêm màng phổi, tràn dịch màng phổi hoặc dày dính màng phổi thì triệu chứng đau tức ngực giữa là khá phổ biến.

Với những đặc trưng của cơn đau có thể kể đến như:

  • Đau tức ngực giữa âm ỉ, liên tục, đau nhiều hơn khi nằm, giảm khi ngồi dậy.
  • Đau tăng lên khi vận động mạnh, ho hoặc hắt hơi.
  • Một vài trường hợp có thể có sốt mức độ nhẹ kèm theo.
  • Giảm cân nhanh trong một thời gian ngắn dù không thực hiện biện pháp giảm cân.

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản hay GERD được hiểu là khi axit dạ dày trào từ dưới dạ dày lên thực quản qua lỗ tâm vị. Chính axit dạ dày này gây tổn thương niêm mạc thực quản là nguyên nhân gây đau tức ngực giữa.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dau_tuc_nguc_giua_la_dau_hieu_cua_benh_gi_3_158f797d1d.jpg) Đau tức ngực giữa có thể gặp trong bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản

Đây được coi là nguyên nhân hàng đầu gây đau tức ngực giữa sau bệnh lý tim mạch và phổi. Bệnh được đặc trưng bởi một vài đặc điểm sau:

  • Bệnh nhân thường có cảm giác đau tức và bỏng rát sau xương ức.
  • Thường xuyên có triệu chứng ợ hơi, ơ chua hoặc đau tức vùng trên rốn.
  • Cảm giác nuốt vướng, nuốt đau hoặc khó chịu khi nuốt.
  • Thấy khan tiếng hoặc khàn giọng vào buổi sáng kèm theo ho, rát họng kéo dài.

Các bệnh lý kể trên là những nguyên nhân thường gặp gây đau tức ngực giữa. Tuy nhiên triệu chứng này cũng có thể gặp trong một số trường hợp sinh lý bình thường của cơ thể như phụ nữ mãn kinh do sự thay đổi nội tiết của cơ thể, trạng thái hồi hộp, lo lắng khiến tim đập nhanh hoặc đau ngực do căn nguyên tâm lý khác…

Đau tức ngực giữa cần làm gì?

Với mỗi tình trạng đau tức ngực giữa sẽ có những biện pháp điều trị hoặc hỗ trợ khác nhau. Nhưng nhìn chung cần thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế đau tăng, ổn định người bệnh và sự can thiệp của y tế. Cụ thể như sau:

  • Với người có tiền sử bệnh mạch vành mạn tính, người bệnh cần được ngồi nghỉ ngơi, hít sâu thở đều để điều chỉnh tâm trạng và sử dụng thuốc nitrat giãn mạch vành.
  • Khi bệnh nhân đau tức ngực khi nằm có thể thay đổi sang tư thế nửa nằm nửa ngồi để cải thiện tình trạng đau ngực.
  • Cần đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác bệnh từ đó có các biện pháp can thiệp phù hợp, sớm nhất để cải thiện bệnh.

Tóm lại, cơn đau tức ngực giữa rất phổ biến, thường gặp trong nhiều bệnh lý. Việc quan trọng là cần phát hiện thêm những dấu hiệu kèm theo để định hướng chính xác cho chẩn đoán. Ngoài ra, bạn cũng nên chăm sóc bản thân, hạn chế lao động quá sức đồng thời xây dựng cho bản thân một lối sống lành mạnh, cân đối để duy trì cuộc sống khỏe mạnh bền lâu.