Hai câu đầu bài thơ diễn tả không gian đèo Ngang như thế nào

Bài làm 1

Trong nền văn học hiện đại nếu như chúng ta bắt gặp sự sắc sảo, mạnh mẽ, bứt phá trong thơ của Hồ Xuân Hương thì chắc hẳn rằng sẽ thấy được sự điềm tĩnh, nhẹ nhàng, trầm buồn của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ "Qua đèo Ngang" tiêu biểu cho phong cách ấy.

Bài thơ "Qua đèo Ngang" được sáng tác khi tác giả vào Phú Xuân [Huế] nhận chức và đi qua đèo này. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi buồn man mác, nhớ nhà, nhớ quê hương và thương cho thân gái nơi đường xa.

Bài thơ được sáng tác theo thể thất ngôn bát cú với cấu trúc đề, thực, luận kết. Chỉ 8 câu thơ nhưng nó đã diễn tả được hết cái thần thái, cái hồn của cảnh vật cũng như của con người khi đứng trước cảnh trời núi hiu quạnh và lòng người man mác như thế này.

Hai câu đề gợi lên trước mắt người đọc khung cảnh hoang sơ nơi đèo Ngang:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen lá, lá chen hoa

Không gian và thời gian ở đèo Ngang được tác giả thể hiện qua từ "bóng xế tà". Có thể nói đây là thời gian là cảm xúc trong lòng người dường như nặng nề, gợi buồn, gợi sầu hơn. Trong ca dao, dân ca, chúng ta vẫn bắt gặp thời điểm chiều tả để đặc tả nỗi buồn không biết bày tỏ cùng ai. Mắt trời xuống núi, hoàng hôn sắp bao phủ lấy nơi này. Cảm giác cô đơn, lạc lõng. Cảnh vật thiên nhiên nơi đây dường như quạnh quẽ đến nao lòng. Chỉ có cỏ cây và hoa. Điệp từ "chen" dường như đã làm tăng thêm tính chất hiu quạnh của địa danh này. Hoa lá đang quấn quýt lấy nhau, bám chặt nhau để sống, sinh sôi.

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Đến hai câu thực thì mới thấp thoáng hình ảnh con người, nhưng cũng chỉ là "tiều vài chú". Hóa ra chỉ là một vài chú tiều bé nhỏ đi nhặt củi ở dưới chân núi. Mặc dù có sự sống nhưng mong manh và hư vô quá. Với phép đảo trật tự cú pháp ở hai câu thơ này, Bà Huyện Thanh Quan đã một lần nữa nhấn mạnh sự hoang sơ, hịu quạnh của đèo Ngang. Việc sử dụng hai từ láy "lom khom" và "lác đác" vừa chỉ hoạt động gánh củi vất vả vừa chỉ ước tính số lượng cụ thể. Những hình ảnh ước lệ trong thơ Bà Huyện Thanh Quan đã lột tả hết thần thái cũng như cảm xúc của tác giả lúc đó. Những sự sống hiếm hoi, lẻ loi và mong manh đang chờn vờn ở ngay trước mắt nhưng xa lắm. Muốn tìm bạn để tâm sự cũng trở nên khó khăn.

Bài làm 2

Câu đề bước tời đèo ngang bóng xế tà

Bà Huyện từ ngoài Bác vào miền Trung theo chồng làm quan ,cảnh chiều hôm buồn bã,chắc có điều trắc uẩn lương tâm ,cảm xúc cảnh chiều hôm đây !

khung cảnh chen chúc của cỏ cây hoa lá chen vào với đá,miền trung du mà,cảnh thật lãng mạn nhưng có gì tiềm ẩn của vùng rừng núi hiểm trở heo hút .Cách tả cảnh liên tiếp ,từng phần một cỏ rồi chen vào cây,chen lá vào hoa.Bức tranh thiên nhiên sinh động nhưng có gì khăng khít gắn bó lắm thay 

Lom khom ……

Bằng cách đảo vị trí 'lom khom ",tác giả tả cảnh chiều hôm buồn bã của mấy chú tiều phu đốn củi đang gồng gánh ra về nơi túp lều tranh ở chân núi kia ,thật là buồn tẻ ,thật là mượn cảnh tả người ,tác giả ý chỉ cảnh chiều buồn ở ĐEO NGANG đây 

Lác đác …..

lại một cảnh thực của làng quê dân dã ,chốn sơn cước đây tác giả vẫn đảo vế,đáng ra tả mấy nhà lác đác ven sông thì đây lại là lác đác ven sông .Thật là bức tranh có cảnh có người,có hồn có sự sống .

Bài làm 3

Bà Huyện Thanh Quan [ 1805- 1848] là một nhà thơ nữ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam thời kỳ trung đại. Bà là một trong những nhà thơ nữ đã mang đến cho văn chương nước nhà một nền thơ mới đầy độc đáo, mang đậm dấu ấn của những nhà thơ, nhà văn nữ.  Và một trong những tác phẩm tiêu biểu thể hiện rõ phong cách của bà, đó là bài thơ “ Qua đèo ngang”.

          “ Qua đèo ngang” được sáng tác trong một hoàn cảnh khá đặc biệt. Đó là khi tác giả vào Phú Xuân- Huế nhận chức, trên đường đi ngang qua đèo. Cảm hứng viết nên bài thơ chính là nỗi nhớ nhà, nỗi buồn man mác của người con gái khi phải xa người thân, xa quê hương. Nhưng cùng với đó cũng là để ca ngợi bức tranh thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ nhưng không kém phần tươi đẹp. Tác giả cảm nhận điều này khi dừng chân nghỉ ngơi, trước khi tiếp tục một cuộc hành trình ở phía trước. Mở đầu bài thơ, Bà Huyện Thanh Quan đã mở ra khung cảnh thiên nhiên thơ mộng:

Loading…

“ Bước tới đèo ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen lá đá chen hoa…”

Khung cảnh được tác giả miêu tả ở đây chính là khung cảnh của buổi chiều tà. Đó là khi ánh sáng đã dần tắt để nhường chỗ cho màn đêm bao phủ. Câu thơ xuất hiện cụm từ “ bóng xế tà” cùng với điệp từ “chen”, và cách gieo vần “ lá, đá”…tạo cảm giác cô đơn, tĩnh mịch. Có lẽ do đây là thời điểm tác giả dừng chân nghỉ ngơi, nhưng lại đúng vào buổi chiều tà, nên tác giả cảm thấy cô đơn, buồn man mác. Vì buổi chiều tà thường có khung cảnh mờ ảo, nên thường là khoảng khắc gợi người ta nhớ đến những tình cảm trong tâm trí dành cho những điều thân thuộc nhất. Dù vậy, ở khung cảnh đó vẫn xuất hiện những sự vật trong tự nhiên như “cỏ cây, lá hoa” đua nhau hội tụ. Khiến người đọc liên tưởng tới một cảnh vật dù êm đềm, nhưng cũng có sự phát triển tươi tốt, hội tụ của những lá, những hoa, giúp cho con người khi chứng kiến cũng cảm thấy bớt cô đơn, trống trải.

Và khi nghỉ ngơi, tác giả đã hướng tầm mắt đến phía xa dưới chân đèo:

“ Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.”

Dưới chân núi là những người tiều phu đang vội vả trở về nhà sau một ngày làm việc vất vả. Họ trở về với gia đình, người thân của mình. Rồi khi hướng tầm mắt đi xa hơn, nhà thơ đón nhận hình ảnh những ngôi nhà thấp thoáng, lác đác. Có lẽ ở nơi đó có những gia đình, có tình thân sum vầy của những người dân lao động sau ngày dài làm việc mệt nhọc. Cảnh tượng đó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của tác giả lúc này, khi chỉ có một mình tại nơi đất khách quê người, vì vậy nỗi nhớ khắc khoải lại dâng lên trong lòng bà:

“ Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.”

Khi nhìn thấy khung cảnh thiên nhiên đượm buồn, rồi hình ảnh cuộc sống thường nhật ấm áp của những gia đình dưới núi, nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương sâu sắc đã dâng lên nỗi xúc động trong lòng Bà Huyện Thanh Quan. Chỉ bằng hai câu thơ nhưng cũng để khiển người đọc cảm nhận được tâm trạng của tác giả. Qua những từ ghép như đau lòng, mỏi miệng, rồi nghệ thuật ẩn dụ ở nỗi nhớ của con chim cuốc, cái gia gia, phải chăng chính là để nói lên tâm sự từ tận đáy lòng của tác giả? Quốc và gia có lẽ chính là đất nước và gia đình của tác giả đó sao?

Dù đau đớn như vậy, nhưng tác giả cũng không thể lãng quên thực tại. Bà đang đứng giữa trời đất, giữa thiên nhiên non nước bao la, nên cảm thấy mình thật đơn độc, trống vắng:

“ Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.”

Nhưng có lẽ trong khoảnh khắc đó, tâm hồn nhạy cảm của người nữ sĩ vẫn không khỏi cảm thán, cảm nhận được vẻ đẹp của non sông quê hương. Nơi đây có vẻ hoang sơ, nhưng lại vô cùng hùng vĩ, bát ngát. Và trong hoàn cảnh đó, những suy tư, phiền muộn của Bà Huyện Thanh Quan đành cất giữ riêng cho mình “ ta với ta”.

           Qua những gì chúng ta đã phân tích trên đây, có thể thấy “ Qua đèo ngang” thật sự là một bức tranh đẹp đẽ, nên thơ của núi rừng hùng vĩ, sự ấm áp của những người con núi rừng hàng ngày đi đốn củi rồi trở về đoàn tụ với gia đình của mình. Và nỗi nhớ da diết, tình yêu quê hương đất nước lớn lao của người phụ nữ đơn độc giữa nơi đất khách quê người, đã khiến cho người đọc cảm nhận được tình cảm, tư tưởng tuyệt vời của người nữ sĩ dành cho quê hương.

Với 4 câu đầu của bài thơ Qua Đèo Ngang Bà Huyện Thanh Quan đã phác họa bức tranh thiên nhiên với núi đèo bát ngát hoặc Sơn thấp thoáng có sự sống của con người. Câu thơ thứ hai, nhà thơ đã gợi tả khung cảnh bằng những đường nét hết sức đơn sơ: " Cỏ cây chen đá, lá chen hoa". Bằng những hình ảnh" cỏ cây, đá, lá, hoa" và điệp từ "chen", bà Huyện Thanh Quan khắc hoạ được khung cảnh Đèo Ngang heo hút, vắng vẻ và hoang vu. Đèo Ngang có cỏ cây, đá, lá, hoa... um tùm, chen lấn nhưng không hề gợi lên sự trù phú, tốt tươi mà càng khiến cảnh vật thêm đậm nét hoang sơ, rậm rạp. Hai câu thơ đề đã phần nào hé lộ được tâm trạng của nhà thơ. Ở hai câu thơ tiếp theo, khung cảnh Đèo Ngang đã có thêm sự xuất hiện hình bóng cuộc sống của con người: " Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông chợ mấy nhà". Hình ảnh con người, sự sống tuy hiện diện trong bức tranh phong cảnh Đèo Ngang nhưng cũng thật ít ỏi, lẻ loi, chỉ là " vài chú"tiều đang kiếm củi; đã thế hình ảnh lại còn được nhấn mạnh ở cái dáng lom khom, bé nhỏ và hút nặng vào không gian. " Chợ" vốn là nơi tụ họp đông vui, nhộn nhịp nhưng trong bài thơ, ta thấy chợ ở đây cũng chỉ có " mấy nhà" lác đác, lưa thưa, xơ xác trên triền sông hoang vắng. Dấu hiệu của sự sống tuy có thấp thoáng trong bức tranh Đèo Ngang nhưng không hề làm cho nó vui tươi, ấm áp hơn mà ngược lại càng làm tăng thêm sự vắng vẻ, thưa thớt, hoang vu của Cảnh đèo ngang. Cách đảo ngữ và phép đối rất chỉnh vừa tặng nhạc điệu du dương, trầm bổng vừa thấm đẫm cảm giác lẻ loi, cô đơn, buồn bã.

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

Video liên quan

Chủ Đề