Những tài sản nào nhànước qui định phải đăngkí quyền sở hữu? vì saophải đăng kí?

Minh Huy [T/H]   -   Thứ sáu, 05/11/2021 19:00 [GMT+7]

Pháp luật không bắt buộc người dân phải đăng ký quyền sở hữu nhà ở sau khi xây nhà xong. Tuy nhiên để đảm quyền lợi, người dân nên chủ động đăng ký quyền sở hữu, tránh những rủi ro về sau.

Có phải đăng ký quyền sở hữu sau khi xây nhà xong?

Khoản 1 Điều 95 Luật Đất đai 2013 quy định: Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu.

Như vậy, trường hợp nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì pháp luật không bắt buộc chủ sở hữu phải đăng ký và không bị vi phạm.

Xây nhà xong có phải đăng ký, cấp sổ đỏ? Ảnh: Kim Nhung

Vì sao nên đăng ký quyền sở hữu?

Dù pháp luật không bắt buộc phải đăng ký, nhưng sau khi xây nhà, người dân nên đăng ký để bổ sung thông tin về nhà ở vào trang 2 sổ đỏ vì những lý do sau:

Thứ nhất, có sổ đỏ mới được chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp.

Chủ sở hữu nhà ở muốn bán, tặng cho, thế chấp, góp vốn thì phải có sổ đỏ.

Thứ hai, dễ dàng trong việc chứng minh nhà ở là tài sản hợp pháp khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại về nhà ở để được bồi thường.

Khoản 1 Điều 88 Luật Đất đai năm 2013 quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản khi Nhà nước thu hồi đất như sau: “Khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường".

Thủ tục đăng ký sở hữu nhà ở

Hồ sơ:

Đơn đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở theo Mẫu số 04a/ĐK.

Một trong các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở được quy định tại Điều 31 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Sơ đồ về nhà ở, trừ trường hợp trong giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở đã có sơ đồ nhà ở phù hợp với hiện trạng.

Bản gốc giấy chứng nhận đã cấp.

Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về tài sản gắn liền với đất [nếu có].

Thủ tục:

Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có nhà đất nếu có nhu cầu. Hoặc nộp tại bộ phận một cửa theo quy định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để chuyển cho Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai; nộp trực tiếp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đối với nơi chưa có chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.

Hồ sơ sẽ được tiếp nhận và xử lý nếu đầy đủ.

Thời gian trả kết quả không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày làm việc đối với xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.

Các tài sản là động sản phải đăng ký quyền sở hữu

>>> Hướng dẫn thủ tục điện tử với các tàu hoạt động nội địa tại cảng VN

>>> Hướng dẫn thủ tục đăng ký sang tên xe

Tài sản là yếu tố không thể thiếu và gắn liền với cuộc sống của con người. Việc tạo lập tài sản được diễn ra thường xuyên, nhưng để được nhà nước công nhận quyền sở hữu thì một số tài sản cần phải thực hiện đăng ký. Trong đó, quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động sản về nguyên tắc không phải đăng ký, trừ một số động sản mà pháp luật có quy định. Bài viết dưới dây sẽ liệt kê các động sản mà chủ sở hữu phải đăng ký.

Trong đó, đối với tài sản là bất động sản thì Điều 106, 107 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, những tài sản phải đăng ký gồm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản.

Như vậy, đối với các tài sản là bất động sản, bắt buộc phải đăng ký theo quy định của pháp luật. Những tài sản đó bao gồm:

- Đất đai

- Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai

- Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng

- Tài sản khác theo quy định của pháp luật

Đối với tài sản là động sản các tài sản phải đăng ký gồm:

1. Đăng ký phương tiện đường thủy nội địa

Việc đăng ký phương tiện đường thủy nội địa thực hiện theo Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 sửa đổi 2014.

Căn cứ Khoản 1 Điều 25 Luật này thì phương tiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký phải đáp ứng điều kiện:

+ Có nguồn gốc hợp pháp;

+ Đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Trong đó, phương tiện thuỷ nội là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa.

2. Đăng ký các quyền đối với tàu bay

Căn cứ Điều 29 Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006 thì

“Tổ chức, cá nhân Việt Nam có các quyền đối với tàu bay quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này phải đăng ký các quyền đó theo quy định của Chính phủ.”

Trong đó, các quyền đối với tàu bay:

a] Quyền sở hữu tàu bay;

b] Quyền chiếm hữu tàu bay bằng việc thuê mua, thuê có thời hạn từ sáu tháng trở lên;

c] Thế chấp, cầm cố tàu bay;

d] Các quyền khác theo quy định của pháp luật về dân sự.

Việc đăng ký tàu bay thực hiện theo quy định Nghị định 68/2015/NĐ-CP quy định đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay.

3. Đăng ký tàu biển

Việc đăng ký tàu biển thực hiện theo quy định tại Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 Nghị định 171/2016/NĐ-CP về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển.

Trong đó, tàu biển là phương tiện nổi di động chuyên dùng hoạt động trên biển.

4. Đăng ký tàu cá

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 71 Luật Thủy sản 2017 thì tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên phải được đăng ký vào sổ đăng ký tàu cá quốc gia và cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá theo quy định. Tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 06 mét do Ủy ban nhân dân cấp xã thống kê phục vụ công tác quản lý.

Việc đăng ký tàu cá thực hiện theo quy định tại Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá.

5. Đăng ký phương tiện giao thông đường bộ: xe cơ giới

Căn cứ Điều 52 Luật giao thông đường bộ 2008 thì một trong những điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới là phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Việc đăng ký xe được thực hiện theo quy định tại Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký xe.

6. Đăng ký phương tiện giao thông đường sắt

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 30 Luật Đường sắt 2017 thì một trong những điều kiện để phương tiện giao thông đường sắt tham gia giao thông là có Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Phương tiện giao thông đường sắt được đăng ký theo quy định tại Luật Đường sắt 2017Thông tư 21/2018/TT-BGTVT về đăng ký phương tiện giao thông đường sắt, di chuyển phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt.

7. Đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

Theo Luật di sản văn hóa 2001 sửa đổi 2009 thì:

+ Bảo vật quốc gia phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch;

+ Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đăng ký di vật, cổ vật thuộc sở hữu của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch.

Việc đăng ký được thực hiện theo quy định tại Thông tư 07/2004/TT-BVHTT hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

8. Đăng ký vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

Theo Khoản 9 Điều 4 Luật Quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ 2017 thì vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải được thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng tại Việt Nam.

Việc đăng ký được thực hiện theo quy định tại Luật này.

Bên cạnh đó, việc đăng ký tài sản phải được công khai [Khoản 3 Bộ luật Dân sự 2015].

Video liên quan

Chủ Đề